CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 48)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HUYỆN

TIẾN HUYỆN NĂM CĂN

2.3.1. Sản xuất và kinh doanh tôm giống

Hiện nay trên địa bàn huyện Năm Căn có hơn 268 trại sản xuất tôm, cua giống, chiếm số lượng lớn trại sản xuất tôm giống tỉnh Cà Mau (trong quy hoạch 158 cơ sở,

tác xã sản xuất với quy mô lớn, tổng số 6.685 bể ương với 32.805m3 bể ương, hàng năm sản xuất với khoảng hơn 4 tỷ con giống đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi, chiếm khoảng 30% tổng số lượng tôm giống thả nuôi trong tỉnh hàng năm sản xuất được khoảng 4 tỷ con giống, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả ni. Quy trình sản xuất, chất lượng con giống ngày càng được cải thiện và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tơm giống có chất lượng cao cho phong trào nuôi tôm QCTT và QCCT trong huyện. Thực tế đã chứng minh cho thấy, nguồn tôm giống được sản xuất tại huyện Năm Căn nói riêng, cũng như trong toàn tỉnh nói chung theo quy trình sản xuất chất lượng cao, được kiểm tra, xét nghiệm đảm bảo về chất lượng thì sử dụng cho ni tôm vẫn đạt hiệu quả cao không thua kém so với nguồn tôm giống nhập tỉnh. Đây cũng là cơ sở để sắp xếp quy hoạch lại sản xuất tôm giống tại địa phương phục vụ cho nhu cấu phát triển nuôi tôm của huyện cũng như của tỉnh.

Những năm qua bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, Phân viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải cũng đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất tơm giống chất lượng cao, đã chuyển giao cho nhiều cơ sở sản xuất trong tỉnh đạt hiệu quả. Chi cục NTTS Cà Mau đã phối hợp với Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản xuất tơm giống theo quy trình cơng nghệ mới, đã góp phần chuyển giao kỹ thuật cho nhiều cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh.

2.3.2. Dịch vụ cung ứng vật tư nuôi trồng thủy sản

Bên cạnh nhu cầu nuôi tôm phát triển mạnh thì các cơ sở dịch vụ thú y thủy sản vừa cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong việc sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh cũng phát triển theo. Từ sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư theo Nghị quyết 09 của Thủ tướng Chính phủ, mạng lưới dịch vụ phục vụ cho nuôi tôm trên địa bàn cũng được phát triển mạnh mẽ. Đến nay tồn tỉnh có khoảng 130 cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, vật tư nuôi trồng thủy sản; tính riêng trên địa bàn huyện hiện có hơn 10 cơ sở dịch vụ thú y thủy sản vừa cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm như thức ăn, hóa chất xử lý, chế phẩm sinh học,… vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật vào sản xuất, cơng tác phịng ngừa mơi trường, quản lý dịch bệnh,…

Ngoài hệ thống các Đại lý cung ứng vật tư nơng nghiệp trên địa bàn huyện, cịn có những nhà phân phối lớn sẳn sàng cung ứng cho người nuôi khi có yêu cầu, điều

này có thể đảm bảo quy luật cung cầu, không xảy ra trường hợp khan hiếm hàng hoá nhất là vào những lúc cao điểm của mùa vụ nuôi. Đồng thời giúp người dân giải quyết khó khăn về vốn để phát triển sản xuất.

2.3.3. Dịch vụ thu mua và chế biến thủy sản

Hệ thống các đại lý thu mua tôm nguyên liệu và sơ chế cũng được phát triển mạnh trong thời gian qua, hiện nay trên địa bàn toàn huyện có rất nhiều cơ sở đăng ký là đầu mối cho việc thu gom, tiêu thụ sản phẩm quan trọng giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Trên địa bàn huyện Năm Căn hiện có 1 nhà máy chế biến của Công ty Cổ phần chế biến XNK Thuỷ sản Năm Căn cùng với hơn 34 nhà máy chế biến thuỷ sản trên toàn tỉnh Cà Mau, qua hệ thống các đại lý thu mua tôm nguyên liệu, sản phẩm của người nuôi được tiêu thụ dể dàng

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, tồn tỉnh hiện nay có 28 Doanh nghiệp Chế biến Xuất Khẩu Thủy với 38 Xí nghiệp, cơng suất thiết kế hơn 170.000 tấn thành phẩm/năm. Với số lượng này là cơ sở đảm bảo cho ngành chế biến đáp ứng nhu cầu gia tăng về chế biến nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương phục vụ cho xuất khẩu. Các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tập trung nhiều ở địa bàn Thành phố Cà Mau, nơi có lợi thế về điều kiện giao thương.

Ngồi ra, trong việc thu mua và vận chuyển tơm nguyên liệu, hệ thống các đại lý thu mua tôm nguyên liệu và sơ chế cũng được phát triển mạnh trong thời gian qua, hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hơn 150 cơ sở thu mua, vận chuyển, sơ chế tôm nguyên liệu, trong đó huyện có hơn 30 cơ sở, đầu mối cho việc thu gom, tiêu thụ sản phẩm quan trọng giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Huyện Năm Căn hiện có 01 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu; qua hệ thống các đại lý thu mua tôm nguyên liệu, sản phẩm của dự án sẽ được tiêu thụ dể dàng.

2.3.4. Công tác khuyến ngư

Thời gian qua công tác Khuyến ngư luôn được quan tâm và có bước phát triển vượt bậc, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ được nâng lên. Đến nay hệ thống khuyến ngư cơ sở gồm 5 kỹ sư và 3 trung cấp (2 đang học lên Đại học) đã có mặt ở tất cả các xã, thị trấn. Lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã xây dựng được quy trình ni tơm cơng nghiệp, quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP và đã chuyển giao thành công cho một số đơn vị và hộ dân, đây sẽ là cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao

công nghệ, nhân rộng cho người nuôi tôm thời gian tới, góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

2.3.5. Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất

Hiện nay trong toàn huyện có 21 Hợp tác xã, 35 Tổ hợp tác,…, một số câu lạc bộ Khuyến ngư, Chi hội về nuôi tôm,… Liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được quan tâm, điều này cũng góp phần đáng kể cho quá trình chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư, bao tiêu sản phẩm, ổn định giá cả. Đặc biệt là tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cũng giảm.

Hình thức quản lý sản xuất hiện nay trong trên địa chủ yếu là mang tính chất riêng lẻ theo quy mơ hộ. Chưa hình thành liên kết để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về kinh tế tập thể: Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 94 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực NTTS với 3.489 xã viên. Trong đó, huyện Năm Căn có 18 Hợp tác xã với 252 xã viên. Ngồi ra cịn rất nhiều Tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả, nhất là việc hỗ trợ nhau về vốn, khoa học, kinh nghiệm sản xuất, phòng chống thiên tai dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó củng có một số THT hoạt động kém hiệu qủa, hình thức sản xuất chưa phù hợp, chưa đúng theo Hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo quy định.

Liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, điều này cũng hạn chế nhất định đến quá trình chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư, bao tiêu sản phẩm, ổn định giá cả. Đặc biệt là tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lớn. Hiệu quả mang lại từ các mơ hình tổ chức sản xuất thấp. Đây cũng là một trong những khó khăn cho công tác quản lý, xây dựng và phát triển mơ hình quản lý cơng đồng đối với việc phòng ngừa dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải xây dựng mối liên kết hoặc thành lập các nhóm nơng dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

2.3.6. Về phịng, chống dịch bệnh và bảo vệ mơi trường

Thời gian qua mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của UBND tỉnh Cà Mau, các ngành chức năng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Mặc dù khơng thể

ngăn chặn được hồn tồn, nhưng kết quả bước đầu cũng giúp bà con hạn chế thiệt hại, không để xảy ra dịch bệnh trên phạm vi rộng.

Trước tình hình dịch bệnh tơm ni bùng phát mạnh tư đầu năm 2011 và kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2013 ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và Cà Mau nói riêng gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nuôi tôm ĐBSCL. Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương tăng cường năng lực của các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý dịch bệnh, tăng cường hỗ trợ các nguồn lực từ hóa chất dập dịch đến việc tổ chức tập huấn hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo Chi cục Thú y, Chi cục NTTS phối hợp với các cơ quan chuyên ngành đẩy mạnh công tác quản lý dịch bệnh. Hệ thống Thú y đã hình thành đến cơ sở, góp phần khơng nhỏ trong cơng tác phòng ngừa, hạn chế lây lan dịch bệnh trong thời gian qua.

Nghề nuôi tôm phát triển nhanh kể từ sau chuyển dịch cả về quy mơ diện tích và các hình thức ni, từ chỗ ni theo hình thức quảng canh truyền thống là chủ yếu dần chuyển sang ni theo hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, tác động mạnh đến môi trường sinh thái thông qua các hoạt động đào đắp ao, đầm, sử dụng các loại hóa chất để xử lý, xả chất thải,… đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. Việc quản lý sên vét đất bùn cải tạo ao đầm trong NTTS đã được quy định tại Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2010 và Quyết định số 13 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 09. Tuy nhiên trong quá trình sên vét, nhất là sên vét bằng cơ giới, người dân cịn cố tình vi phạm khi xả thải trực tiếp ra sông rạch, thực trạng này làm cho nguồn nước NTTS trên các sông rạch ngày càng ô nhiễm.

Những năm gần đây chế phẩm sinh học và hóa sinh đã và đang được nghiên cứu sản xuất và đưa vào sử dụng trong việc xử lý cải tạo mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh đã từng bước thay thế các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA MƠ HÌNH NI TƠM QUẢNG CANH CẢI TIẾN:

- Người nuôi tôm đã có nhiều kinh nghiệm, có khả năng thích nghi, biết phịng tránh và tìm được cách kiểm sốt với bệnh dịch trên tôm. Nếu được các cơ quan chức năng trang bị thêm kiến thức, khi có dịch bệnh sẽ ứng phó kịp thời và giảm thiểu được thiệt hại.

- Nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư cũng như chia sẽ khó khăn của các doanh nghiệp và người sản xuất trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Nhà nước đã đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ nông nghiệp. Cụ thể theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản được gia hạn 6 tháng thời gian nộp thuế, các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản được giảm tiền thuê đất 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2013-2014. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho doanh nghiệp ngành thủy hải sản vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo cơ chế vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; thực hiện xem xét gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản, nhằm giúp nông dân tiêu thụ nông sản thuận lợi, đạt giá trị cao.

- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ni trồng và khai thác thuỷ sản. Ngồi ra, theo định hướng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020 sẽ tạo nên một lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển quy hoạch cũng như đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

- Trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại. Chất lượng luôn đạt theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng chủng loại, nhiều mẫu mã mới đủ sức cạnh tranh thị trường, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống sản xuất tiên tiến, dây chuyền hiện đại, sản phẩm làm ra có chất lượng và có uy tín,..điều này tạo ra cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các thị trường nhập khẩu khó tính.

- Ngồi các thị trường chủ lực thì các thị trường khác như: Úc, Nga, Hàn Quốc, ASEAN… cũng sẽ là điểm đến thích hợp cho các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh. Bên cạnh đó thị trường nội địa cũng đang có dấu hiệu tăng nhanh trong những năm gần đây.

- Địa phương đã có qui hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và hiện nay đang được triển khai thực hiện; Hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm cũng được bước đầu được quan tâm và đầu tư.

- Các chính sách hỗ trợ phát triển cũng đã được đề cập trong qui hoạch này, trên cơ sở qui hoạch được phê duyệt các gói chính sách sẽ được thực hiện góp phần hỗ trợ người dân sản xuất tốt hơn. Trong công tác kiểm dịch giống thủy sản trong thời gian qua đã được quan tâm.

- Điều kiện tự nhiên (về địa hình, chế độ triều, môi trường) cũng là lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm.

- Mạng lưới dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề nuôi tôm cũng đã dần được hình thành đến các vùng ni, cơng tác quản lý chất lượng vật tư thủy sản cũng được tăng cường, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao.

- Nhiều mơ hình trình diễn cũng đã được triển khai và nhân rộng, đặc biệt là mơ hình ni QCCT; tạo điều kiện cho người dân trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nuôi tôm.

- Công tác khuyến ngư luôn được các cấp quan tâm, thường xuyên đảo tạo và tập huấn lực lượng khuyến ngư. Nông dân đã nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đã có bước thay đổi tập quán sản xuất phụ thuộc hịan tồn vào thiên nhiên.

- Diện tích ni tơm QCCT ngày càng mở rộng và mang lại hiệu quả cho người nuôi với quy mơ hộ gia đình. Đây là loại hình ni có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro dễ thực hiện và mang tính bền vững cho tương lai.

2.4.2. Khó khăn và thách thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 48)