Liều lượng, liệu trình điều trị và đáp ứng của hóa chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 72 - 75)

Liều lượng và liệu trình điều trị số đợt điều trị ảnh hưởng rất lớn đến đáp ứng của bệnh nhân đối với hóa chất. Nếu tăng liều s tăng khả năng diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng độc tính. Liều thuốc được lựa chọn là liều tối đa để có đáp ứng cao nhất mà độc tính vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân đối với hóa trị liệu căn cứ rất nhiều thông số lâm sàng và cận lâm sàng. Trong khuôn khổ đề tài này

chúng tôi không đi sâu nghiên cứu được do điều kiện hạn chế về mặt thời gian không đủ để theo dõi đáp ứng một cách đầy đủ. Chúng tôi, sơ bộ đánh giá đáp ứng với hóa chất thông qua chỉ số xét nghiệm kháng nguyên carcinoembryonic (CEA)

4.2.4.1. Liều lượng

Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai 100% bệnh nhân điều trị được tính liều riêng theo diện tích bề mặt da.

Hiệu chỉnh liều hóa chất trong điều trị ung thư là rất cần thiết để phù hợp với tình trạng bệnh nhân, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao, mà độc tính nằm trong khả năng chịu đựng được của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có thể trạng kém không chịu đựng được độc tính của hóa chất thì việc giảm liều là rất cần thiết để giảm độc tính của hóa chất cho bệnh nhân. Trong mẫu nghiên cứu, liều hiệu chỉnh thường bằng 80-85% liều tính riêng cho bệnh nhân. Hóa chất irinotecan có tỉ lệ hiệu chỉnh giảm liều cao nhất chiếm 13,37%; tiếp đó đến hóa chất 5-FU và oxaliplatin có tỉ lệ hiệu chỉnh giảm liều tương ứng là 12,7% và 10,84%. Capecitabine có tỉ lệ hiệu chỉnh giảm liều thấp nhất chiếm 6,67%.

Trong mẫu nghiên cứu này, không có trường hợp nào tăng liều, có thể do mỗi phác đồ điều trị, liều dùng chuẩn mg/m2 da đã là liều tối đa để có hiệu quả điều trị cao nhất mà độc tính vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép, việc tăng liều cũng không làm tăng tỉ lệ đáp ứng của bệnh nhân mà lại tăng độc tính trên các cơ quan.

4.2.4.2. Các đợt điều trị

Tỉ lệ bệnh nhân truyền được 6 đợt hóa chất trở lên là lớn nhất chiếm 36,63%, tiếp đến 4 đợt chiếm 30,69%, điều trị 3 đợt là ít nhất chiếm 18,81%. Tỷ lệ bệnh nhân truyền được 6 đợt không cao có thể bệnh nhân UTĐTT nhập viện ở giai đoạn muộn trong tình trạng suy kiệt về thể chất và tinh thần trải

qua được 6 đợt điều trị hóa chất là một thành công lớn. Mặt khác, bệnh nhân điều trị được 1, 2 đợt hóa chất rồi không quay lại điều trị tiếp có rất nhiều nguyên nhân: điều kiện kinh tế khó khăn, chuyển viện,...Cũng có thể thời gian không đủ dài để theo dõi đầy đủ 6 đợt trên một số bệnh nhân bắt đầu điều trị từ nửa sau năm 2009.

4.2.4.3. Đánh giá sơ bộ đáp ứng với hóa trị liệu

CEA là kháng nguyên ung thư biểu mô phôi, là một trong những chất chỉ điểm chính của UTĐTT, có sự tương quan giữa tỉ lệ CEA và giai đoạn bệnh. CEA có giá trị đánh giá hiệu quả điều trị bệnh, theo dõi tái phát. Bệnh nhân có đáp ứng hóa trị liệu khi nồng độ CEA trong máu giảm.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy CEA giảm ở 42,4% bệnh nhân sử dụng phác đồ đa hóa trị và ở 11,11% bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn hóa trị.

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hương [14], phác đồ FOLFOX4 cho tỉ lệ đáp ứng toàn bộ 41,2%. ASCO 2002 [27], phác đồ FOLFOX4 và IO cho tỉ lệ đáp ứng toàn bộ tương ứng là 45% và 35%.

Trong nghiên cứu này cho thấy, đơn hóa trị liệu cho tỉ lệ đáp ứng thấp 11,1%; đa hóa trị liệu cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn 42,4%. điều này có thể do bệnh nhân UTĐTT điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai nhập viện ở giai đoạn muộn 31,68% bệnh nhân ở giai đoạn III và 50,05% giai đoạn IV, với 63,37% bệnh nhân đã bị di căn. Trong đó, có 32/101 bệnh nhân trên 60 tuổi, tuổi cao thể trạng yếu, trong đó có nhiều bệnh nhân không chịu đựng được độc tính của các phác đồ đa hóa trị phải dùng các phác đồ đơn hóa trị hoặc phải dùng liều hiệu chỉnh. Mặt khác, tỉ lệ bệnh nhân truyền được 6 đợt hóa chất trở lên thấp 36,63%. Tất cả các yếu tố góp phần hạn chế đáp ứng với hóa trị liệu trong mẫu nghiên cứu này.

4.2.5. Tương tác, tương kị giữa hóa chất và các thuốc dùng phối hợp

Trong nghiên cứu này thấy có hai cặp tương tác giữa hóa chất và thuốc dùng phối hợp.

Cặp tương tác 5 FU và Folinat calci có mặt trong nhiều phác đồ FUFA, FOLFOX 4, FOLFIRI. Sự phối hợp giữa folinat calci và 5 FU làm tăng tạo thành phức hợp TS-F-dUMP- olat và làm tăng tỷ lệ đáp ứng ở bệnh nhân UTĐTT. Tương tác có lợi này đã được khai thác để nâng cao hiệu quả điều trị, 100% đợt điều trị hóa chất 5 FU đều sử dụng phối hợp với folinat calci.

Cặp tương tác bất lợi giữa Irinotecan và Dexamethason có thể tăng nguy cơ gây hạ bạch cầu. Trong 94,8% đợt điều trị hóa chất irinotecan có sử dụng dexamethason. Mức độ tương tác vừa phải. Trên thực tế khảo sát tác dụng không mong muốn gây hạ bạch cầu của phác đồ có chứa irinotecan không nghiêm trọng hầu hết hạ bạch cầu độ 1, 2 chỉ có 1,4% số đợt điều trị của irinotecan gây hạ bạch cầu độ 3. Vì vậy, vẫn có thể dùng Dexamethason trong các đợt truyền hóa chất Irinotecan, tuy nhiên cần theo dõi chặt ch số lượng bạch cầu.

Cặp tương tác giữa Irinotecan và Dexamethason, có thể gây tăng đường huyết ở những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Trong mẫu nghiên cứu này theo dõi trên 101 bệnh nhân không có bệnh nhân nào bị tăng đường huyết.

Tương kị giữa Oxaliplatin và NaCl 0,9%: Mặc dù, không có trường không có trường hợp nào dùng NaCl để pha Oxaliplatin, nhưng vẫn có 25,17% số đợt truyền hóa chất Oxaliplatin có sử dụng NaCl 0,9% với mục đích làm dung dịch lập đường truyền tĩnh mạch và dung dịch tăng đào thải hóa chất ra khỏi cơ thể cùng một dây truyền để truyền Oxaliplatin.

4.3. Tác dụng không mong muốn của hóa chất và hương thức xử trí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 72 - 75)