Tăng cường cung tín dụng cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 70)

7 Kết cấu đề tài

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.3.2 Tăng cường cung tín dụng cho nông nghiệp

Qua khảo sát cho thấy chỉ có 75% số hộ nông dân vay được vốn phục vụ SXNN với mức bình quân 28 triệu đồng/hộ, mới đáp ứng được khoảng 58% chi phí

vật tư phân bón, chưa kể chi phí nhân cơng, máy móc và các chi phí khác. Số hộ nơng dân cịn lại khơng vay được vốn vì chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (10%), hoặc do thủ tục vay rườm rà, phải đi lại nhiều lần, khơng có

phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, hiệu quả (10%) và một số lý do khác: lãi suất quá cao, thời gian vay ngắn, khơng có nhu cầu...(5%). Ngồi ra, những hộ nông dân vay được vốn nhưng giá trị vay quá thấp do giá trị đất là vật thế chấp tại ngân hàng căn cứ theo khung định giá trước đây thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Với những bất cập trên, trong thời gian tới để tăng cung tín dụng cho SXNN cần thực

hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng điều chỉnh lại giá đất theo giá trị thực đúng kế hoạch dự kiến hoàn thành vào năm

2010. Đây là điều kiện cơ bản nhất để các ngân hàng cung cấp đủ vốn vay cho

SXNN, đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng đất đai theo hướng tăng NSĐ.

- Mặt khác, để củng cố niềm tin đối với hệ thống ngân hàng thương mại, những đơn vị kinh doanh tiền tệ lấy thước đo lợi nhuận làm mục tiêu chủ yếu, các

cấp chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong thủ tục thanh lý nợ của các ngân hàng đối với nông dân, không để xảy ra sự cản trở nào bởi những ràng buộc hành chính của các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 70)