2.3.2. Kết quả mơ hình kinh tế lượng và phân tích xác định các yếu tố tác động
đến NSLĐNN:
Trên cơ sở dữ liệu điều tra 144 mẫu (hộ SXNN) năm 2008 tại Kiên Giang, sau khi xử lý dữ liệu và ước lượng các tham số của hàm hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS đã cho kết quả hồi quy dưới đây (phụ lục 2.10):
LnNSLĐ = lna + b1lnDTICH + b2lnGTMAY + b3ĐDNN + b4lnKTNN + b5lnVVAY + b6GTINH + b7DTOC
LnNSLĐ = ln5,116 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN
(SE) 0,661 0,065 0,050 0,120 (t) 7,741 9,952 3,482 3,358 (p) 0,000 0,000 0,001 0,001
+ 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY + 0,007GTINH - 0,026DTOC
(SE) 0,080 0,058 0,187 0,128 (t) 2,094 2,365 0,039 -0,201 (p) 0,034 0,020 0,969 0,841
R2 hiệu chỉnh = 0,698 ; Df = 118 ; F = 39,955 ; VIFmax = 1,628
Trong đó: SE là sai số chuẩn, t là giá trị thống kê t và p là xác xuất phân phối theo qui luật Student có mức ý nghĩa trên 5% tương ứng của các hệ số hồi quy.
Các biến có ý nghĩa:
Qua kiểm tra các giá trị t, p và SE của từng biến:
- Có 2 biến độc lập khơng có ý nghĩa, gồm: GTINH và DTOC
- Có 5 biến độc lập có ý nghĩa, gồm: lnDTICH, lnGTMAY, ĐDNN, lnKTNN và lnVVAY.
Kiểm định đa cộng tuyến:
Sử dụng phương pháp Enter trong phần mềm SPSS, chọn collinearity diagnostics, xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập lnDTICH, lnGTMAY, ĐDNN, lnKTNN và lnVVAY với các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 (VIFmax = 1,628), nên có thể kết luận khơng có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình (phụ lục 2.10)
R2hiệu chỉnh = 0,698:
Mơ hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 69,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là NSLĐNN.
Kết luận: Mơ hình hồi quy bội phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để
làm cơ sở phân tích. Với R2 = 0,698 cho biết các biến độc lập (các biến có ý nghĩa)
đã giải thích 69,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là NSLĐNN. Kết quả của mơ
hình lựa chọn là:
LnNSLĐ = ln5,116 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN + 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY
LnNSLĐ = 1,632 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN + 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY
Ý nghĩa của các tham số:
+ b1 = 0,651, là hệ số co dãn của NSLĐNN với diện tích đất SXNN, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình khơng đổi, khi diện tích đất SXNN tăng thêm 1% thì NSLĐNN tăng tương ứng 0,651%.
+ b2 = 0,173 là hệ số co dãn của NSLĐNN với số kinh phí mà hộ nơng dân đầu tư cho việc mua sắm máy móc phục vụ SXNN, cho biết trong trường hợp
các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi số kinh phí mà hộ nơng dân đầu tư cho việc mua sắm máy móc phục vụ SXNN tăng thêm 1% thì NSLĐNN tăng tương
ứng 0,173%.
+ b3 = 0,404, là hệ số co giãn của NSLĐNN với hình thức đa dạng hố
nơng nghiệp, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi hộ nơng dân tăng mức độ thực hiện việc sản xuất theo mơ hình đa dạng hố
nơng nghiệp thêm 1% thì NSLĐNN sẽ tăng tương ứng 0,404%.
+ b4 = 0,169, là hệ số co giãn của NSLĐNN với KTNN của hộ nông dân, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi KTNN của hộ nơng dân tăng thêm 1% (tính theo giá trị thang bảng điểm của đề tài) thì
NSLĐNN tăng tương ứng 0,169%.
+ b5 = 0,138, là hệ số co dãn của NSLĐNN với lượng vốn hộ nông dân vay để phục vụ SXNN, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình
khơng đổi, khi lượng vốn hộ nông dân vay để phục vụ SXNN tăng thêm 1% thì
NSLĐNN tăng tương ứng 0,138%.
Kết luận chương 2
Từ số liệu khảo sát điều tra, qua kết quả mơ hình hồi qui đã xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NSLĐNN theo thứ tự giảm
dần là: Qui mơ diện tích đất SXNN, đa dạng hố SXNN, giá trị máy móc đầu tư phục vụ SXNN, KTNN của hộ nông dân và giá trị vốn vay phục vụ SXNN. Mối quan hệ của các yếu tố đến NSLĐNN là phù hợp với kỳ vọng của đề tài và hầu hết các mơ hình, lý thuyết kinh tế đề cập trong chương 1.
Như vậy, để tăng NSLĐNN, bản thân người nông dân phải chủ động tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nhân nuôi những cây trồng, vật nuôi lợi thế để nâng cao NSĐ đồng thời liên kết tích tụ ruộng đất, góp vốn, vay vốn mua sắm máy móc để nâng cao NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các hộ nơng dân cần khơng ngừng nâng cao KTNN nói chung và kiến thức kỹ thuật về nơng nghiệp nói riêng để có được những quyết định hợp lý trong điều hành sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
Chương 3
Một số giải pháp nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang
3.1. Phương hướng nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang
Trong những năm qua NSLĐNN tỉnh Kiên Giang liên tục tăng trưởng và đạt giá trị cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong vùng và cả nước.
Tuy nhiên, qua phân tích số liệu thống kê cho thấy NSLĐNN tỉnh Kiên Giang thời gian qua chủ yếu dựa vào “lợi thế tự nhiên”, từ quỹ đất dành cho nông nghiệp quá lớn, trong khi đó tiềm năng nâng cao NSĐ chưa được khai thác đúng
mức, NSĐ còn thấp hơn nhiều so với các địa phương khác trong vùng và cả nước. Phụ lục 2.6 cho thấy, năm 2005, NSĐ Kiên Giang chỉ đạt 8,44 triệu đồng/ha, bằng 73% mức bình quân NSĐ các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, do QMĐ quá lớn:
0,87ha/lao động, bằng 1,81 lần mức bình quân QMĐ các tỉnh ĐBSCL nên
NSLĐNN của Kiên Giang đạt mức cao: 7,38 triệu đồng/lao động, bằng 1,33 lần
mức bình quân NSLĐNN các tỉnh ĐBSCL (phụ lục 2.8)
Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang cần đặt
trọng tâm vào giải pháp nâng cao NSĐ vì với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học-cơng nghệ thì đây là “nguồn tài ngun nhân tạo” khá dồi dào. Giải pháp nâng cao QMĐ nông nghiệp cũng góp phần nâng cao NSLĐNN nhưng do đây là “nguồn tài nguyên thiên nhiên” có giới hạn nên việc khai thác cần theo hướng chuyển dịch LĐNN sang khu vực phi nông nghiệp để tăng QMĐ.
Qua phân tích thực trạng SXNN và các yếu tố tác động đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang thời gian qua, trên cơ sở kết quả của đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới như sau:
3.2. Nội dung các giải pháp:
Các giải pháp thực hiện được minh họa trong sơ đồ 3.1 với 3 nhóm giải pháp:
Nhóm giải pháp nâng cao NSĐ nông nghiệp với giải pháp đa dạng hóa SXNN; nhóm giải pháp nâng cao QMĐ nơng nghiệp với hai giảp pháp (i) Cơ giới hóa
SXNN và (ii) Liên kết tích tụ ruộng đất xây dựng các tổ hợp tác, HTX và phát triển KTTT và nhóm giải pháp hổ trợ với ba giải pháp (i) Nâng cao KTNN cho nông dân,
(ii) Tăng cường cung tín dụng cho nơng nghiệp và (iii) Phát triển dịch vụ ngành nghề nông và các ngành kinh tế phi nông nghiệp.