3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát
3.2.3 Điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về GPMB và bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư
Liên quan đến những khó khăn vướng mắc về GPMB và đền bù tái định cư do pháp luật hiện tại chưa có quy định hướng dẫn và do những khó khăn đặc thù của lĩnh vực giao thơng vận tải đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng của Chương II, để giải quyết và khắc phục những vấn đề cấp bách về cơng tác giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, học viên đề xuất xem xét bổ sung ngay các quy định pháp luật về thu hồi đất và BT, HT & TĐC để tháo gỡ vướng mắc trong công tác GPMB các dự án Metro hiện nay và khắc phục hậu quả của việc chậm trễ GPMB trong các dự án đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA.
Trước hết, cần tập trung xử lý dứt điểm vấn đề cấp bách đang tồn tại trong công tác GPMB ở ga ngầm S9 và S11 của Tuyến đường sắt đô thị số 3, UBND Thành phố cần khẩn trương chủ trì làm việc liên ngành, báo cáo HĐND xin cơ chế giải quyết đặc thù để các sở, ban, ngành và quận huyện địa phương có cơ sở triển khai thực hiện và xử lý giải quyết, bao gồm việc bổ sung bố trí vốn để GPMB và đền bù tái định cư cơng trình ngầm. Theo đó, UBND quận, huyện liên quan (quận Đống Đa, quận Ba Đình) khẩn trương rà sốt, xây dựng, thẩm định và phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Song song với quá trình này, UBND Thành phố có văn bản báo cáo Chính phủ về vấn đề cấp bách này kèm theo các phương án, biện pháp đã thực hiện, xử lý đối từng nội dung để các bộ, ngành tổng hợp thông tin, xem xét, nghiên cứu điểu chỉnh, bổ sung quy định pháp luật có liên quan về cơng tác GPMB cơng trình ngầm và BT, HT & TĐC vào ngay trong quá trình chuẩn bị điều chỉnh 06 Nghị định quy định, hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ Tài ngun và mơi trường đang chủ trì thực hiện để tránh tiếp tục lặp lại tình trạng tương tự ở các dự án khác, địa phương khác; tạo sự đồng bộ, nhất quán về quy trình, biện pháp thực thi và xử lý trên cả nước đối với vấn đề này.
Ngoài ra, đối với các dự án cần GPMB trong lĩnh vực giao thơng vận tải, Chủ đầu tư có thể xem xét hai nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng chậm tiến độ do GPMB đó là (i) thực hiện GPMB sớm hoặc có sẵn mặt bằng sạch trước khi thực hiện dự án và (ii) tổ chức tốt, tăng cường phối hợp giữa chủ dự án và địa phương và nâng cao năng lực của bộ máy làm công tác GPMB. Sử dụng đất là một phần của các dự án đầu tư xây dựng, có thể tách GPMB trong những dự án lớn thành tiểu dự án độc lập và do địa phương thực hiện. Để tăng cường phối hợp hai bên, Chủ dự án/cơng trình sẽ cử đại diện tham gia Hội đồng BT, HT & TĐC của địa phương và Tổ công tác thực hiện đo đạc, kiểm đếm, chi trả tiền GPMB.
Để tăng cường hiệu quả và tiến độ GPMB, UBND cấp tỉnh/thành phố nên xem xét, sửa đổi một số quy định liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp quận, huyện và Tổ công tác thực hiện thu hồi đất và BT, HT & TĐC. Hiện nay, do chưa rõ ràng trong quy định về việc ai sẽ chịu trách nhiệm nếu công tác GPMB bị chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nên xét theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và thực tiễn triển khai công tác GPMB, học viên xin đề xuất điều chỉnh quy định nêu rõ giao UBND cấp quận, huyện là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính cho cơng tác GPMB và BT, HT & TĐC trên địa bàn quận, huyện quản lý; Chủ đầu tư/các BQLDA sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND cấp quận, huyện để đo đạc, kiểm đếm và xây dựng phương án bồi thường và tham gia là thành viên của Hội đồng BT, HT & TĐC và Tổ cơng tác. Bên cạnh đó, do phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc của Nhà tài trợ về tái định cư nếu dự án sử dụng vốn ODA do BQL thực hiện có thu hồi xử dụng đất nên BQLDA sẽ chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối, chuẩn bị Kế hoạch Tái định theo yêu cầu của Nhà tài trợ và chủ trì các cuộc họp liên quan đến tái định cư có sự tham gia của ADB, WB.
Như vậy, đối với giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về công tác GPMB và BT, HT & TĐC, học viên đã tập trung đề xuất giải quyết vấn đề cấp bách bằng biên pháp xin cơ chế đặc thù; song song với đó, UBND cấp tỉnh/thành phố báo cáo Chính phủ để xem xét, cập nhật điều chỉnh bổ sung quy định liên quan ngay trong quá trình dự thảo Nghị định điều chỉnh 06 nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật đất đai mà Bộ TNMT đang thực hiện đồng thời đề nghị điều chỉnh quy định rõ trách
nhiệm của các cơ quan trực tiếp thực hiện GPMB và đề xuất các BQLDA xem xét tách công tác GPMB thành các tiểu dự án để giao cho quận huyện thực hiện. Hồn thành những giải pháp này sẽ khắc phục được tình trạng vướng mắc trong cơng tác GPMB các cơng trình ngầm hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án GTVT có tính chất tương tự cần GPMB trong tương lai.
3.2.4 Xây dựng Khung chính sách hài hồ về thực hiện dự án ODA
Với định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện dự án ODA trong dài hạn, học viên đề xuất hai bên sẽ phối hợp xây dựng một Khung chính sách hài
hồ về thực hiện dự án ODA nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho quá trình thực
hiện dự án sử dụng vốn ODA trong tương lai, đồng thời thúc đẩy quy trình và tiến độ thực hiện dự án.
Đầu tiên, hai bên cần thống nhất về mặt chủ trương và kế hoạch là sẽ cùng xây dựng và ban hành một khung chính sách chung đồng bộ và nhất quán về thực hiện dự án ODA lồng ghép, kết hợp quy định, quy trình thủ tục của Việt Nam và Nhà tài trợ, trong đó đảm bảo khung chính sách này sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề đang còn tồn tại, tiềm ẩn và dự kiến sẽ phát sinh do quy định, quy trình, thủ tục hai bên cịn nhiều khác biệt, chưa thống nhất; hoàn thiện và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp quản lý, cơ quan, phòng ban đối với từng hạng mục và nhiệm vụ thực hiện; đồng thời cũng xem xét, giải quyết triệt để đề xuất, kiến nghị sửa đổi điều chỉnh quy định của mỗi bên để thống nhất đưa ra quy định điều chỉnh một cách hài hồ, thích hợp. Khung chính sách chung này sẽ là cơ sở pháp lý áp dụng đồng bộ cho toàn bộ các dự án sử dụng vốn ODA được thực hiện tại Việt Nam.
Sau khi đã thống nhất về chủ trương và cách thức triển khai thực hiện, hai bên sẽ cử các cán bộ tham gia vào đồn cơng tác chung. Về phía Việt Nam, có thể giao Bộ KHĐT làm đầu mối, chủ trì kết nối các bộ, ngành, cơ quan liên quan và xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc, tổ chức thực hiện. Về phía Nhà tài trợ, có thể WB sẽ chủ trì kết nối nhóm các Nhà tài trợ tham gia vào quá trình xây dựng này. Cơ sở để huy động các đơn vị có liên quan tham gia là các Biên bản ghi nhớ đã được ghi nhận và làm việc trước đó qua các kỳ họp xem xét hoàn chỉnh dự thảo luật điều chỉnh. Ngồi ra, Bộ KHĐT có thể đề nghị các tỉnh/thành phố báo cáo tổng hợp các nội dung
vướng mắc tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện dự án sử dụng vốn ODA của địa phương để Bộ KHĐT tổng hợp, xem xét cùng đại diện nhóm các Nhà tài trợ. Hàng năm, các dự án ODA đều có các kỳ hợp kiểm điểm với Nhà tài trợ và kết quả làm việc đều được ghi nhận trong các Biên bản ghi nhớ, được hai bên thống nhất và ký xác nhận do vậy quá trình báo cáo tổng hợp khó khăn vướng mắc của địa phương khơng phải là vấn đề mất quá nhiều thời gian để tổng hợp đánh giá.
Về phía Nhà tài trợ, bên cạnh các MOU đã được ghi nhận của các dự án, ADB,WB có thể cung cấp báo cáo đánh giá của Vụ đánh giá độc lập (IED) để bổ sung tài liệu tham chiếu cho việc xem xét, xây dựng và hồn chỉnh “Khung chính sách hài hịa về thực hiện dự án ODA” ở một góc tiếp cận khác do Vụ này làm việc
như một cơ quan độc lập, kiểm toán và đánh giá lại quá trình thực hiện dự án trên cơ sở xem xét, tổng hợp ý kiến của các CQTH của quốc gia tiếp nhận tài trợ.
Do đây là một kế hoạch quan trọng mang tính chiến lược và cần được chuẩn bị và triển khai trong một khoảng thời không ngắn nên hai bên cần xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể và tập trung huy động nguồn lực nhân lực có trình độ năng lực thể chế và kinh nghiệm thực hiện dự án lâu năm. Nguồn vốn thực hiện nội dung này có thể cân nhắc đề xuất Nhà tài trợ viện trợ khơng hồn lại do quy định hiện hành về quản lý ODA không cho phép dùng vốn vay ODA để nghiên cứu xây dựng chính sách và Việt Nam đang đề xuất phía Nhà tài viện trợ khơng hồn lại cho các nội dung liên quan đến nghiên cứu xây dựng năng lực, thể chế. Nếu Nhà tài trợ cần xem xét kỹ lưỡng hoặc nhiều băn khoăn để đồng ý tài trợ, chúng ta hồn tồn có thể sử dụng vốn ngân sách để chủ động triển khai thực hiện sớm.
Trong thời gian đồn cơng tác làm việc, có thể căn cứ theo từng nội dung chương trình làm việc để mời các cơ quan hữu quan đến cùng thảo luận và cho ý kiến trực tiếp. Hiện nay, vốn ODA cho lĩnh vực giao thông vận tải đang được ưu tiên tập trung để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, do vậy ý kiến trực tiếp của MRB và BQLDA chuyên ngành, Sở GTVT rất cần thiết để trình bày về những khó khăn vướng mắc chưa thể giải quyết trong thẩm quyền của Thành phố và các CQTH, cũng như định hướng giải quyết thuận lợi, nhanh chóng nhất cho dự án từ góc nhìn của các Ban quản lý dự án-cơ quan trực tiếp thực hiện dự án.
Việc xây dựng và hồn chỉnh Khung chính sách chung hài hồ quy định, quy trình về thực hiện dự án ODA dự kiến sẽ là giải pháp tổng thể giải quyết được tất cả các tồn tại, vướng mắc hiện nay và một số những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai trong quá trình thực hiện dự án xét đến bối cảnh phát triển kinh tế của Việt Nam và nhu cầu, tính chất của nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong tương lai. Với kiến thức và kinh nghiệm hiện tại của bản thân, giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính định hướng, khái quát tổng thể. Để thành cơng xây dựng Khung chính sách hài hồ về thực hiện dự án ODA thì cần phải có nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn để đưa ra được kế hoạch, lộ trình và các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.5 Cải thiện quy trình thực hiện dự án
Qua phân tích đánh giá thực trạng thực hiện dự án ODA ở Chương II, chúng ta đã phần nào thấy được những khó khăn vướng mắc do phải triển khai thực hiện dự án theo “quy trình kép”-vừa phải tn thủ quy định của phía Nhà tài trợ theo Hiệp định vay đã ký kết, vừa phải lồng ghép và đảm bảo đúng quy định về thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công và Luật quản lý chuyên ngành.
Để cải thiện quy trình thực hiện dự án trong bối cảnh nguồn vốn ODA ở Việt Nam đã có sự dịch chuyển thay đổi về tính chất, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương trước hết phải nhận thức đúng đắn và nghiêm túc để quán triệt xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện tổng thể cho thích ứng và phù hợp; BQLDA ban hành quy trình QLDA cho riêng dự án ODA để làm cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán; xây dựng kế hoạch và quy trình đấu thầu/lựa chọn nhà thầu, trao thầu giải ngân chi tiết, khả thi lồng ghép quy trình xem xét thẩm định của phía Nhà tài trợ đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ và trao đổi trước với Nhóm dự án của Nhà tài trợ để có cơng tác chuẩn bị trước nhằm đẩy nhanh quy trình đấu thầu cũng như tăng cường năng lực phối kết hợp trong nội bộ các phịng ban của CQTH và với phía Nhà tài trợ. Ngồi ra, quy trình điều chỉnh Hiệp định vay hiện nay cũng nên có sự thống nhất trước với Nhà tài trợ về các nội dung dự kiến sửa đổi để tránh sau khi Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước phê chuẩn chiều chỉnh Hiệp định
vay nhưng khi đề nghị Nhà tài trợ sửa đổi thì lại có ý kiến thêm và chưa thống nhất dẫn đến phải xử lý thêm một vòng xem xét điều chỉnh.
Với giải pháp đề xuất này, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương đều tham gia phối hợp thực hiện trong đó, CQTH dự án ví dụ các BQLDA sẽ đóng vai trị chủ chốt. Đây là cơ quan trực tiếp thực hiện dự án, do vậy việc xây dựng quy trình thực hiện như thế nào, phối hợp với cơ quan đơn vị nào ở những khâu gì sẽ do các CQTH chủ động xây dựng và triển khai áp dụng. Đối với quy trình điều chỉnh Hiệp định vay, để triển khai giải pháp tạo thuận lợi xuyên suốt và giảm thiểu rủi ro phát sinh quy trình thủ tục, CQTH có thể đề xuất họp ba bên bao gồm Bộ tài chính và Nhà tài trợ để xem xét, thống nhất dự thảo điều chỉnh Hiệp định vay để các bên có sự chuẩn bị trước và một khi có yêu cầu chính thức sẽ có văn bản thống nhất chấp thuận điều chỉnh mà không phát sinh thêm ý kiến nào khác.
Điều kiện đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai áp dụng giải pháp này đó là năng lực thực hiện và điều kết phối hợp của các CQTH dự án. Chủ động cập nhật các quy định, quy trình của hai bên, nâng cao năng lực thực hiện dự án và ý thức được tầm quan trọng cũng như gánh nặng của nguồn vốn ODA hiện nay để chủ động xây dựng phương hướng, kế hoạch và dự kiến các vấn đề rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện dự án để điều chỉnh quy trình thực hiện dự án cho phù hợp, hiệu quả, tối ưu hoá về mặt thời gian và thủ tục xử lý.
Việc cải thiện quy trình thực hiện dự án để phù hợp với tính chất của nguồn vốn ODA hiện nay kèm theo cập nhật các quy định điều chỉnh bổ sung mới có liên quan của Việt Nam và Nhà tài trợ sẽ là cơ sở để các phịng chun mơn, nghiệp vụ của các CQTH dự án triển khai thực hiện trong thực tế cũng như phối kết hợp chặt chẽ giữa hai bên trong quá trình đấu thầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giám sát, đánh giá thực hiện dự án sau này, tạo sự minh bạch rõ ràng trong khâu giải trình.
3.2.6 Nâng cao năng lực thực hiện dự án ODA của các BQLDA
Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều BQLDA năng lực còn yếu, thực hiện dự án ODA kém hiệu quả do cách thức tổ chức thực hiện không được cập nhật điều chỉnh, thiếu sự phối hợp với Nhà tài trợ, chỉ đạo thực hiện lỏng lẻo, năng lực của một số cán
bộ thực hiện dự án không đạt yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Do vậy, cần thiết