Trên hệ tạo máu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 75 - 77)

Tác dụng không mong muốn

Suy tủy là một biến chứng hay gặp của điều trị hóa chất. Trong các dòng tế bào máu ngoại vi, bạch cầu trung tính là dòng hay bị ảnh hưởng nhất và là độc tính giới hạn liều của đa số các thuốc hóa chất. Hầu hết các phác đồ hóa

chất gây hạ bạch cầu độ 1 và độ 2. Phác đồ FOLFOX 4 và FOLFIRI gây hạ bạch cầu nhiều nhất. Chỉ có hai phác đồ này gây hạ bạch cầu độ 3 với tỉ lệ tương ứng là tỉ lệ 2,2% và 1,4% số đợt điều trị hóa chất. Theo nghiên cứu pha III 40983 của EORTC [43]. giảm bạch cầu độ 3, 4 gặp ở 5,9% bệnh nhân điều trị phác đồ FOLFOX4.

Trên dòng hồng cầu, phác đồ IO gây hạ Hb nhiều nhất có 11,5% đợt điều trị hóa chất phác đồ này gây hạ Hb độ 3. Tiếp đến phác đồ FOLFOX4 có 0,9% số đợt điều trị gây hạ Hb độ 3. Chưa có trường hợp nào được ghi nhận làm hạ bạch cầu và Hb độ 4. Theo nghiên cứu pha III 40983 của EORTC [43], thiếu máu độ 3,4 gặp tỉ lệ 0,9% ở phác đồ FOLFOX4. Một nghiên cứu khác N9741 cho biết tỉ lệ thiếu máu độ 3,4 chiếm 3% ở phác đồ FOLFOX4 [45].

Trên dòng tiểu cầu, hầu hết các phác đồ không hạ tiểu cầu hoặc gây độc tính độ 1, FOLFOX 4 là phác đồ gây hạ tiểu cầu nhiều nhất có gây hạ tiểu cầu độ 2 và độ 4 với tỉ lệ tương ứng 0,4% và 0,4%. Theo nghiên cứu pha III 40983 của EORTC [43], giảm tiểu cầu độ 3,4 của phác đồ FOLFOX4 chiếm tỉ lệ thấp 1,1%.

Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo máu gặp từ lần điều trị hóa chất thứ 4 trở đi.

Phương pháp xử trí

Hạ bạch cầu được xử trí bằng thuốc kích thích bạch cầu hạt ilgrastime (leukokine). Các trường hợp có Hb<11g/dL được phòng chống thiếu máu erythropoietin, 100% các trường hợp hạ Hb độ 3 được truyền khối hồng cầu. Hạ tiểu cầu không có thuốc điều trị đặc hiệu, hạ tiểu cầu độ 3,4 được truyền khối tiểu cầu. Phác đồ FOLFOX 4 gây hạ bạch cầu và tiểu cầu nhiều nhất cũng là phác đồ có lượt bệnh nhân phải dùng nhiều thuốc kích thích bạch cầu và truyền tiểu cầu nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 75 - 77)