1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc hoàn thiện pháp luật
1.4.4 Kinh nghiệm của Philippines
Một quốc gia khác cùng trong khu vực ASEAN với Việt Nam là Philippines, cũng là một quốc gia có kinh nghiệm và thời gian sử dụng vốn ODA khá dài để đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; cùng được JICA Nhật Bản viện trợ khơng hồn lại cho vay vốn ODA nhiều nhất bên cạnh Việt Nam.
Philippines đã có một bước chuyển đổi mang tính cách mạng khi dừng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản và ADB từ năm 2008. Thay vào đó, Philippines sử dụng vốn ngân sách trong nước và vay vốn lãi suất cao từ Trung Quốc với lý do là “sử dụng vốn lãng phí và đầu tư ODA dàn trải suốt nhiều năm qua”. (Kim Thoa, 2008) Đối với chiến lược này của Philippines, hiện tại, học viên khơng có nhiều thơng tin và chưa đủ năng lực chun mơn để có thể đánh giá một cách tồn diện, khách quan về tính khả thi và hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là tất cả chúng ta đều nhận thấy bài học “xương máu” của Việt Nam đối với dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sử dụng vốn ODA của CHND Trung Hoa và tổng thầu thi công xây dựng là nhà thầu của Trung Quốc. Mặc dù dự án đã đi vào vận hành từ cuối năm 2021 nhưng đến nay vẫn cịn là chủ đề gây xơn xao dư luận và kéo theo nhiều hệ lụy ngồi tầm kiểm sốt về việc giám sát quản lý chất lượng và nghiệm thu vận hành, là ví dụ điển hình của một dự án ODA bị đội vốn nghiêm trọng. Tại Philippines cũng như vậy, ở những dự án ODA về giao thơng hạ tầng, thay vì hỗ trợ và sử dụng các doanh nghiệp và lao động địa phương, điều kiện khoản vay cũng kèm theo việc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi cơng.
Vì vậy, đối với nội dung này, theo quan điểm của học viên, Việt Nam cần phải thật sự cẩn trọng đối với các dự án ODA sử dụng vốn vay của Trung Quốc trong tương lai (nếu có).