Dự án xây dựng khu sản xuất giống tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

3.1. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.1.2. Dự án xây dựng khu sản xuất giống tập trung

* Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhằm mục tiêu tạo bước đột phá trong công tác quản lý chất lượng tơm giống, góp phần nâng cao chất lượng tôm giống thông qua việc khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý đã qua, từng bước nâng cao được chất lượng tôm giống phục vụ nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh,

- Tổ chức rà sốt, điều tra hiện trạng sản xuất tơm giống. Xây dựng Quy hoạch sản xuất tôm giống theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến tạo sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất của địa phương.

- Đối với tôm sú: Đáp ứng đủ 100% nhu cầu thả nuôi.

* Nội dung:

- Khảo sát lập các dự án xây dựng các khu sản xuất tôm giống tập trung.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng để mời gọi các Doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất.

3.1.3. Dự án thành lập hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh

* Mục tiêu:

Xây dựng các dự án thành lập hệ thống quan trắc, cảnh cáo môi trường và giám sát dịch bệnh phù hợp với quy họach nhằm cảnh báo kịp thời diễn biến môi trường và

dịch bệnh để giảm thiểu rủi ro, tác động tiêu cực đến từ môi trường và làm lây lan dịch bệnh đến nuôi tôm công nghiệp.

* Nội dung và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng để kịp thời cảnh báo những diễn biến gây ra tác động tiêu cực đến sản xuất.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

- Xây dựng hệ thống thông tin, cảnh báo, quan trắc và cơ chế chia sẻ thông tin để đảm bảo thông tin cảnh báo với độ chính xác và kịp thời góp phần giảm bớt thiệt hại rủi ro. Hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm để dự báo về dịch bệnh.

3.1.4. Chương trình kiểm soát chất lượng giống, thức ăn, vật tư nuôi tôm

* Mục tiêu

Nâng cao chất lượng tôm giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y và chế phẩm sinh học nhằm giảm thiếu rủi ro trong sản xuất, ngăn chặn ơ nhiễm mơi trường, phịng ngừa lây lan dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

* Nội dung và nhiệm vụ chủ yếu

- Sắp xếp lại mạng lưới sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, vậ tư, thú y thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, hóa chất, thú y thủy sản.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, hóa chất, thú y thủy sản.

- Hỗ trợ xét nghiệm chất lượng tôm giống.

3.1.5. Công tác khuyến ngư

* Mục tiêu:

- Tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất những công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường theo hướng sản xuất bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất.

- Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy Khuyến nông - Khuyến ngư để hướng dẫn, hỗ trợ người dân về kỹ thuật và cơng tác quản lý trong q trình sản xuất.

- Tổ chức hệ thống chuyên môn kỹ thuật có đủ năng lực và trình độ để tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất tại địa phương.

- Đào tạo độ ngũ cán bộ khuyến ngư và kỹ thuật viên cơ sở.

- Tập trung cho công tác tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới cho người dân.

3.1.6. Thủy lợi

Là khâu quan trọng của toàn bộ kết cấu hạ tầng trong nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp. Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi sẽ đảm bảo việc cấp, thốt nước; cải thiện mơi trường; hạn chế lây lan mầm bệnh. Đặt tiêu chí thủy lợi là tiêu chí hàng đầu trong phát triển nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp. Tập trung đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi như kênh cấp I và cấp II, đảm bảo cấp thốt nước phục vụ cho ni tơm QCCT và nuôi công nghiệp tập trung ở những vùng được quy hoạch để phát triển nuôi tôm QCCT và công nghiệp.

Với đặc thù là hệ thống kênh thủy lợi hở nên việc bố trí kênh cấp và tiêu riêng biệt là khó khăn và tốn kém. Vì vậy, cần chủ động xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và thốt nước ngay tại hộ ni.

* Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp, thốt nước cho các

vùng ni tơm QCCT nhất là các vùng nuôi tập trung nhằm cung cấp nguồn nước có chất lượng tốt, thốt nước, kết hợp chống ngập tràn hạn chế ô nhiễm nguồn nước, phòng ngừa lây lan dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi bền vững.

* Nội dung và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Khảo sát lập các dự án đầu tư thủy lợi ở các vùng nuôi tôm tập trung.

- Đầu tư xây dựng và cải tạo các cơng trình như kênh cấp, thốt, đê chống tràn phục vụ cho sản xuất.

3.1.7. Điện lưới

Hiện nay tại các vùng nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp tập trung trên địa bàn Huyện Năm Căn, vào giờ cao điểm điện áp giảm rất thấp, trong khi nhu cầu sử dụng của người dân nuôi tôm lại rất cao. Điện đóng vai trị quan trọng trong ni tơm QCCT và nuôi công nghiệp liên quan tới giá thành sản xuất và vận hành thiết bị, máy móc. Hệ thống điện kém phát triển thì nghề ni tơm sẽ gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới điện đảm bảo an toàn, cung cấp đủ nhu cầu với điện áp ổn định đến những vùng dự án, vùng nuôi tôm tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Mục tiêu: Xây dựng hệ thống mạng lưới điện đảm bảo cung cấp ổn định và

đầy đủ cho phát triển nuôi tôm công nghiệp nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt điện hiện nay, giảm tối đa chi phí cho sản xuất do phải chạy máy Diezen, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi tôm QCCT.

* Nội dung:

- Khảo sát lập các dự án đầu tư phát triển hệ thống điện cho các vùng nuôi tôm tập trung.

- Đầu tư mới và nâng cấp các hạng mục cơng trình chủ yếu như đường dây 1pha, 3 pha trung thế và hạ thế, đầu tư mới và nâng cấp các trạm biến áp.

3.1.8. Giao thông

Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông đến các cụm nuôi tôm tập trung. Lồng ghép với các chương trình khác thực hiện trên địa bàn theo kế hoạch của từng giai đoạn như: Chương trình phát triển nơng thơn mới, chương trình xây dựng lộ giao thông nông thôn, lộ cấp 6 đồng bằng, chương trình xây lộ nối liền các trung tâm xã, thị trấn…

Trước mặt tận dụng hiện trạng giao thông đường bộ hiện có, nhất là tuyến giao thông ô tô đến các trung tâm xã làm đầu mối vận chuyển vật tư hàng hố cho phát triển ni tôm QCCT và nuôi công nghiệp khu vực thành phố, mặt khác giao thông thuỷ ở địa bàn thành phố cũng hoàn tồn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hố và đi lại của người dân trong vùng.

Đầu tư giao thông chủ yếu lồng ghép với các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh và giao thơng nơng thơn nên khơng tính tốn kinh phí. Riêng các cụm ni tơm cơng nghiệp tập trung sẽ có dự án cụ thể.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CANH CẢI TIẾN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.2.1. Giải pháp về thị trường

- Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống các đại lý thu mua trong toàn tỉnh phân phối đến các nhà máy chế biến và các chợ đầu mối trong cả nước. Tỉnh Cà Mau hiện có 34 Doanh ngiệp Chế biến xuất khẩu thủy sản với hơn 36 nhà máy, xí nghiệp, cơng suất thiết kế hơn 160.000 tấn/năm, đảm bảo tiêu thụ tồn bộ nguồn tơm ngun liệu sản xuất trong tỉnh. Đây là yếu tố thuận lợi để tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Năm Căn nói riêng đẩy mạnh phát triển nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp. Tuy

nhiên, do tình trạng suy giảm kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm ở các nước đang giảm mạnh, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giá cả và thị trường tiêu thụ tôm nuôi của tỉnh. Theo dự báo, kính tế Việt Nam sớm phục hồi thì nhu cầu tiêu thụ tơm sẽ tăng trở lại, người tiêu dung ngày càng quan tâm đến thủy sản, nhất là tôm nuôi. Việc phát triển nuôi tôm trên địa bàn huyện Năm Căn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

- Đối với thị trường nước ngoài, các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tơm Cà Mau nói chung và tơm của Năm Căn nói riêng thông qua các kênh thông tin, truyền thông, các hội chợ triển lảm thuỷ sản; nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị và vị thế của tôm Cà Mau trên thị trường thế giới.

- Thực hiện có hiệu quả mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, gắn bó mật thiết giữa các nhà khoa học với người sản xuất, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn theo phương thức liên kết cộng đồng, nâng cao trách nhiệm, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn là một trong những giải pháp phát triển sản xuất hiệu quả.

- Phát triển NTTS phù hợp với cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu; nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời chú trọng các yêu cầu về xã hội

- Hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch vẫn còn khá lớn, để khắc phục tình trạng này cần áp dụng khoa học kỹ thuận tiến bộ, xây dựng mối liên kết hoặc thành lập các nhóm nơng dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng và số lượng tôm giống

Chất lượng tôm giống là yếu tố quyết định thành công trong nuôi tôm nhất là đối với nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp. Để thực hiện quy hoạch nuôi tôm QCCT đạt hiệu quả cao thì vấn đề trước tiên là cải thiện được chất lượng và nâng cao số lượng tôm giống cung cấp cho nhu cầu phát triển nuôi. Nhu cầu tôm giống phục vụ cho nuôi tôm QCCT ở huyện Năm Căn vào khoảng 1-2,5 tỷ con/năm, đây là con số rất lớn, nếu khơng có giải pháp cụ thể thì rất khó đáp ứng như cầu. Để giải quyết vấn đề cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

- Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện. Đồng thời tiến hành xây dựng Dự án thành lập khu công nghiệp sản xuất tôm giống tập trung tập trung với quy mô lớn (sản xuất khoảng 5 tỷ tôm giống sú và chân trắng), nhà nước sẽ đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để mời gọi các Doanh nghiệp có năng lực đầu tư sản xuất.

- Phối hợ với các đơn vị chuyên môn, các cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên cứu ứng dụng quy trình cơng nghệ hiện đại, an tồn sinh học để dễ quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo ra nguồn giống có chất lượng cao.

- Khuyến khích người ni tơm QCCT nâng cao nhận thức và quan tâm đặc biệt đến việc xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh xảy ra do nguồn tôm giống bị nhiễm bệnh.

- Để đáp ứng nhu cầu giống càng ngày càng tăng về số lượng và đảm bảo chất lượng, bên cạnh việc tăng cường cơng tác kiểm sốt của các cơ quan chức năng cần nghiên cứu cải tiến cơng nghệ hoặc nhập quy trình cơng nghệ sản xuất mới, tiên tiến; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở sản xuất giống, cơ sở, trại sản xuất mới, đầu tư đàn bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, sạch bệnh. Đảm bảo 100% giống sản xuất ra sạch bệnh, chất lượng cao.

3.2.3. Về thức ăn, vật tư và hóa chất

Đối với nuôi tôm QCCT và nuôi công nghiệp nhu cầu sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất và vật tư là rất lớn. Do diện tích ni tơm cơng nghiệp sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, nhu cầu này sẽ tăng cao.

Nhu cầu thức ăn được tính theo sản lượng thơng qua quy đổi hệ số thức ăn, bình qn hiện nay ni tơm QCCT và ni cơng nghiệp tính chung cho cả tôm sú và tôm chân trắng từ 0,5-1,5%.

Đối với vật tư, hóa chất và các loại chế phẩm các loại thì theo ước tính của Tổng cục thủy sản thì số lượng cung đã vượt cầu, điều này có thể xác định khi phát triển ni tơm QCCT và ni cơng nghiệp thì khơng lo việc thiếu nguồn cung cho sản xuất. Để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực dịch vụ cung ứng thức ăn, hóa chất, vật tư NTTS,…đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ cho người nuôi.

- Xây dựng mối liên kết giữa người nuôi với các Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với người nuôi thông qua việc đầu tư trước sản phẩm, sau khi thu hoạch người ni sẽ thanh tốn lại. Đây là biện pháp tháo gỡ kho khăn về vốn giúp người nuôi chủ động hơn trong sản xuất.

- Tăng cường trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn đảm bảo cho người sử dụng thức ăn có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về sản phẩm sạch.

3.2.4. Về quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản

Việc chú trọng ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh từ đường lây dọc và lây ngang đều có ý nghĩa quan trọng như nhau. Các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan qua đường dọc bao gồm các giải pháp tổng hợp từ trại tôm giống, với sự kiểm sốt chất lượng tơm bố mẹ, kiểm tra mầm bệnh từ tôm bố mẹ, các chế tài quản lý XNK tôm bố mẹ và tôm giống vào Việt Nam, quản lý chất lượng tôm giống trước khi xuất bán, v.v... để quản lý dịch bệnh thành cơng, việc quản lý tơm giống có vai trị đặc biệt then chốt.

- Trong ni tơm, phịng bệnh được xem là biện pháp hiệu quả nhất mang lại thành công cho người nuôi. Áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp từ xét nghiệm chọn lựa con giống, thức ăn, hóa chất có chất lượng tốt, cải tạo ao đầm, chăm sóc quản lý, thực hiện quy trình ni một cách nghiêm ngặt.

- Trong q trình ni cần xây dựng lịch phịng bệnh định kỳ, tránh tiếp xúc với mơi trường bên ngồi, theo dõi sức khoẻ tôm nuôi thường xuyên, khi phát hiện có diễn biến bất thường báo cáo ngay với người quản lý kỹ thuật, phải đưa ra giải pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, tránh lây lan cho vùng nuôi và ra mơi trường bên ngồi. Đối với các khu nuôi tập trung, cần được chia ra thành nhiều khu nhỏ, cách ly và có hệ thống cấp thoát nước riêng để khi có dịch bệnh có thể cô lập được dể dàng, tránh lây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện năm căn tỉnh cà mau (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)