3.2. Một số lưu ý trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ BIT vớ
3.2.4. Tính khơng nhất quán trong phán quyết của tòa trọng tài
Các quốc gia ngày càng trở nên lo ngại về việc các ủy ban trọng tài đưa ra các phán quyết trái ngược hoàn toàn trong các trường hợp tương đồng194. Đã có một số trường hợp, trong đó các tịa trọng tài khác nhau đã giải thích cùng một tiêu chuẩn trong cùng một điều ước với những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, trong vụ việc Glamis Gold kiện Hoa Kỳ (2009), tịa trọng tài đã giải thích việc vi phạm FET trong Hiệp định NAFTA cần đạt được các tiêu chuẩn từ chối công lý “nghiêm trọng”, “gây sốc” và “thô bạo”195, thì trong vụ việc Bilcon kiện Canada (2015), với cùng một tiêu chuẩn trong cùng một hiệp ước nêu trên, điều kiện vi phạm của quốc gia sở tại là khi các hành vi đó tỏ ra “độc đốn” và “khơng cơng bằng”196, lưu ý rằng “… khơng
có bất kì điều kiện nào chỉ ra rằng hành vi bị cáo buộc phải đạt được mức độ gây sốc hoặc thái quá.” Có thể thấy, hiện nay các quyết định của trọng tài cịn thiếu tính
thống nhất.
194 Pia Acconci, Đối xử Tối huệ quốc, trong Sổ tay Oxford về Pháp luật Đầu tư quốc tế (Christoph Schreuer et al. Eds., 2008), ở trang 367 (“ICSID bị chỉ trích bởi một số nước phát triển và đang phát triển do
các trọng tài này ngày càng phân xử nhiều vụ việc theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư tư nhân, dẫn đến lượng án lệ không nhất quán ngày càng gia tăng”).
Cũng cần lưu ý các bài viết của Giáo sư Tibor Várady về vấn đề này. Trong khi Várady khẳng định rằng khơng có khả năng các quốc gia sẽ thể hiện thái độ tiêu cực đối với hình thái trọng tài thương mại quốc tế, ông cũng tỏ ra khơng mấy tin cậy đối với hình thức này do “sự bảo lưu hiện có (hoặc“ thù địch ”) đối với ...
trọng tài đầu tư ... “. Xem thêm tại TIBOR VÁRADY ET AL., Các đối tượng của Thương mại quốc tế: Kiến
trúc hệ thống trong kỷ nguyên quá độ (2015), trang 81.
195 GLAMIS GOLD, LTD. V. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế [ICSID], Ngày 8 tháng 6 năm 2009, đoạn 612, 616, 828-829, https://www.italaw.com/sites/default/files/case- documents/ita0378.pdf
196 WILLIAM RALPH CLAYTON, WILLIAM RICHARD CLAYTON, DOUGLAS CLAYTON, DANIEL CLAYTON AND BILCON OF DELAWARE, INC V. Chính phủ Canada. Tòa trọng tài thường trực [PCA], Vụ việc số. 2009-04, Ngày 17 tháng 3 năm 2005, các đoạn 442-444, 591-592, https://www.italaw.com/sites/default/files/case-documents/italaw4212.pdf
Trong một số trường hợp, với cùng một vấn đề nhưng các tòa trọng tài đã đưa ra những phán quyết hồn tồn trái ngược. Chính sự khơng chắc chắn này là một phần khiến các quốc gia khơng thể quyết đốn hơn trong việc xây dựng chính sách của riêng mình.
KẾT LUẬN
Các hiệp định đầu tư từ lâu đã đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với các quốc gia phát triển, việc xuất khẩu đầu tư đem lại đầu ra cho sự dư thừa vốn, cân bằng cán cân thanh toán quốc gia, nâng cao vị thế chính trị của chính quốc gia đó … Đối với các quốc gia đang phát triển, việc đón nhận đầu tư nước ngồi sẽ đem lại địn bẩy về kinh tế giúp phát triển hơn nữa hệ thống kinh tế - xã hội, giải quyết được vấn đề việc làm và an sinh xã hội, tạo thêm động lực thay đổi cho các thành phần kinh tế trong nước … Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực đó, các hiệp định đầu tư cũng đem lại những mặt trái tiêu cực, mà một trong những vấn đề nổi bật nhất trong thế kỷ mới, là sự thiếu thân thiện của các hiệp định đầu tư với các mục tiêu phát triển bền vững.
Với mục đích chính là bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia sở tại, các hiệp định đầu tư (hay sau này là các chương đầu tư được tích hợp trong các hiệp định thương mại tự do) đã làm quá tốt nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, khi cán cân quyền lực giữa các quốc gia dần dần chuyển dịch, sự bất đối xứng vốn có giữa các bên kí kết ngày một xóa mờ, sự mất cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và quyền được thực thi các chính sách nội địa phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã trở nên ngày một nhức nhối. Các hệ thống pháp luật đầu tư hiện hành khơng cịn đủ sức phán xử một cách cơng bằng và hợp lý
– sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật thể hiện ở số lượng án lệ ngày một gia tăng, và các phán quyết của tòa trọng tài ngày một thiếu nhất quán. Thực tiễn đã chỉ ra các quốc gia ngày càng e dè hơn với các cam kết đầu tư của mình – điều này dẫn đến những cơn ớn lạnh chính sách (khi các quốc gia sở tại khơng muốn hoặc khơng thể thực thi các chính sách của mình vì nỗi lo thua kiện) và xuất hiện những nhà đầu tư lợi dụng sự bất bình đẳng của hệ thống pháp lý đầu tư để trục lợi. Ở Việt Nam, việc số vụ kiện đầu tư có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, và tỉ lệ thắng kiện của Chính phủ Việt Nam cịn thấp cho thấy vấn đề đối phó với sự mất cân đối trong hệ thống pháp lý về đầu tư là hết sức cần thiết, trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vẫn là một trong những động lực phát triển chính của nền kinh tế.
cứu của bản thân, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu này thực sự còn rất nhiều khiếm khuyết như: chưa thể đánh giá được đầy đủ rủi ro từ những hiệp định đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, hay các thỏa thuận quốc tế (bao gồm các hợp đồng bảo lãnh Chính phủ) để có thể đưa ra các đánh giá rủi ro pháp lý của các vụ việc này, mà chỉ có thể đưa ra những phân tích mang tính tổng quan, lý thuyết trên cơ sở thực tiễn công tác cũng như ý tưởng của những người đi trước. Bên cạnh đó, những kiến nghị và khuyến nghị được đưa ra là dựa trên những phân tích cịn hạn chế trước đó và kinh nghiệm hạn hẹp của bản thân nên có thể chưa đủ tổng quát, chưa thực sự sâu sắc và có thể mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, tác giả hi vọng rằng bài luận của mình đã giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra ban đầu, góp một phần nhỏ vào những nghiên cứu của một đề tài mới, đề tài khó.
Bằng tinh thần cầu thị, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp cũng như những phản biện của các nhà nghiên cứu để có thể hồn thiện nhận thức của bản thân, từ đó hồn chỉnh đề tài nghiên cứu./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13
2. Luật Đầu tư số 61/2020
3. Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020
4. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII
5. Alex E. Fernandez Jilberto & Andre Mommen, Thiết Lập Chương Trình Nghị Sự của Sự phát triển Thời đại dân chủ mới, Tự do hóa các thị trường của Thế giới thứ ba 1, 3-4, (Alex E. Fernandez Jilberto & Andre Mommen Eds., 1996).
6. Barral, V., 2012. Phát triển bền vững trong Luật quốc tế: Bản chất và hoạt động của một quy phạm pháp luật tiến hóa, Tạp chí Luật quốc tế Châu Âu, 23 (2), 377.
7. Ben Mostafa, Học thuyết Hiệu ứng Độc nhất, Quyền hạn của Cảnh sát và Sự Chiếm đoạt Gián tiếp theo Luật Quốc tế, 15 Austl. Int'l L.J. 267 (2008).
8. Beri, Parfait Bihkongnyuy; Nubong, Gabila Fohtung (2021). "Ảnh hưởng của các hiệp định đầu tư song phương đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở Châu Phi". African Development Review. 33 (3): 439–451. doi:10.1111/1467- 8268.12583
9. Bernard Hoekman & Michael Kostecki, Kinh tế chính trị về hệ thống thương mại thế giới 2-3 (1995).
10. Beth Castelli, Gỡ bỏ rào cản thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: Mất
đi một công cụ đàm phán đầy tiềm năng hay Tương lai hợp tác cùng phát triển?, 13 Dickinson Journal of International Law 297, 325 (1995).
11. Birnie, P., Boyle, A. và Redgwell, C., 2009. Luật Quốc tế và Môi trường (xuất bản lần thứ 3) (Oxford, Nhà xuất bản Đại học Oxford), tr.50
12. Birnie, P., Boyle, A., Redgwell, C., 2009. Luật Quốc tế và Môi trường
(xuất bản lần thứ 3) (Oxford, Nhà xuất bản Đại học Oxford), tr.53.
13. Brigitte Stern, Tương lai của pháp luật đầu tư quốc tế: Sự cân bằng giữa việc bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài và khả năng điều tiết của Nhà nước, trong Đánh giá về thể chế đầu tư quốc tế: những kỳ vọng, tình hình thực tiễn, các
lựa chọn (José Alvarez et al. eds., 2011), trang 175.
14. Cyril Ritter, Một góc nhìn khác về Vai trị và Ảnh hưởng của Luật sư
công – Tổng thể và Đơn lẻ, 12 Colum. J. Eur. L. 751 (2005-2006).
15. Chi, M., 2017. Lồng ghép Phát triển Bền vững trong Luật Đầu tư Quốc
tế: Quy chuẩn khơng tương thích, Tích hợp Hệ thống và Các hàm ý Quản trị (London & New York, Routledge), tr.10
16. Dean Hanink, Kinh tế quốc tế: Góc nhìn địa lý 234 (1994).
17. Dominick Salvatore, Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế 314-15, 323-25 (Xuất
Bản Lần Thứ 5 Năm 1995).
18. Donald R. Shea, Điều khoản Calvo: Vấn đề của các quốc gia khối Mỹ
Latin, Luật pháp quốc tế và Ngoại giao 17-20 (1995(
19. E. Wayne Nafziger, Kinh tế học về các nước đang phát triển 106-08 (3d
Ed. 1997)
20. Eric De Brabandere, Tarcisio Gazzini Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
năng lượng: Cân bằng lợi ích cá nhân và cơng cộng, Loạt tham luận về luật đầu tư quốc tế của Nijhoff, 2014, tr. 183
21. Fitzmaurice, G., 1957. Thông lệ của Tịa án Cơng lý Quốc tế 1951-1954
trang 229
22. Ian Brownlie, Những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế 527-28
(bản in thứ 5, 1998).
23. Jahangier Amuzegar, Xử lý các khoản nợ FOREIGN POL’Y 140, 141-42
(1987); Samuel Britain, Sự thay đổi đớn đau của thế giới, 61 FOREIGN AFF. 541, 541-48 (1983); Pedro-Pablo Kucynski, Khoản nợ của các nước Mỹ Latin, 61 FOREIGN AFF. 344, 350-51 (1982).
24. Jarrod Wong, "Các điều khoản bao trùm trong các Hiệp ước đầu tư song phương: Vi phạm hợp đồng, vi phạm hiệp ước và sự chia rẽ giữa các nước đang phát triển và phát triển trong tranh chấp đầu tư nước ngoài ", George Mason Law Review (14 Geo. Mason L. Rev. 135) (2007).
25. Jeswald W. Salacuse & Nicholas P. Sullivan, “Liệu BITs có thực sự hiệu quả
khơng? Đánh giá về các Hiệp ước đầu tư song phương và Những khoản hời lớn thu được”, 46 HARV. INT’L L.J. 67, 68 (2005).
26. Jeswald W. Salacuse, Từ các nước đang phát triển đến các thị trường mới nổi: Vai trò thay đổi của luật pháp trong thế giới thứ ba, 33 INT’L LAW. 875, 882- 86 (1999).
27. Jorge Daniel Taillant và Jonathan Bonnitcha, Luật Đầu tư Quốc tế và
Nhân quyền, trong Phát triển bền vững trong luật đầu tư thế giới (Marie- Claire Cordonier Segger và cộng sự, 2011), trang 65.
28. José Alvarez, Sự trở lại của các quốc gia, 20 Tạp chí luật học quốc tế Minnesota 223 (2011), trang 231
29. Kenneth J. Valdevelde, Tóm lược lịch sử hiệp định đầu tư quốc tế (2015)
30. Kenneth J. Vandevelde, Chủ nghĩa Tự do bền vững và Thể chế Đầu tư
Quốc tế, 19 MICH. J. INT’L L. 373 (1998).
31. Kenneth J. Vandevelde, Giải thích các Hiệp định từ góc độ nhà đàm
phán, 21 VAND. J. TRANSNAT’L L. 281 (1988)
32. Kenneth J. Vandevelde, Tự do hóa đầu tư và Phát triển Kinh tế: Vai trò của các Hiệp định Đầu tư Song phương, 36 COLUM. J. TRANSNAT’L L. 501, 502-03 (1998)
33. M. Sornarajah, Luật quốc tế về Đầu tư nước ngoài 12 (1994).
34. M. Sornarajah, Trách nhiệm của Nhà nước và các hiệp ước đầu tư song
phương (1986)
35. Mahnaz Malik “Tiêu chuẩn bảo vệ và an ninh đầy đủ đã đi vào thời đại:
Một thách thức khác đối với các quốc gia trong việc phân xử hiệp ước đầu tư?” iisd.org, tháng 11 năm 2011.
36. Marjorie Millace Whiteman, Nghiên cứu về luật pháp quốc tế 1216- 19 (1967)
37. Mark Baker a.o., Norton Rose Fulbright LLP, “Thích ứng với biến đổi
khí hậu”, Đánh giá về Trọng tài Toàn cầu (GRA News), ngày 19 tháng 11 năm 2018
38. Michael Barrett Brown, Các mơ hình trong kinh tế học chính trị 193- 267
(Penguin Books tái bản lần 2. 1995)
39. Noreen Burrows & Rosa Greaves, Mơ hình Luật sư cơng và Luật của
Châu Âu (2007)
40. Ngân Hàng Thế Giới, Khu Vực Đông Á: Tăng Trưởng Kinh Tế Và
Chính Sách Cơng 40-42 (1993)
41. Rainer Geiger, Các cách tiếp cận đa phương đến vấn đề đầu tư: Con
đường phía trước, trong Đánh giá về thể chế đầu tư quốc tế: Những kỳ vọng, tình hình thực tiễn, các lựa chọn (José Alvarez và các cộng sự, 2011)
42. Rondo Cameron, Sơ lược về lịch sử về kinh tế thế giới 370-71 (bản in
thứ 3, 1997).
43. Samuel Bemis, Lịch sử ngoại giao của Hoa Kỳ 25-29, 65-84, 101-10,
200-02 (1965)
44. Schijver, N., 2007. Sự tiến hóa của phát triển bền vững trong luật quốc tế: Khởi đầu, ý nghĩa và hiện trạng, Tuyển tập tham luận, 329, 238
45. Thomas Waelde, Lời nguyện cầu cho một trật tự kinh tế quốc tế mới
trong FESTSCHRIF FUER IGNAZ SEIDL-HOHENVELDERN 771 (Gerhard Hafner et al. Eds., 1998).
46. Tran Hao Hung, Đánh giá việc thực hiện cam kết gia nhập WTO liên quan đến đầu tư và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư [Evaluating the Implementation of Investment-Related WTO Commitments and Orientations to Improve Legal Framework on Investment] (2010)
47. Về các Hiệp ước Đầu tư và lý do chúng trở nên quan trọng đối với Phát
triển Bền vững: Hỏi & Đáp, Viện Phát triển Bền vững Quốc tế 2012, tr.1, ISBN: 978-1-894784-47-4
48. Villiger, M. E., 2008. Bình luận về Cơng ước Viên 1969 về Luật Điều
PHỤ LỤC I. DANH MỤC HIỆP ĐỊNH MẪU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ NGHIÊN CỨU Hiệp định Các bên kí kết Ngày ký kết Ngày có hiệu lực Tình trạng hiệu lực NAFTA Canada, Mexico, Hoa Kỳ 17/12/1992 01/01/1994 Đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 BIT Mẫu của
Canada Canada 12/5/2021 12/5/2021 Đang có hiệu lực BIT Mẫu IISD 04/2006 Đang có hiệu lực
BIT Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
Việt Nam,
Thổ Nhĩ Kỳ 15/01/2014 19/06/2017
Đang có hiệu lực
BIT Mẫu của
Đức Đức 2008
Đang có hiệu lực
BIT Mẫu của
Trung Quốc Trung Quốc 1998
Đang có hiệu lực BIT ASEAN – Trung Quốc ASEAN, Trung Quốc 15/08/2009 01/01/2010 Đang có hiệu lực BIT Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 13/5/2012 17/5/2014 Đang có hiệu lực Chương đầu
tư trong Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ Hàn Quốc, Hoa Kỳ 30/6/2007 15/3/2012 Đang có hiệu lực
BIT mẫu của
SADC 2012
Đang có hiệu lực
BIT mẫu của
Hoa Kỳ Hoa Kỳ 2012
Đang có hiệu lực
Chương đầu tư trong Hiệp
Châu Âu
(EU), Canada 30/10/2016
Chưa có hiệu lực
định CETA BIT mẫu của
Brazil Brazil 2017
Đang có hiệu lực
BIT mẫu của
Ấn Độ Ấn Độ 2016
Đang có hiệu lực
BIT mẫu của
Na-Uy Na Uy 2007
Đang có hiệu lực
Chương đầu tư trong Hiệp định TTIP
Châu Âu
(EU), Hoa Kỳ Đã bị hủy bỏ
Chương đầu tư trong Hiệp định CPTPP Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam 08/3/2018 30/12/2018 Đã có hiệu lực ở Việt Nam
BIT mẫu của
Hà Lan Hà Lan 2019 Đang có hiệu lực BIT EU - Singapore Châu Âu (EU), Singapore 15/10/2018 Chưa có hiệu lực Chương đầu tư của Hiệp định RCEP 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) 15/11/2020 Đã có hiệu lực ở Việt Nam