Thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

7 Kết cấu đề tài

2.3 Phân tích xác định các yếu tố tác động đến NSLĐNN

2.3.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình

Bảng 2.3: Bảng thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình:

TT Biến độc lập Đơn vị

tính

Tối thiểu

Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn 1 DTICH - Diện tích (X1) 1000m2 2,00 120,00 24,81 25,59 2 GTMAY - (X2) - Số hộ đầu tư Hộ 100

- Giá trị đầu tư máy 1.000đ 700 170.000 9.321,18 23.766,82

3 ĐDNN - (X3) 0 1 0,26 0,44

- X4 Điểm 0,00 78,00 31,43 19,24 - X4 < 31,43 % 56,2 - X4 >= 50 Hộ 26 5 VVAY – (X5) - Số hộ vay vốn Hộ 108 - Giá trị vốn vay 1.000đ 2.000 400.000 27.997,92 60.288,38 6 GTINH - (X6) 0 1 0,90 0,31 7 DTOC - (X7) 0 1 0,71 0,46

Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả, 2008

- Qui mô diện tích đất SXNN: Kết quả điều tra cho thấy hộ gia đình có qui mơ

diện tích đất SXNN nhỏ nhất là 0,2 ha, lớn nhất là 12 ha, trung bình 2,481 ha/hộ, 0,948ha/lao động nơng nghiệp. Đây là qui mơ diện tích đất SXNN khá lớn, và là điểm lợi thế để tỉnh Kiên Giang có NSLĐNN cao so với các địa phương khác trong

vùng và cả nước. Quan hệ giữa NSLĐNN và quy mơ diện tích đất nơng nghiệp/hộ là quan hệ đồng chiều (hình 2.13) 0 100 200 300 400 0 2 4 6 8 10 12 14 QMĐ (ha/hộ) NS L Đ NN ( tr i u đ /l . độ ng )

Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nông nghiệp

- Giá trị đầu tư máy: Với QMĐ SXNN khá lớn nên nhiều hộ SXNN trong

NSLĐNN, hạ giá thành sản phẩm…Kết quả điều tra cho biết có 100 hộ/144 hộ có

đầu tư mua sắm máy móc (chiếm 69,44% số hộ điều tra), với giá trị đầu tư máy thấp

nhất là 0,7 triệu đồng, cao nhất là 170 triệu đồng/hộ, trung bình là 9,3 triệu đồng

/hộ. Số liệu thống kê cũng cho thấy mối quan hệ giữa NSLĐNN và giá trị đầu tư

máy móc là quan hệ đồng chiều nhau. Khi giá trị đầu tư máy móc càng cao thì

NSLĐNN càng tăng (hình 2.14). 0 100 200 300 400 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

giá trị đầu tư máy móc (triệu đ/hộ)

NS L Đ NN (t ri u đ /l . độ ng )

Hình 2.14: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và giá trị đầu tư máy

- Đa dạng nông nghiệp: Trong tổng số 144 hộ điều tra có 37 hộ sản xuất đa

dạng hóa nơng nghiệp, ngồi cây lúa cịn sản xuất rau màu hoặc cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...(chiếm tỉ lệ 25,7%), số hộ cịn lại (74,3%) sản xuất thuần lúa. NSLĐNN bình qn của các hộ thực hiện đa dạng hố nơng nghiệp là 92,277 triệu đồng, gấp hai lần NSLĐNN bình quân của các hộ sản xuất thuần lúa chỉ đạt 46,435 triệu đồng.

- Kiến thức nông nghiệp: Qua điều tra cho thấy KTNN của hộ nơng dân có được từ nhiều nguồn: từ học hỏi qua người thân, bạn bè hàng ngày hay trong các

cuộc sinh hoạt câu lạc bộ, tổ, nhóm, từ đọc sách báo, xem truyền hình, nghe radio

các chương trình về nơng nghiệp, từ các cuộc tiếp xúc, hội thảo với cán bộ nông nghiệp, nhân viên khuyến nông,…Kết quả điều tra cho biết có 31% nơng dân được hỏi trả lời rằng một phần KTNN mà họ có được là qua bạn bè, người thân, 20% trả

lời qua sách báo, 22% trả lời qua xem truyền hình, nghe đài, 90% trả lời qua hệ thống khuyến nơng. Chính vì vậy, luận văn xây dựng nguyên tắc tính điểm KTNN của mỗi hộ dựa vào (1) số lần mà hộ nông dân tiếp xúc, trao đổi công việc về SXNN với cán bộ khuyến nông (với điểm tối đa 20 điểm), (2) số lần tham gia xây dựng mơ hình trình diễn khuyến nông (25 điểm), (3) số lần tham quan, hội thảo về nông nghiệp (20 điểm), (4) tham gia câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ ngành nghề nông nghiệp (15 điểm), (5) đọc sách báo, tài liệu về nông nghiệp nông thôn (10 điểm) và (6) nghe, xem các chương trình về nơng nghiệp, nơng thơn trên đài, TV…(10 điểm).

Trên cơ sở đó, kết quả phỏng vấn (bảng 2.3) cho biết kết quả điểm trung bình KTNN của các hộ điều tra quá thấp (31,43 điểm/100 điểm) và có tới 56,2% số hộ điều tra có điểm KTNN dưới 31,43 điểm/100 điểm, là mức điểm trung bình phỏng

vấn của đề tài. Đặc biệt chỉ có 18,1% số hộ điều tra đạt điểm trung bình trở lên (50

điểm/100 điểm) và điểm KTNN cao nhất là 78 điểm/100 điểm (chỉ có 1 hộ duy

nhất). Số liệu điều tra cũng cho thấy mối quan hệ giữa NSLĐNN và KTNN là quan hệ đồng chiều. Khi điểm số KTNN càng cao thì NSLĐNN càng tăng (hình 2.15).

0 100 200 300 400 0 20 40 60 80 100 KTNN (điểm) NS L Đ NN ( tr i u đ /l. độ ng )

Hình 2.15: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và KTNN

- Vốn vay: Kết quả điều tra (bảng 2.3) cho thấy chỉ có 36 hộ/144 hộ là không vay vốn, chiếm tỉ lệ 25% tổng số hộ điều tra. Số hộ còn lại vay vốn để chi phí sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc nơng nghiệp. Giá trị vốn vay thấp nhất là 2 triệu

đồng/hộ, cao nhất là 400 triệu đồng/hộ, bình quân gần 28 triệu đồng/hộ, bằng 58%

chi phí vật tư, phân bón (chưa kể chi phí nhân cơng, máy móc…). Điều này giải thích được quan hệ đồng chiều giữa NSLĐNN và vốn vay: khi vay được nhiều vốn thì nhu cầu vật tư phân bón cho cây trồng được đáp ứng, NSĐ có cơ hội nâng cao và do đó NSLĐNN cũng có cơ hội gia tăng (hình 2.16).

0 100 200 300 400 0 100 200 300 400 500 vốn vay (triệu đ/hộ) NS L Đ NN (t ri u đ /l . độ ng )

Hình 2.16: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và vốn vay

2.3.2. Kết quả mơ hình kinh tế lượng và phân tích xác định các yếu tố tác động

đến NSLĐNN:

Trên cơ sở dữ liệu điều tra 144 mẫu (hộ SXNN) năm 2008 tại Kiên Giang, sau khi xử lý dữ liệu và ước lượng các tham số của hàm hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS đã cho kết quả hồi quy dưới đây (phụ lục 2.10):

LnNSLĐ = lna + b1lnDTICH + b2lnGTMAY + b3ĐDNN + b4lnKTNN + b5lnVVAY + b6GTINH + b7DTOC

LnNSLĐ = ln5,116 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN

(SE) 0,661 0,065 0,050 0,120 (t) 7,741 9,952 3,482 3,358 (p) 0,000 0,000 0,001 0,001

+ 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY + 0,007GTINH - 0,026DTOC

(SE) 0,080 0,058 0,187 0,128 (t) 2,094 2,365 0,039 -0,201 (p) 0,034 0,020 0,969 0,841

R2 hiệu chỉnh = 0,698 ; Df = 118 ; F = 39,955 ; VIFmax = 1,628

Trong đó: SE là sai số chuẩn, t là giá trị thống kê t và p là xác xuất phân phối theo qui luật Student có mức ý nghĩa trên 5% tương ứng của các hệ số hồi quy.

Các biến có ý nghĩa:

Qua kiểm tra các giá trị t, p và SE của từng biến:

- Có 2 biến độc lập khơng có ý nghĩa, gồm: GTINH và DTOC

- Có 5 biến độc lập có ý nghĩa, gồm: lnDTICH, lnGTMAY, ĐDNN, lnKTNN và lnVVAY.

Kiểm định đa cộng tuyến:

Sử dụng phương pháp Enter trong phần mềm SPSS, chọn collinearity diagnostics, xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập lnDTICH, lnGTMAY, ĐDNN, lnKTNN và lnVVAY với các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 (VIFmax = 1,628), nên có thể kết luận khơng có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình (phụ lục 2.10)

R2hiệu chỉnh = 0,698:

Mơ hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 69,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là NSLĐNN.

Kết luận: Mơ hình hồi quy bội phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để

làm cơ sở phân tích. Với R2 = 0,698 cho biết các biến độc lập (các biến có ý nghĩa)

đã giải thích 69,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là NSLĐNN. Kết quả của mơ

hình lựa chọn là:

LnNSLĐ = ln5,116 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN + 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY

LnNSLĐ = 1,632 + 0,651lnDTICH + 0,173lnGTMAY + 0,404ĐDNN + 0,169lnKTNN + 0,138lnVVAY

Ý nghĩa của các tham số:

+ b1 = 0,651, là hệ số co dãn của NSLĐNN với diện tích đất SXNN, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi diện tích đất SXNN tăng thêm 1% thì NSLĐNN tăng tương ứng 0,651%.

+ b2 = 0,173 là hệ số co dãn của NSLĐNN với số kinh phí mà hộ nơng dân đầu tư cho việc mua sắm máy móc phục vụ SXNN, cho biết trong trường hợp

các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi số kinh phí mà hộ nông dân đầu tư cho việc mua sắm máy móc phục vụ SXNN tăng thêm 1% thì NSLĐNN tăng tương

ứng 0,173%.

+ b3 = 0,404, là hệ số co giãn của NSLĐNN với hình thức đa dạng hố

nơng nghiệp, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi hộ nông dân tăng mức độ thực hiện việc sản xuất theo mơ hình đa dạng hố

nơng nghiệp thêm 1% thì NSLĐNN sẽ tăng tương ứng 0,404%.

+ b4 = 0,169, là hệ số co giãn của NSLĐNN với KTNN của hộ nông dân, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi, khi KTNN của hộ nơng dân tăng thêm 1% (tính theo giá trị thang bảng điểm của đề tài) thì

NSLĐNN tăng tương ứng 0,169%.

+ b5 = 0,138, là hệ số co dãn của NSLĐNN với lượng vốn hộ nông dân vay để phục vụ SXNN, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình

không đổi, khi lượng vốn hộ nông dân vay để phục vụ SXNN tăng thêm 1% thì

NSLĐNN tăng tương ứng 0,138%.

Kết luận chương 2

Từ số liệu khảo sát điều tra, qua kết quả mơ hình hồi qui đã xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NSLĐNN theo thứ tự giảm

dần là: Qui mơ diện tích đất SXNN, đa dạng hố SXNN, giá trị máy móc đầu tư phục vụ SXNN, KTNN của hộ nông dân và giá trị vốn vay phục vụ SXNN. Mối quan hệ của các yếu tố đến NSLĐNN là phù hợp với kỳ vọng của đề tài và hầu hết các mơ hình, lý thuyết kinh tế đề cập trong chương 1.

Như vậy, để tăng NSLĐNN, bản thân người nông dân phải chủ động tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nhân nuôi những cây trồng, vật nuôi lợi thế để nâng cao NSĐ đồng thời liên kết tích tụ ruộng đất, góp vốn, vay vốn mua sắm máy móc để nâng cao NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các hộ nơng dân cần khơng ngừng nâng cao KTNN nói chung và kiến thức kỹ thuật về nơng nghiệp nói riêng để có được những quyết định hợp lý trong điều hành sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.

Chương 3

Một số giải pháp nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang

3.1. Phương hướng nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang

Trong những năm qua NSLĐNN tỉnh Kiên Giang liên tục tăng trưởng và đạt giá trị cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong vùng và cả nước.

Tuy nhiên, qua phân tích số liệu thống kê cho thấy NSLĐNN tỉnh Kiên Giang thời gian qua chủ yếu dựa vào “lợi thế tự nhiên”, từ quỹ đất dành cho nông nghiệp quá lớn, trong khi đó tiềm năng nâng cao NSĐ chưa được khai thác đúng

mức, NSĐ còn thấp hơn nhiều so với các địa phương khác trong vùng và cả nước. Phụ lục 2.6 cho thấy, năm 2005, NSĐ Kiên Giang chỉ đạt 8,44 triệu đồng/ha, bằng 73% mức bình quân NSĐ các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, do QMĐ quá lớn:

0,87ha/lao động, bằng 1,81 lần mức bình quân QMĐ các tỉnh ĐBSCL nên

NSLĐNN của Kiên Giang đạt mức cao: 7,38 triệu đồng/lao động, bằng 1,33 lần

mức bình quân NSLĐNN các tỉnh ĐBSCL (phụ lục 2.8)

Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang cần đặt

trọng tâm vào giải pháp nâng cao NSĐ vì với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học-cơng nghệ thì đây là “nguồn tài nguyên nhân tạo” khá dồi dào. Giải pháp nâng cao QMĐ nơng nghiệp cũng góp phần nâng cao NSLĐNN nhưng do đây là “nguồn tài nguyên thiên nhiên” có giới hạn nên việc khai thác cần theo hướng chuyển dịch LĐNN sang khu vực phi nông nghiệp để tăng QMĐ.

Qua phân tích thực trạng SXNN và các yếu tố tác động đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang thời gian qua, trên cơ sở kết quả của đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới như sau:

3.2. Nội dung các giải pháp:

Các giải pháp thực hiện được minh họa trong sơ đồ 3.1 với 3 nhóm giải pháp:

Nhóm giải pháp nâng cao NSĐ nơng nghiệp với giải pháp đa dạng hóa SXNN; nhóm giải pháp nâng cao QMĐ nông nghiệp với hai giảp pháp (i) Cơ giới hóa

SXNN và (ii) Liên kết tích tụ ruộng đất xây dựng các tổ hợp tác, HTX và phát triển KTTT và nhóm giải pháp hổ trợ với ba giải pháp (i) Nâng cao KTNN cho nông dân,

(ii) Tăng cường cung tín dụng cho nơng nghiệp và (iii) Phát triển dịch vụ ngành nghề nông và các ngành kinh tế phi nơng nghiệp.

Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt các giải pháp thực hiện

3.2.1. Giải pháp nâng cao NSĐ - Đa dạng hoá trong SXNN:

Một trong những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kiên Giang là có điều kiện sinh thái đa dạng, vơi nhiều dạng địa hình khác nhau, cho phép phát triển nền nông

nghiệp đa canh. Tuy nhiên, trong thời gian qua NSĐ tỉnh Kiên Giang còn quá thấp so với các địa phương khác trong vùng, một phần vì chỉ tập trung phát triển cây lúa (như tác giả đã phân tích trong chương hai). Trong thời gia tới cần căn cứ vào lợi

thế sinh thái trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường để quyết định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni thích hợp theo hướng đa dạng hoá nhằm nâng cao NSĐ.

Trước mắt, một số giải pháp cần được tập trung:

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HỔ TRỢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NSĐ Đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp GIẢI PHÁP NÂNG CAO QMĐ Nâng cao KTNN cho hộ nông dân Cảỉ thiện cung tín dụng cho NNNT Phát triển dịch vụ ngành nghề nơng thơn Tích tụ ruộng đất (trang trại, HTX) Cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp

+ Chuyển đổi mạnh diện tích đất lúa, nhất là diện tích đất lúa một vụ kém

hiệu quả sang ni trồng thủy sản hoặc các cây, con khác có hiệu quả hơn.

+ Trên diện tích đất lúa cần gia tăng tỉ lệ gieo trồng nhóm giống lúa chất lượng cao, giống lúa đặc sản, đặc thù của địa phương để cung ứng cho xuất khẩu,

thu được giá trị cao hơn trên đơn vị diện tích.

+ Tiếp tục đa dạng hoá sản xuất trên đất lúa, phát triển nhanh diện tích 2 vụ lúa-1 vụ màu, 2 vụ lúa-1vụ thủy sản.

+ Củng cố và đầu tư mới diện tích cây ăn quả, cây cơng nghiệp, cây màu lợi thế của địa phương.

+ Hình thành vùng sản xuất rau sạch, hoa cây cảnh, cá cảnh và cây ăn trái có chất lượng cao ven thành phố và các thị trấn, khu công nghiệp tập trung.

+ Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi cơng nghiệp, tập trung và an tồn sinh học, có năng suất, chất lượng thịt cao.

+ Phát triển thủy sản theo hướng khai thác xa bờ và tập trung nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hoá, các giải pháp cần bổ sung:

+ Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông-thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, tập trung vào những ngành mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh trên thị trường như chế biến lúa gạo, khóm, thủy sản. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi để vừa tiêu thụ các sản phẩm màu, cây công

nghiệp vừa phục vụ nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi.

+ Tăng cường năng lực đầu tư sản xuất, thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến theo các hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

+ Từng bước xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm có lợi thế để

nâng cao giá trị sản xuất hàng hố nơng thủy sản địa phương.

3.2.2. Giải pháp nâng cao QMĐ nông nghiệp

3.2.2.1. - Đẩy mạnh cơ giới hoá trong SXNN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)