Phát triển tổ hợp tác, HTX và KTTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)

7 Kết cấu đề tài

2.1 Thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang

2.1.2.6 Phát triển tổ hợp tác, HTX và KTTT

Đến hết năm 2008 đã có 91 HTX, 2.439 tổ hợp tác, thu hút 30% số hộ nông

dân tham gia. Tuy nhiên các HTX, tổ hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động của HTX chủ yếu là làm dịch vụ các khâu làm đất, bơm tưới, sản xuất

cung ứng giống cho xã viên; các hình thức hợp tác phần lớn là hợp tác trong bơm

tưới, dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của HTX chưa cao, kết quả đánh giá phân

loại HTX năm 2008 có 40,45% đạt loại khá, 53,93% đạt loại trung bình và 5,62%

đạt loại yếu. Trong thời gian tới cần tiếp tục tác động các yếu tố kinh tế làm nảy

sinh nhu cầu hợp tác trong nông ngư dân để tổ chức nông dân theo từng tổ hợp tác, HTX, nâng tỉ lệ hộ nông dân tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX lên 35%; tổ chức đào tạo cán bộ quản lý HTX; hướng dẫn các HTX mở rộng các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ nông thủy sản.

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, KTTT ở Kiên Giang đang từng bước khẳng định vai trị-vị trí của nó trong SXNN. Tổng số đến cuối năm 2008 có 9.011 trang trại, với diện tích sản xuất là 38.386,86 ha, thu hút 108.220 lao động và nguồn vốn khoảng 210 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do việc phát triển KTTT ở Kiên Giang thời gian qua mang tính tự phát nên mức độ bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Một số vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển KTTT

trong thời gian tới tại Kiên Giang là:

+ Các loại hình KTTT phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

+ Năng lực chun mơn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu-vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trương, chính sách phát triển KTTT của các chủ trang

trại còn hạn chế.

+ Chất lượng sản phẩm hàng hoá của chủ trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng nơng sản thơ; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Nhiều trang trại

còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

+ Chính sách hạn điền cũng là rào cản để tích tụ ruộng đất hình thành KTTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)