1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển bền vững
1.2.2. Sự cần thiết của các điều khoản phát triển bền vững trong các BIT:
Mặc dù đầu tư nước ngồi có vai trị tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không phải tất cả các hoạt động đầu tư nước ngoài đều thúc đẩy sự phát triển bền vững ở các quốc gia sở tại93. Ở nhiều nơi trên thế giới, các hoạt động đầu tư
91 Birnie, P. và Boyle, A., 2002. Luật Quốc tế và Môi trường (xuất bản lần thứ 2) (Oxford, Nhà xuất bản Đại học Oxford), tr.45
92 ILA, Tuyên bố Dehli mới về các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến phát triển bền vững, Hiệp định môi trường quốc tế 2, tr.211
xuyên quốc gia đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường của các quốc gia sở tại, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng cư dân ở địa phương, và thậm chí làm phát sinh các tranh chấp và xung đột quốc tế. Điều này đặc biệt thường xảy ra ở các nước có mơi trường dễ bị tổn thương, tình hình chính trị và xã hội không ổn định, nền kinh tế kém phát triển và quản trị yếu kém.
Cộng đồng quốc tế nhận thấy rằng các hoạt động đầu tư xuyên quốc gia là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững, nhưng bên cạnh đó, việc đối mặt với những thách thức đe dọa đến sự phát triển bền vững liên quan đến các hoạt động này cũng là một ưu tiên hàng đầu94. Chẳng hạn, Chương trình nghị sự 21 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nêu rõ rằng
“Đầu tư là rất quan trọng đối với khả năng của các nước đang phát triển nhằm giúp đạt được tăng trưởng kinh tế cần thiết để cải thiện phúc lợi của người dân và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ một cách bền vững, mà không làm suy giảm hoặc cạn kiệt nguồn tài nguyên làm nền tảng cho sự phát triển95”.
Tương tự, Chương trình nghị sự 2030 cũng nhấn mạnh rằng cần tăng cường đầu tư nước ngoài để thúc đẩy một số mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới, sử dụng năng lượng bền vững, gia tăng bình đẳng trong quốc gia và củng cố quan hệ đối tác toàn cầu96. Hơn nữa, trong Hội nghị Bộ trưởng G20 dưới sự chủ trì của Trung Quốc, được tổ chức vào tháng 7 năm 2016, các bộ trưởng thương mại của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhất trí về một bộ Nguyên tắc hướng dẫn không ràng buộc về đầu tư và hoạch định chính sách, nhằm “thúc đẩy đầu tư để tăng trưởng kinh tế toàn diện và phát triển bền
94 Xem thêm tại Schutter, D. O., Swinnen, J. và Wouters, J., tập hợp các tham luận, 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Phát triển con người: Hệ thống Luật và Mơ hình Kinh tế của các Hiệp định Đầu tư Quốc tế (Oxon, Routledge), tr.1; Schill, S. W., Tams, C. J., và Hofmann, R., 2015. Pháp luật quốc tế về đầu tư và sự phát triển: Bạn hay thù?, trong Schill, S. W., Tams, C. J., và Hofmann, R, 2015. Pháp luật Đầu tư Quốc tế và Phát triển: Rút ngắn các Khoảng cách (Cheltenham, Edward Elgar Publishing), tr.3-5.
95 Đoạn 2.23, Chương trình nghị sự 21
vững.”97
Để cải cách chế độ quản lý đầu tư toàn cầu hiện hành theo định hướng phát triển bền vững, cần phải cải cách hệ thống hiệp định đầu tư quốc tế, vì các hiệp định đầu tư quốc tế là nguồn cung chủ chốt của các tập quán. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách. Do các hiệp định đầu tư được thiết kế chủ yếu để bảo vệ các nhà đầu tư và khoản đầu tư nước ngoài khỏi các hành vi phân biệt đối xử và cư xử tùy tiện của các quốc gia sở tại, nên có nhiều quan ngại rằng đây khơng phải là mơi trường thích hợp để giải quyết các mối quan tâm về phát triển bền vững98. Ngoài ra, sự rời rạc của hệ thống luật pháp quốc tế cũng gây thêm khó khăn trong việc điều chỉnh các hiệp định đầu tư nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển bền vững.
Không phải tất cả các quy tắc và thể chế toàn cầu liên quan đến đầu tư quốc tế đều được thiết kế và hình thành trên tiêu chí đảm bảo phát triển bền vững99. Nhiều hiệp định đầu tư, đặc biệt là các hiệp định đầu tư thời kỳ đầu, không giải quyết được các mối quan tâm về phát triển bền vững. Chẳng hạn như án lệ của Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư (International Centrer for Settlement of Investment Dispute - ICSID) ngụ ý rằng theo Công ước ICSID, các khoản đầu tư nước ngồi được bảo hộ phải đóng một vai trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia sở tại100. Tuy nhiên, mặc dù hiểu rõ quy tắc này, những người soạn thảo Công ước ICSID dường như đang quan tâm đến khía cạnh phát triển kinh tế, nhưng khơng
97 UNCTAD, 2016. UNCTAD tạo điều kiện cho sự đồng thuận của G20 về các Nguyên tắc Hướng dẫn cho Hoạch định Chính sách Đầu tư Toàn cầu, xem thêm tại http://investmentpolicyhub.unctad.org/News/Hub/Home/508 ; MOFCOM, 2016. Bộ trưởng Thương mại Gao Hucheng Tham dự Cuộc họp Cung cấp Kết quả Hội nghị Bộ trưởng G20, có tại http://www.mofcom.gov.cn/article/ae/ai/201607/20160701355815.shtml .
98 Có nhiều ý kiến cho rằng các mối quan tâm về phát triển bền vững nên được giải quyết thông qua các hiệp định chuyên biệt, chẳng hạn như các Hiệp định về môi trường (IET) hay các Hiệp định về quyền con người, thay vì là một nội dung được tích hợp trong các Hiệp định đầu tư. Xem thêm tại: Schneiderman, D., 2011. Tính hợp pháp và phản ứng trong trọng tài đầu tư quốc tế: Một sự tự đánh giá mới, Tạp chí Giải quyết Tranh chấp Quốc tế 2 (2), 471–476.
99 IISD, Khơng có đầu tư thì Phát triển bền vững là không thể, xem tại https ://www. iis d.org/ topic/investment
100 Salini Costruttori S.p.A. và Italstrade S.p.A. vs Vương quốc Morocco (ICSID Vụ việc số. ARB/00/4), Phán quyết chung thẩm, xem tại http://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/ita0738.pdf .
phải là phát triển bền vững101.
Việc thiếu sót quan điểm phát triển bền vững trong quá trình xây dựng hiệp định đầu tư có thể gây khó khăn cho việc xây dựng nội dung theo định hướng phát triển bền vững. Bất chấp những khó khăn này, ngày càng có nhiều lời kêu gọi để cải thiện nội dung của các hiệp định đang và sẽ được xây dựng theo hướng tạo nhiều điều kiện hơn cho các quốc gia đạt được sự phát triển bền vững. Nhu cầu giảm thiểu “thâm hụt bền vững” đến từ các hiệp định ngày càng trở nên cấp thiết. Thứ nhất, do nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về tính bền vững trong quản trị đầu tư tồn cầu, nên các quốc gia này có nhu cầu bắt buộc phải đảm bảo rằng đầu tư nước ngồi khơng làm ảnh hưởng đến các quyền hợp pháp của họ trong việc theo đuổi phát triển bền vững. Thứ hai, vì nhiều hiệp định đưa ra cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư – Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên kiện các quy định pháp luật của quốc gia chủ nhà ra trọng tài quốc tế. Với một số vụ tranh chấp nổi tiếng, chẳng hạn như Vattenfall et al. v. Đức102, và Philip Morris v. Úc103, cho thấy rõ ràng hậu quả xấu từ việc cản trở thực thi chính sách điều tiết của Hội đồng trọng tài đã cản trở nỗ lực của các quốc gia trong việc theo đuổi phát triển bền vững. Thứ ba, nhiều hiệp định chuyên biệt, chẳng hạn như các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và lao động và các chế độ thực thi của chúng, thường tỏ ra không đầy đủ và thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các mối quan tâm về phát triển bền vững liên quan đến các hoạt động đầu tư xuyên quốc gia104.
Trước tình hình đó, việc xây dựng các hiệp định đầu tư theo định hướng phát triển bền vững là cần thiết: các hiệp định có thể được “đi chệch hướng” khỏi mục đích bảo hộ đầu tư truyền thống để phục vụ cho các mối quan tâm phát triển bền vững nhất định, chẳng hạn như các mối quan tâm về môi trường và xã hội. Trong những
101 Chi, M., 2017. Lồng ghép Phát triển Bền vững trong Luật Đầu tư Quốc tế: Quy chuẩn không tương thích, Tích hợp Hệ thống và Các hàm ý Quản trị (London & New York, Routledge), trang 17-18
102 Vattenfall AB và đồng minh v. Liên bang Đức (ICSID Vụ việc số. ARB/12/12), xem thêm tại http://investmentpolicyhub.unctad.org/ISDS/Details/467 .
103 Philip Morris Asia Limited v. Khối thịnh vượng chung Úc (PCA Vụ việc số. 2012-12), xem thêm tại
http://investmentpolicyhub. unctad.org/ISDS/Details/421.
104 Chi, M., 2017. Lồng ghép Phát triển Bền vững trong Luật Đầu tư Quốc tế: Quy chuẩn khơng tương thích, Tích hợp Hệ thống và Các hàm ý Quản trị (London & New York, Routledge), trang 156-157
năm gần đây, nhiều quốc gia đã nhấn mạnh hơn vào tầm quan trọng của các điều khoản phát triển bền vững trong các hiệp định đầu tư đang đàm phán, đặc biệt là với các quốc gia phát triển. Nội dung này được thể hiện rõ trong các Mẫu BIT mà các quốc gia này áp dụng, chẳng hạn như BIT mẫu của Hoa Kỳ ra đời năm 2012 và BIT mẫu của Hà Lan ra đời năm 2018. Các tổ chức quốc tế nổi tiếng cũng đã xây dựng các Hiệp định mẫu phục vụ cho nhu cầu phát triển bền vững. Ví dụ, vào năm 2004, Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD) đã đưa ra Thỏa thuận Đầu tư Quốc tế Mẫu để Thúc đẩy Phát triển Bền vững, để làm khuôn mẫu cho các quốc gia trong quá
trình đàm phán soạn thảo các hiệp định đầu tư105. UNCTAD cũng đã ban hành
Khung Chính sách Đầu tư cho Phát triển bền vững vào năm 2012106, được cập nhật vào năm 2015, do sự xuất hiện của các chính sách đầu tư “thế hệ mới”107. Khung chính sách của UNCTAD đưa ra các hướng dẫn mang tính chiến lược và cũng như các đề xuất cụ thể để xây dựng các thỏa thuận và chính sách đầu tư tương thích hơn với mục tiêu phát triển bền vững ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia.
Những bước phát triển như vậy đã cho thấy sự đồng thuận toàn cầu ngày càng tăng cao trong việc xây dựng các chính sách đầu tư quốc gia và hiệp định đầu tư theo định hướng phát triển bền vững hơn. Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển còn chưa thực hiện được các yếu tố phát triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam cần tìm cách thích hợp để đàm phán và xây dựng các hiệp định đầu tư theo định hướng phát triển bền vững phù hợp với tình hình đặc thù và nhu cầu quốc gia.
105 Mẫu Hiệp định đầu tư phục vụ cho mục tiêu tăng cường phát triển bền vững, xem thêm tại https://www.iisd.org/publications/model-international-investment-agreement-promotion-sustainable- development .
106 http://unctad.org/en/%20PublicationsLibrary/diaepcb2012d5_en.pdf
CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tổng quan về các điều khoản phát triển bền vững trong hiệp định đầu tư song phương trên thế giới