Các điều khoản về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Các điều khoản về phát triển bền vững trong các hiệp định đầu tư song phương của Việt Nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 54 - 55)

1.1. Tổng quan về hiệp định đầu tư quốc tế

1.1.5.4. Các điều khoản về giải quyết tranh chấp

Các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nhà nước (ISDS) là thành phần chính của các hiệp định đầu tư – các điều khoản này cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ các bên kí kết khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến các điều khoản nội dung của hiệp định. Các điều khoản của ISDS liệt kê các cơ quan tài phán mà nhà đầu tư có thể khởi kiện, trong hầu hết các trường hợp là tòa án trong nước hoặc trọng tài quốc tế. Các quốc gia đã áp dụng các cách tiếp cận rất khác nhau khi soạn thảo các điều khoản ISDS cho các nhà đầu tư.

Về cơ bản, nếu phân loại theo các điều khoản ISDS, ta có thể chia các hiệp định đầu tư thành 3 nhóm:

Nhóm 1, các BIT chỉ cho phép các nhà đầu tư khởi kiện tại tòa án, với nội dung liên quan đến các điều khoản trưng thu. Các hiệp định thuộc nhóm này chiếm số lượng rất ít, và đã được kí kết từ lâu79.

Nhóm 2, các BIT chỉ cho phép các nhà đầu tư khởi kiện tại tòa trọng tài quốc

tế. Các hiệp định thuộc nhóm này cũng hết sức ít ỏi, và tất cả đều được kí kết trong những năm 199080.

79 BIT Hàn Quốc – Bangladesh (1986) quy định “Quốc gia hoặc cơng ty có liên quan sẽ có quyền, theo luật của Bên ký kết thực hiện việc trưng thu, xem xét kịp thời, bởi một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan độc lập khác của Bên ký kết đó, về vụ việc đó và định giá tài sản đầu tư phù hợp với các nguyên tắc quy định tại khoản này.”

80 Austria-Bolivia BIT (1997); Belgium/Luxembourg-Cyprus BIT (1991); Belgium/LuxembourgEstonia BIT (1996); Belgium/Luxembourg-Georgia BIT (1993); Belgium/Luxembourg-Mongolia BIT (1992);

Nhóm 3, các BIT hỗ trợ cả hai cơ quan tài phán là trọng tài quốc tế và tòa án

trong nước. Từ những năm 1970 trở đi, các phần (hoặc phụ lục) ISDS đầy đủ bắt đầu xuất hiện trong các hiệp định. Các hiệp định được kí kết thời kì này này có hai điểm mới: i) thừa nhận trọng tài quốc tế như một cơ chế giải quyết tranh chấp và ii) trong khi các điều khoản ISDS ban đầu chỉ giới hạn trong các khiếu nại phát sinh theo điều khoản trưng thu, các hiệp ước sau này đã sử dụng ISDS cho các khiếu nại phát sinh theo các điều khoản khác trong hiệp định81.

Một phần của tài liệu Các điều khoản về phát triển bền vững trong các hiệp định đầu tư song phương của Việt Nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w