Theo dõi và xử trí độc tính trên hệ tiêu hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 33 - 34)

- Nôn và buồn nôn:

Mục đích của điều trị là ngăn ngừa nôn và buồn nôn ở 3 pha: dùng trước điều trị, trong vòng 24 giờ sau điều trị, sau điều trị 24 giờ. Mức độ gây nôn phụ thuộc vào từng loại hóa chất: gây nôn nhẹ 5-FU, capecitabine), gây nôn vừa oxaliplatin .

Nôn được điều trị chủ yếu bằng:

+ Tác nhân chẹn thụ thể dopamin : metochlopramide Primperan + Tác nhân chẹn thụ thể serotonin: odansetron

+ Các corticoid: dexamethasone

+ An thần: benzodiazepin (Lorazepam)

- Ỉa chảy:

+ Rất nhiều nguyên nhân gây ỉa chảy ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng: do tác dụng cường phó giao cảm gặp phải khi điều trị irinotecan, do độc tính dạ dày ruột gây tiêu chảy khi điều trị oxaliplatin hoặc nguyên nhân nhiễm khuẩn như clostridium hoặc vi khuẩn khác gây viêm.

+ Các thuốc giảm nhu động ruột không nên dùng quá 24 giờ trừ khi nguyên nhân nhiễm khuẩn được loại trừ. Thuốc hay dùng để điều trị ỉa chảy là loperamid và atropin sulfat.

- Nấc, viêm miệng, chán ăn, mệt mỏi,...

+ Nấc: nhiều thuốc dùng phối hợp để điều trị nấc như metoclopramid, omeprazol,...

+ Viêm miệng: niêm mạc miệng dễ bị tổn thương bởi hóa trị do sự phát triển của tế bào ở đây rất nhanh. Phòng ngừa viêm miệng bằng cách cung

cấp dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh răng miệng. Điều trị triệu chứng, súc miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ bằng chlorhexidrine Peridex . Nếu loét và đau tiến triển thì dùng hỗn hợp gồm diphenhydramin, Antacid, vitamin E, Xylocain.

+ Mệt mỏi, chán ăn: bệnh nhân được sử dụng các thuốc nâng cao thể trạng như arcalion, polyvitamin,...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 33 - 34)