Tác dụng không mong muốn khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 78 - 80)

Chỉ có 1 bệnh nhân điều trị hóa chất bị dị ứng, không có bệnh nhân nào bị shock, thoát mạch được ghi nhận. Việc sử dụng phối hợp các thuốc chống dị ứng, chống shock trước, trong các đợt điều trị hóa chất với tỉ lệ rất cao trên 94%, đã góp phần làm giảm các tác dụng không mong muốn của hóa chất.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 101 bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất, tuổi mắc bệnh cao nhất là 50-60 (48,51% , tỉ lệ mắc bệnh ở nam/nữ = 1,02/1. Bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn muộn, giai đoạn IV chiếm tỉ lệ cao nhất 50,5%, tỉ lệ di căn cao 63,37%; chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm sử dụng hóa chất

- Phương pháp hóa trị liệu kết hợp phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất cao (89,11%).

- Hóa chất điều trị: các hóa chất được dùng để điều trị UTĐTT là 5 FU, oxaliplatin, irinotecan, capecitabine. 5 FU được sử dụng nhiều nhất với tần suất tính theo bệnh nhân là 91,09%; tính theo đợt điều trị 85,80%.

- Phác đồ hóa chất:

Phác đồ FOLFOX4 được sử dụng nhiều nhất với tần suất tính theo bệnh nhân sử dụng 58,42%; tính theo đợt điều trị là 44,94%.

Tần suất sử dụng các phác đồ hóa chất kết hợp với kháng thể đơn dòng (bevacizumab) tính theo bệnh nhân sử dụng 15,84% tương ứng với 6,81% đợt điều trị).

Mối quan hệ giữa phác đồ và giai đoạn bệnh: FUFA chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân UTĐTT giai đoạn II 54,55%). FOLFIRI dùng chủ yếu cho BN giai đoạn III 44,44% và giai đoạn IV 47,22%). FOLFOX 4 chủ yếu dùng cho BN UTĐTT giai đoạn IV (62,71%).

- Đáp ứng của đa hóa trị liệu 42,4% cao hơn đơn hóa trị liệu 11,1% .

- Tương tác, tương kị giữa hóa chất và thuốc phối hợp:

Cặp tương tác bất lợi irinotecan – dexamethason gặp phải trong 94,8% đợt điều trị của hóa chất irinotecan, mức độ tương tác vừa phải.

Tương kị giữa Oxaliplatin và NaCl: có 25.17% đợt truyền hóa chất Oxaliplatin dùng NaCl 0,9% làm dung dịch lập đường truyền tĩnh mạch và tăng đào thải hóa chất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 78 - 80)