Hóa chất điều trị ung thư đại trực tràng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 43 - 45)

Nghiên cứu trên 514 đợt điều trị hóa chất của 101 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho thấy, hóa chất điều trị ung thư đại tràng và ung thư trực tràng tương đồng với nhau và tập trung vào 4 loại hóa chất: 5-FU, oxaliplatin,

irinotecan, capecitabin được sử dụng theo hai đường là đường uống và tiêm truyền tĩnh mạch. Tần suất sử dụng các hóa chất và tỉ lệ các hóa chất theo đường dùng được thể hiện qua bảng sau:

3.2.2.1. Tần su t sử dụng các hóa ch t

Bảng 3.7. Tần suất sử dụng các hóa chất trong điều trị UTĐTT

Hóa chất điều trị Tần suất BN sử dụng Tần suất sử dụng trong các đợt điều trị

Tên quốc tế Biệt dược Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 5 FU Adrucil, Fivoflu 92 91,09 441 85,80 Capecitabine Xeloda 6 5,94 15 2,92 Oxaliplatin Eloxatin, Liplatin 68 67,33 286 55,64 Irinotecan Campto, Camptosar 44 43,56 172 33,46

Nhận xét:

Qua bảng 3.7 & hình 3.4 cho thấy:

- Hóa chất 5-FU được dùng nhiều nhất với tần suất bệnh nhân sử dụng 91,09% (tương đương với tần suất sử dụng trong các đợt điều trị 85,80%). Do 5-FU là hóa chất kinh điển đã dùng nhiều thập kỉ qua, đồng thời nó có mặt trong nhiều phác đồ hóa chất điều trị UTĐTT như FOLFOX4, FOLFIRI, FUFA. Tiếp đến, là hóa chất oxaliplatin và irinotecan.

- Capecitabine được sử dụng ít nhất với tần suất bệnh nhân sử dụng 5,94% lượng bệnh nhân dùng (tương đương với tần suất sử dụng trong các đợt điều trị 2,92%).

3.2.2.2. Đường dùng hóa ch t

Bảng 3.8. Đư ng dùng hóa chất trong điều trị UTĐTT

Đư ng dùng Bệnh nhân Đợt điều trị

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Uống 6 5,94 15 2,92

Truyền tĩnh mạch 95 94,06 499 97,08

Tổng 101 100 514 100

Nhận xét:

Qua bảng 3.8 thấy rằng, có hai đường dùng hóa chất trong điều trị UTĐTT là đường uống capecitabine và tiêm truyền tĩnh mạch oxaliplatin, irinotecan, 5 FU . Hầu hết bệnh nhân UTĐTT được điều trị hóa chất bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch chiếm 94,06% số bệnh nhân dùng tương ứng với 97,08% đợt điều trị . Hóa chất dùng theo đường uống được sử dụng rất ít chiếm 5,94% số bệnh nhân tương ứng với 2,92% số đợt điều trị .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU (Thuyết minh) (Trang 43 - 45)