CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢ
3.2.8. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, việc dự báo sớm sự hình thành và xu hướng phát triển của các hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định giúp ngành NTTS địa phương thích ứng nhanh. Khi được dự báo kịp thời, người dân sẽ chủ động sản xuất và cùng với các ngành liên quan kịp thời giảm nhẹ thiên tai. Để thực hiện tốt
Các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu lên nghề ni tơm quy mơ nhỏ gồm: Nhiệt độ tăng cao, nước biển dâng, lượng mưa, bão tố, thời tiết biến động thất thường. Đối với người nuôi tôm, nhiệt độ tăng cao là yếu tố tác động mạnh nhất. Để thích ứng đối với mỗi yếu tố, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản gồm:
- Gia cố hệ thống ao nuôi: bờ đê cao hơn và rộng hơn để ngăn nước tràn bờ thất thốt tơm ni.
- Thiết kế ao nuôi phù hợp hơn: có ao uơng, trồng cây xung quanh bờ ao và trên trảng. - Chọn lịch thời vụ ni thích hợp để hạn chế thiệt hại do mưa bão, nước biển dâng. - Cải thiện kỹ thuật quản lý và thông tin dự báo thời tiết.
Về lâu dài, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống đê biển đáp ứng yêu cầu phòng chống sự dâng lên của nước biển và ngăn chặn sự xâm nhập mặn đối với hệ thống ao, đầm trong khu vực ni cũng được đặt ra cấp thiết. Ngồi ra, việc sắp xếp lại vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học cơng nghệ để thuần hóa và du nhập các lồi ni mới có khả năng thích ứng tốt với biến động của mơi trường…
Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ảnh hưởng của biến đổi khi hậu, nước biển dâng để người dân nâng cao ý thức, đồng thời cùng với chính quyền và các tổ chức thực hiện các giải pháp thích ứng với nước biển dâng tác động đối với NTTS để hạn chế thiệt hại.