CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG

TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1. Vốn ngân sách nhà nước

Vốn ngân sách nhà nước dự kiến đầu tư cho các hạng mục sau:

- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển nuôi gồm: Thủy lợi, điện, giao thông,…

- Quy hoạch sắp xếp hệ thống sản xuất giống, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất giống nhằm nâng cao chất lượng con giống thông qua các dự án đầu tư phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất.

- Nghiên cứu các quy trình cơng nghệ nuôi mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tiếp nhận chuyển giao các quy trình cơng nghệ mới thân thiện mơi trường, an tồn vệ sinh thú y thủy sản.

- Xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo mơi trường và diễn biến tình hình dịch bệnh để kịp thời cảnh báo và xử lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất.

- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực môi trường, dịch bệnh; kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất lượng con giống, thức ăn, hóa chất thuốc thú y thủy sản.

3.3.2. Vốn tín dụng

Đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở sản xuất giống và cải tạo, xây dựng ao, đầm nuôi của các thành phần kinh tế. Đầu tư cho các cơ sở kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học và thuốc thú ý thủy sản.

3.3.3. Vốn tự có và huy động

Đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở sản xuất giống và cải tạo, xây dựng ao, đầm nuôi của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp thông qua đầu tư thức ăn, vật tư nuôi tôm là rất lớn, chiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư.

3.3.4. Giải pháp tạo vốn

Khai thác nguồn vốn tại chổ trong dân là chủ yếu, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khác của Nhà nước thơng qua các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, đào tạo nguồn nhân lực.

- Vốn của dân cư, tư nhân và các thành phần khác là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư phát triển NTTS, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và NTTS nói riêng. Để huy động tốt nguồn vốn của nhân dân tham gia phát triển NTTS cần tạo lập môi trường thơng thống, cải cách thủ tục hành chính ngày càng gọn nhẹ, hiệu quả. Các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên ngành cần có định hướng cho các doanh nghiệp, các hộ dân cư đầu tư phù hợp đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường, tích cực thực hiện chủ trương xã hội hố đầu tư, có cơ chế chính sách huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong có NTTS; theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh

thì dự kiến nguồn vốn này đến năm 2020 tham gia 60% - 65% tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh và ngày càng tăng.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhất là vốn ngân sách địa phương cần thực hiện triệt để tiết kiệm để có sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ ngân sách; phục vụ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý thu - chi cho ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tiếp tục cải cách cơ cấu chi ngân sách địa phương theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển, đào tạo nguồn nhân lực,… Dự kiến nguồn ngân sách Nhà nước đáp ứng khoảng 15 - 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

- Nguồn vốn tín dụng Nhà nước: là nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu,… với 3 loại hình: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo hành tín dụng đầu tư. Tỉnh cần tranh thủ thu hút ngày càng cao nguồn vốn đầu tư này vào khu vực phát triển NTTS. Dự kiến nguồn vốn tín dụng Nhà nước sẽ tham gia khoảng 4 - 5% tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành TW, liên kết với các tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế Nhà nước đầu tư vào địa bàn tỉnh. Hiện tại Cà Mau là tỉnh nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Cà Mau), xuất phát đặc điểm về kết cấu hạ tầng rất kém, suất đầu tư cơ bản cao, do đó tỉnh cần đề nghị Chính phủ có cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi cho tỉnh. Trước mắt để tăng cường vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cần đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh ứng trước, vay vốn đầu tư xây dựng một số cơng trình quan trọng và bức xúc phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển NTTS.

- Nguồn vốn ODA: thời gian qua, lượng vốn ODA đầu tư cho tỉnh Cà Mau còn rất thấp. Trong thời tới tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế và thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư để mời gọi đầu tư và tranh thủ vận động, đàm phán các dự án ODA cho tỉnh. Trong đó, cần phát triển vốn ODA cho đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS và phát triển NTTS. Để thu hút và giải ngân tốt nguồn vốn ODA, cần chuẩn bị tốt các văn kiện dự án, tích cực vận động đầu tư, chủ động bố trí vốn đối ứng cho các dự án theo hướng khẩn trương tích cực. Dự kiến nguồn vốn ODA sẽ tham gia khoảng 3 - 4% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: dự báo trong thời gian tới, cùng với sự khởi động của các dự án lớn trên địa bàn, trong đó có nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản thì các nguồn vốn FDI sẽ được cải thiện, cần đề ra những giải pháp, chính sách thích hợp thu hút nguồn vốn đầu tư này. Dự kiến vốn FDI sẽ tham gia khoảng 8 - 10% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

- Chính sách về trợ giá một số giống ni trơng thủy sản để khuyến khích phát triển sản xuất: cần nghiên cứu ban hành các chính sách về trợ giá khuyến khích phát triển NTTS. Chính sách về hỗ trợ NTTS gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh. NTTS khi bị ảnh hưởng môi trường gây dịch bệnh chết hàng loạt hoặc do mưa lũ, bão, … Làm thiệt hại sản xuất, bị ngừng sản xuất, cần được nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để người nuôi trồng có điều kiện tiếp tục sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 70 - 74)