Tiềm năng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

2.2. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA HUYỆN NĂM CĂN

2.2.1.5. Tiềm năng đất đai

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành có khác nhau. Việc đánh giá tiềm năng về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Ngược lại, nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Đánh giá tiềm năng

là xác định được diện tích thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở đặc điểm tự nhiên của đất và các mối quan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thác đất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nơng nghiệp: diện tích để mở rộng cho loại đất này không cịn nhiều (diện tích đất bằng chưa sử dụng tồn huyện năm 2010 cịn 1.508,76 ha, chiếm 3,05% diện tích đất tự nhiên), hướng chính chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp: ngồi diện tích rừng hiện có là 16.995,37 ha, chiếm 40,05% diện tích đất tự nhiên, khả năng thích nghi của rừng ngập mặn ven biển là rất lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích, trồng rừng để cải thiện mơi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Tuy nhiên, khi trồng rừng cần lưu ý phân bố diện tích hợp lý nhằm đảm bảo giữ vững tính chất của đất trên địa bàn khi sử dụng vào mục đích khác.

- Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất thủy sản: Sản xuất thủy sản hiện giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện, hình thức kinh tế này chiếm một diện tích sử dụng khơng nhỏ trên địa bàn huyện. Với các điều kiện thuận lợi về địa hình, thủy văn cũng như đất đai tiềm năng dành cho nuôi trồng thủy sản của huyện là rất lớn. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, trong những năm qua việc phát triển tốt về các hình thức ni trồng và các loại con giống đã thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản trở thành thế mạnh trong thành phần kinh tế nông nghiệp. Đây là tiền đề rất to lớn cho việc đầu tư phát triển tăng trưởng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản. Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành hệ thống cung ứng các giống thủy sản có chất lượng cao và đầu tư phát triển tốt về hạ tầng cơ sở, đây cũng là một mặt tích cực thúc đẩy tiềm năng phát triển cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. Các mơ hình ni thủy sản nước lợ - mặn được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây trên địa bàn huyện với các mơ hình khác nhau như: nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghiệp….

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 49.539,61 100,00

1 Đất nông nghệp 41.413,69 83,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.566,95 3,16

1.2 Đất lâm nghiệp 16.995,37 34,30

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 22.851,37 46,12

2 Đất phi nông nghiệp 7.245,83 14,62

2.1 Đất ở 406,79 0,82

2.2 Đất chuyên dùng 1.772,73 2,36

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 0,92 0,001

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,67 0,11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 32 - 34)