Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢ

3.2.1. Giải pháp về thị trường

- Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống các đại lý thu mua trong toàn tỉnh phân phối đến các nhà máy chế biến và các chợ đầu mối trong cả nước. Tỉnh Cà Mau hiện có 34 Doanh ngiệp Chế biến xuất khẩu thủy sản với hơn 36 nhà máy, xí nghiệp, cơng suất thiết kế hơn 160.000 tấn/năm, đảm bảo tiêu thụ toàn bộ nguồn tôm nguyên liệu sản xuất trong tỉnh. Đây là yếu tố thuận lợi để tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Năm Căn nói riêng đẩy mạnh phát triển nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp. Tuy

nhiên, do tình trạng suy giảm kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm ở các nước đang giảm mạnh, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giá cả và thị trường tiêu thụ tôm nuôi của tỉnh. Theo dự báo, kính tế Việt Nam sớm phục hồi thì nhu cầu tiêu thụ tơm sẽ tăng trở lại, người tiêu dung ngày càng quan tâm đến thủy sản, nhất là tôm nuôi. Việc phát triển nuôi tôm trên địa bàn huyện Năm Căn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

- Đối với thị trường nước ngoài, các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tơm Cà Mau nói chung và tôm của Năm Căn nói riêng thông qua các kênh thông tin, truyền thông, các hội chợ triển lảm thuỷ sản; nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị và vị thế của tôm Cà Mau trên thị trường thế giới.

- Thực hiện có hiệu quả mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, gắn bó mật thiết giữa các nhà khoa học với người sản xuất, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn theo phương thức liên kết cộng đồng, nâng cao trách nhiệm, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn là một trong những giải pháp phát triển sản xuất hiệu quả.

- Phát triển NTTS phù hợp với cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu; nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời chú trọng các yêu cầu về xã hội

- Hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch vẫn còn khá lớn, để khắc phục tình trạng này cần áp dụng khoa học kỹ thuận tiến bộ, xây dựng mối liên kết hoặc thành lập các nhóm nơng dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 62 - 63)