Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 33 - 39)

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 49.539,61 100,00

1 Đất nông nghệp 41.413,69 83,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.566,95 3,16

1.2 Đất lâm nghiệp 16.995,37 34,30

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 22.851,37 46,12

2 Đất phi nông nghiệp 7.245,83 14,62

2.1 Đất ở 406,79 0,82

2.2 Đất chuyên dùng 1.772,73 2,36

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 0,92 0,001

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,67 0,11

2.2.1.6. Tài nguyên nước

Do nằm tiếp giáp với biển nên toàn bộ nguồn nước mặt (nước sông rạch) là nước mặn, nước lợ. Nước phục vụ sịnh hoạt, sản xuất công nghiệp, các dịch vụ khác…đều sử dụng nguồn nước ngầm và nước mưa. Theo kết quả điều tra, đánh giá của liên đoàn Bản đồ - Địa chất Miền Nam năm 2001 về nguồn nước dưới đất ở tỉnh Cà Mau (trong đất liền) đều được phân chia thành 7 tầng chứa nước dưới đất, có độ sâu từ 36,6m đến 372m. trong đó độ sâu trung bình của tầng đáy I từ 32 - 45m, tầng II từ 89 - 140m, tầng III từ 146 - 233m, tầng IV từ 198 - 326m, tầng V từ 300 - 348m, tầng VI từ 330 - 355m và tầng VII từ 372 - 415m. Trong đó nước từ tầng II đến tầng VI là nước có áp.

Năm Căn có 3 nguồn nước chủ yếu có mối quan hệ chăt chẽ, ảnh hưởng mạnh đến tiến trình khai thác sử dụng đất:

- Nước mặn là một tài nguyên vốn có và quan trọng của huyện phải được khai thác có hiệu quả: nước mặn khơng thích hợp với cây trồng, vật nuôi nước ngọt. Ngược lại, nếu thực hiện đúng quy hoạch, bố trí sản xuất phù hợp theo hướng bền vững, nước mặn sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối, phát triển rừng ngập mặn.

- Nước mưa là nguồn nước ngọt, hàng năm cung cấp từ 6 - 8 tỷ m3 nước, là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông - lâm – ngư - nghiệp và một phần trong sinh hoạt. Mặt khác, nước mưa cùng với nước mặn còn đóng vai trò điều hòa càng làm tăng thêm giá trị của tài nguyên nước nói chung trên địa bàn huyện. Tuy

nhiên, lượng mưa phân bố khơng đồng đều đã gây ra tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa lớn và thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.

- Nước ngầm là nguồn nước đang được khai thác, sử dụng trên địa bàn huyện Năm Căn là từ tầng II đến tầng III có độ sâu từ 89 - 186m, riêng khu vực thị trấn Năm Căn khai thác nước ngầm ở 3 tầng II, III và IV có độ sâu từ 78 - 222m. Về chất lượng nước nhìn chung khá tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm, chưa bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân.

2.2.1.7. Nguồn nhân lực

- Dân số Nông thôn huyện Năm Căn có 12.025 hộ, với 47.651 khẩu (trong đó nam 24.575 khẩu, nữ 23.076 khẩu), chiếm 71,91% dân số toàn huyện (66.261 khẩu) và chiếm 3,93 % dân số của tỉnh (1.212.089 người).

Mật độ dân số bình quân là: 102 người/km2, bằng 76,12 % mật độ dân số toàn huyện ( 134 người/ km2) và bằng 45% mật độ dân số của tỉnh (227 người/ km2).

- Lao động: Tổng số lao động đang làm việc 35.163 lao động, của nông thôn 24.778 chiếm 70,50 % lao động trong toàn huyện, (trong đó lao động nông nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi chiếm 71,23 %; lao động công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ 28,77 %).

2.2.1.8. Giao thông

Với mục tiêu là phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông của huyện, bảo đảm giao thông suốt trong hai mùa mưa nắng tới các ấp và cơ bản có đường ô tô đến trung tâm các xã; thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến lộ về trung tâm các xã, UBND huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện khá quyết liệt với nhiều giải pháp, từng bước thay dần phương tiện đường thủy, đến nay có 04 đơn vị xã, có đường ô tô về trung tâm xã. Đến nay, trên địa bàn huyện có hệ thống đường giao thơng như sau:

Đường trục xã, liên xã 48,46 km, trong đó trải nhựa hoặc bê tông khoản 50%. Đường trục ấp, xóm có 477 km đường giao thông nông thôn bằng đất đen, với 199,4 km lộ giao thông bằng bê tông cốt thép.

Trên các tuyến đường giao thơng có 283 cây cầu, trong đó có 200 cây kiên cố hóa, 83 cây hư hỏng cần nâng cấp cải tạo.

Huyện đang tiếp tục tập trung chỉ đạo các ngành chức năng đầu tư các cơng trình giao thơng trọng điểm phục vụ cho sản xuất để đáp ứng cho việc vận chuyển sản

phẩm và vật tư cần thiết phụ vụ cho sản xuất với quy mơ lớn. Chỉ có hệ thống đường giao thông nông thôn, một số vùng đã được bê tơng hóa từ trung tâm xã đến tận vùng quy hoạch, hệ thống đường bộ này chỉ phục vụ cho việc đi lại của người dân.

2.2.1.9. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện gồm có rất nhiều tuyến kênh. Kênh cấp 1, cấp 2, kênh trục chính thơng ra biển và ngồi ra cịn có cả hệ thống kênh nội đồng. Hệ thống giao thông và thuỷ lợi thời gian qua nhà nước rất quan tâm đầu tư nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên chưa đáp ứng được như cầu sản xuất của người dân.. Để nuôi tôm nói chung và nuôi tôm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới, cần phải chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như giao thông đi lại, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo cấp thoát nước phục vụ sản xuất, cải thiện môi trường vùng nuôi, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Hiện trạng thủy lợi toàn huyện Năm Căn hiện nay như sau:

- Kênh trục: có 7 cơng trình với tổng chiều dài 130,4 km, đủ năng lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Kênh cấp 1: có 25 cơng trình với tổng chiều dài 161,7 km đủ năng lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Kênh cấp 2: có 77 cơng trình với tổng chiều dài 227,9 km đủ năng lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Kênh cấp 3: có 82 cơng trình với tổng chiều dài 101,6 km đủ năng lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Do điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù nên hệ thống thuỷ lợi ở vùng nuôi tôm huyện Năm Căn tương đối hồn thiện, phục vụ tốt cho ni tơm quảng canh cải tiến cũng như nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên một số vùng do bồi lằng nên chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu cấp nước phục vụ cho sản xuất NTTS. Để nuôi tôm quảng canh cải tiến nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới, cần phải chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo cấp thốt nước phục vụ sản xuất, cải thiện mơi trường vùng nuôi, hạn chế lây lan mầm bệnh.

2.2.1.10. Hệ thống lưới điện

Hệ thống điện lưới được đầu tư khá toàn diện, toàn bộ các trung tâm xã, thị trấn đều có hệ thống mạng lưới điện trung thế; hầu hết các xóm, ấp đều có điện sinh hoạt.

Tuy nhiên, đối với nuôi tôm tôm quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến thì lưới điện phải cần đầu tư và nâng cấp thêm đủ mạnh để vận hành thiết bị tốt, giảm chi phí cho sản xuất do phải chạy máy bằng nhiên liệu xăng, dầu. Để phát triển nuôi tôm công nghiệp cần phải nâng cấp đầu tư xây dựng mới lưới điện hoặc nâng cấp đường dây, bình điện, khi có nhu cầu phát triển mạnh sau này để đảm bảo vận hành tốt thiết bị và giảm chi phí sản xuất cho người ni.

Hệ thống trạm biến áp có 420 trạm với tổng cơng suất 21.500 KVA. Đường dây trung thế, cao thế có 391,46 km. Đường dây hạ thế có 429,47 km. Việc cải tạo và phát triển lưới điện luôn được ngành điện quan tâm đầu tư; hiện nay 100% số xã có điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 98%.

Đối với ni tơm cơng nghiệp thì lưới điện 01 pha cũng vận hành được máy móc thiết bị, nhưng tỷ lệ tiêu hao điện cao hơn điện 3 pha. Trong nuôi tôm công nghiệp điện lưới góp phần giảm chi phí sản xuất do phải vận hành thiết bị bằng máy chạy nhiên liệu xăng, dầu. Để phát triển nuôi tôm công nghiệp cần phải nâng cấp mạng lưới điện 01 pha lên 03 pha và đầu tư xây dựng mới lưới 03 pha khi có nhu cầu phát triển mạnh sau này để đảm bảo vận hành tốt máy móc thiết bị và giảm chi phí sản xuất cho người ni.

Theo tính tốn của cơ quan chun mơn, để vận hành cho 1 ha ni tơm cơng nghiệp thì phải sử dụng khoảng 15-20KWh, tương đương 20-25 sức ngựa (horse power). Do vậy 1ha nuôi tơm cơng nghiệp theo lý thuyết thì phải cần 1 máy biến áp công suất 25KVA. Do chưa có quy hoạch nuôi tôm công nghiệp nên Dự án cung cấp điện cho các khu nuôi tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn I (năm 2011-2013), Ngành điện chưa đầu tư cho huyện Năm Căn để phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp trong thời gian tới.

2.2.2. THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH NI TƠM HUYỆN NĂM CĂN

Huyện Năm Căn với tổng diện tích ni trồng thủy sản 25.676,93 ha. Trong đó: có 203,17 ha ni tơm cơng nghiệp, có 238 hộ ni; diện tích ni tơm quảng canh cải tiến 30 ha năm 2011 và tăng lên 2.551 ha ở năm 2015. Ngồi ra, cịn ni tơm kết hợp với nuôi cua (tôm-cua), nuôi tôm kết hợp với trồng rừng (tôm –rừng), nuôi tôm kết hợp với ni sị huyết (tơm-sị). Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân của huyện từ 17.992 tấn/năm tăng lên 31.164 tấn/năm ở năm 2015. Khó khăn đối với nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau hiện nay là hạ tầng vùng ni thiếu và yếu; thói quen sinh hoạt người ni tơm cịn lạc hậu, khó thay đổi; trình độ dân trí, ứng dụng khoa học công nghệ cịn nhiều hạn chế, mơi trường ngày càng ô nhiễm, đất đai ở một vài nơi có sự lão hóa, thức ăn tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên năng suất tôm nuôi quảng canh truyền thống ngày càng giảm. Trong khi nuôi tôm quảng canh cải tiến phải đảm bảo được các yếu tố: Môi trường, con giống, ứng dụng công nghệ vi sinh, thực hành tốt và ghi chép, lưu giữ hồ sơ tốt sẽ đạt được năng suất và hiệu quả cao.

Mặt dù, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đến nhân dân, xây dựng nhiều mơ hình thí điểm, tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm, nhưng chuyển biến về nhận thức, về cách làm trong nhân dân chưa được sâu rộng và tồn diện. Tư tưởng trơng chờ, ỷ lại tình trạng độc canh con tơm là phổ biến. Thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra rải rác chủ yếu do bệnh đỏ thân, đốm trăng với mức độ thiệt hại từ 30 - 60% làm ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 33 - 39)