Tình hình ni tơm QCCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

2.1. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2009

2.1.5. Tình hình ni tơm QCCT

Diện tích ni QCCT liên tục được tăng lên, năm 2009 diện tích ni QCCT chỉ đạt 2500 ha, đến năm 2015 đã tăng lên 79382 ha đạt tốc độ tăng bình qn 43,3%/năm. Sản lượng ni QCCT liên tục tăng, năm 2009 sản lượng nuôi QCCT mới đạt 1650 tấn nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 39.760 tấn đạt tốc độ tăng bình quân 41,4%/năm. Năng suất đạt từ 500 – 650 kg/ha/vụ (mật độ thả từ 5 – 6 con/m2 mặt nước, có xử lý, cho ăn thêm, thời gian nuôi từ 4 - 5 tháng/vụ), lợi nhuận tương đối cao.

Hình 8: Diện tích và sản lượng nuôi tôm QCCT giai đoạn 2009 – 2015

2500 3500 10015 21791 39000 62200 79382 1650 2100 6009 13075 21450 31100 39760 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Hiện nay, mơ hình ni tơm quảng canh cải tiến đang phát triển mạnh ở tỉnh Cà Mau, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi. Để phát triển đạt diện tích ni tơm quảng canh cải tiến theo đề án quy hoạch vùng nuôi tôm đến năm 2015, tỉnh Cà Mau khuyến khích và chú trọng mở rộng diện tích ni tơm theo mơ hình sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ tơm.

Theo mơ hình đó, các ngành chun mơn hỗ trợ khoa học kỹ thuật thông qua việc tổ chức rộng rãi nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nơng dân nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến như cải tạo ao đầm nuôi tôm, xử lý môi trường nước hạn chế gây ô nhiễm, chăm sóc và phịng bệnh cho tơm, cách bảo quản chất lượng tôm nguyên liệu sau khi thu hoạch. Đồng thời, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu giải quyết ổn định đầu ra đối với tôm nguyên liệu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết nuôi tôm quảng canh cải tiến là mơ hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính vì vậy, để tìm ra một hình thức ni với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao là vơ cùng cần thiết. Mơ hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến năng suất cao đang được khuyến khích phát triển tại tỉnh Cà Mau. Mơ hình tơm ni theo hình thức quảng canh truyền thống đã qua cho năng suất không cao (khoảng từ 200 – 300kg/ha/năm). Từ khi bà con nông dân tiếp cận kỹ thuật ni tơm theo hình thức ni tôm quảng canh cải tiến đến nay, vuông nuôi của bà con nơng dân đạt được kết quả rất khả quan.

Hình thức ni tơm QCCT chi phí vừa phải, gần gũi với người dân, kỹ thuật khơng địi hỏi cao như ni tơm cơng nghiệp mà hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hộ gia đình. Trước mắt, bà con nơng dân cần cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật. Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau khuyến cáo bà con tát cạn ao đầm, bón vôi CaCO3, phơi khô đáy ao nứt chân chim; sau đó lấy nước vào ao nuôi đạt 1,2m, sau 3 ngày diệt cá tạp và diệt khuẩn. Ương tôm giống trước khi thả nuôi, mật độ thả nuôi 6 con/m2. Trong thời gian ương, cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp, liều lượng 1kg/ngày và tăng 10% những lần cho ăn tiếp theo. Hàng ngày, bà con nông dân cần kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, màu nước, độ trong…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 30 - 31)