Nâng cao năng lực thực hiện dự án ODA của các BQLDA

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 94 - 96)

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát

3.2.6 Nâng cao năng lực thực hiện dự án ODA của các BQLDA

Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều BQLDA năng lực còn yếu, thực hiện dự án ODA kém hiệu quả do cách thức tổ chức thực hiện không được cập nhật điều chỉnh, thiếu sự phối hợp với Nhà tài trợ, chỉ đạo thực hiện lỏng lẻo, năng lực của một số cán

bộ thực hiện dự án không đạt yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp nâng cao năng lực thực hiện dự án của các BQLDA- cơ quan trực tiếp được giao thực hiện dự án.

Trước hết, để nâng cao năng lực của BQLDA, cần chú trọng cải thiện bộ máy tổ chức trong đó phân rõ trách nhiệm của từng phịng ban và quy trình phối hợp thực hiện trong BQLDA. Ngồi ra, có quyết định giao trách nhiệm, vai trò cho từng thành viên trong Tổ thực hiện dự án. Thứ hai, tổ chức tập huấn hoặc đề xuất tập huấn với phía Nhà tài trợ để cập nhật quy trình thực hiện theo quy định của Nhà tài trợ đồng thời yêu cầu các thành viên trong tổ dự án phải tăng cường khả năng ngoại ngữ, đạt ít nhất trình độ B2. Thứ ba, nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện dự án về môi trường, giới và tái định cư theo quy định chính sách của Ngân hàng tài trợ để quản lý và giám sát thực hiện các nhiệm vụ có liên quan của các gói thầu.

Ban Giám đốc có thể giao phịng Kỹ thuật thẩm định phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án và ban hành quy trình thực hiện dự án ODA để làm căn cứ triển khai thưc hiện. Về việc nâng cao năng lực của các cán bộ dự án, các BQLDA có thể giao bộ phận Hành chính - Tổ chức phối hợp với phòng Thực hiện dự án rà sốt các cán bộ có năng lực và trình độ phù hợp để thực hiện dự án ODA; chủ trì tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực và tập huấn cho cán bộ trực tiếp hoặc phối hợp thực hiện dự án theo đề xuất của phịng dự án và phía Nhà tài trợ. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí cho Tổ dự án khi làm ngồi giờ và có cơ chế thưởng phạt tiến độ để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án.

Để thực hiện giải pháp này, BQLDA xem xét lấy kinh phí từ chi phí quản lý dự án trích lại của dự án ODA và đề xuất phía Nhà tài trợ phối hợp cử chuyên gia đào tạo tập huấn cho các nội dung như quy trình đấu thầu của ADB/WB; chính sách Tái định cư; xây dựng và lồng ghép Kế hoạch hành động giới cũng như các biện pháp giảm thiểu bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, đề xuất UBND Thành phố và Sở Nội vụ về việc cử cán bộ tham giao đào tạo năng lực ngoại ngữ định kỳ nhằm duy trì và cải thiện khả năng ngoại ngữ của cán bộ thực hiện dự án.

Do CQTH dự án là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án nên việc cải thiện nâng cao năng lực của các BQLDA thông qua tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tăng cường nâng cao trình độ chun mơn và ngoại ngữ của cán bộ dự án sẽ góp phần quan trọng cải thiện q trình QLDA nói chung và kết quả thực hiện các nhiệm vụ của dự án nói riêng. Nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w