.4 Diễn biến QMĐ nông nghiệp 1993-2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 44)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang

2.1.2.3. Tình hình cơ giới hố nơng nghiệp:

Để từng bước đẩy nhanh cơ giới hóa trong SXNN, ngay từ năm 2002, bằng

nguồn vốn chương trình khuyến nơng tỉnh, Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Kiên Giang đã xây dựng chương trình cơ giới hóa nhằm ứng dụng các thành tựu cơ giới hóa đã được phổ biến ở các nơi vào đồng ruộng Kiên Giang. Chương trình đã triển khai được 607 dụng cụ sạ hàng, 69 máy cắt lúa cải tiến, 6 trạm bơm điện, 5 lò sấy và 2 máy gặt đập liên hợp. Đây là chương trình tương đối mới, đã thu hút sự tham

gia và mang lại hiệu quả rõ rệt cho địa phương. Góp phần vào chương trình cịn có sự tác động của Hợp phần Sau thu hoạch Danida. Đây là chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp của chính phủ Đan Mạch hợp tác với Việt Nam. Hợp phần đã phối hợp tập huấn và triển khai công nghệ mới phục vụ sau thu hoạch, tổ chức đào tạo cán bộ tại địa phương (tổ chức 32 lớp tập huấn về lò sấy cho 714 người và tổ chức 35 cuộc tham quan về lò sấy cho 1.079 người).

Phát huy hiệu quả, từ năm 2004-2008 Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tiếp tục nhận được kinh phí hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc Gia đầu tư 212 dụng cụ sạ hàng, 5 máy cắt xếp dãy, 2 máy gặt đập liên hợp và 14 lị sấy lúa với cơng suất từ 4-8tấn/mẽ.

Mặt khác, từ năm 2003 đến 2008, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nơng dân mua máy cơ khí phát triển SXNN, gồm máy cày, máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, máy bơm nước, máy sấy lúa và mô tơ điện. Với cơ chế ngân hàng cho vay 70% giá trị máy, ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng và nông dân trả tiền vay trong 3 năm. Kết quả từ năm 2003 đến 2007 ngân hàng đã cho vay 40 tỷ đồng và ngân sách đã hỗ trợ tiền lãi gần 10 tỷ đồng.

Chương trình đã mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chương trình cơ giới hóa trong SXNN của tỉnh ngày càng phát triển. Tính đến nay tồn tỉnh đã có

trên 500 máy gặt đập liên hợp, 27 máy cắt xếp dãy và trên 1.025 lị sấy lúa lớn nhỏ, góp phần nâng tỉ tệ cơ giới hóa sản xuất lúa cuối năm 2008 đạt 97% diện tích khâu làm đất, bơm nước và tuốt hạt, trong đó diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chiếm trên 20%, bơm tưới bằng điện chiếm trên 15%, gieo sạ bằng máy sạ hàng chiếm trên 30% diện tích và sấy khô lúa bằng máy đạt trên 30% sản lượng lúa vụ hè thu.

2.1.2.4. Công tác khuyến nông:

Xác định là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp nên Trung tâm Khuyến

nông Kiên Giang được thành lập khá sớm so với các tỉnh ĐBSCL. Được thành lập

từ tháng 11/1991, trước khi có Nghị Định 13/CP của Chính Phủ về cơng tác khuyến nơng, đến nay trải qua 17 năm hoạt động đơn vị đã liên tục lớn mạnh. Từ chỗ ban đầu chỉ có 25 cán bộ, đến nay lực lượng khuyến nông “nhà nước” đã tương đối

mạnh với tổng số 355 người, trong đó có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 100 đại học, , 246 trung cấp… Đặc biệt là, từ năm 2008 trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn nơng nghiệp đều được bố trí tổ kinh tế kỹ thuật với biên chế từ 2-3 nhân viên khuyến nông để

trực tiếp nắm bắt và triển khai công tác khuyến nông trên địa bàn. Đây là điểm mạnh và là điểm mới để Khuyến nông Kiên Giang đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Có thể nói những năm qua hoạt động của Khuyến nông Kiên Giang luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, cùng với ngành góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng không ngừng của nông nghiệp địa phương. Nhiều mơ hình khuyến nơng đã

được chuyển giao vào sản xuất và được sản xuất tiếp nhận nhân rộng với tính hiệu

Giai đoạn 1991 – 1995: Là giai đoạn khởi đầu còn non trẻ về công tác

khuyến nông, cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ nền sản xuất nông nghiệp tập thể, bao cấp sang kinh tế hộ với nhu cầu cao về giống mới và kỹ thuật canh tác. Trong giai

đoạn này, ngành Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tập trung chuyển giao những tiến bộ

kỹ thuật về cây lúa và xác định chuyển đổi giống mới, kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy là trọng tâm đồng thời trực tiếp sản xuất và cung ứng giống lúa kháng rầy cho sản xuất theo Chỉ thị 03 của Tỉnh ủy. Kết quả là cuối năm 1995 có trên 60%

nơng dân sử dụng giống kháng rầy trong sản xuất.

Giai đoạn 1995 – 2000: Là giai đoạn công tác khuyến nơng được củng cố

hồn thiện hơn và đi vào chiều sâu của từng mơ hình trình diễn. Cơng tác tập huấn, phổ cập được chú trọng hơn với nhiều hình thức phong phú; nhiều chương trình đặc biệt được quan tâm như chương trình VAC, chương trình ni trồng thủy sản kết

hợp ruộng lúa, mương vườn, chương trình nạc hố đàn heo, ni heo bán cơng nghiệp có xử lý chất thải biogas và thực hiện chương trình sind hố đàn bị, chương trình 2 lúa 1 màu…

Giai đoạn 2000 – 2005: Về tổ chức cũng như hoạt động của khuyến nơng có chuyển biến tích cực chuyên sâu theo từng chương trình theo hướng đa canh,

chuyên canh thực hiện nhiều mơ hình sản xuất tổng hợp. Phương thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư thực hiện mơ hình được đổi mới theo hướng phát huy tiềm năng nội lực cơ sở, tăng cường mạng lưới khuyến nông cơ sở, cán bộ khuyến nông xã và câu lạc bộ khuyến nông.

Giai đoạn 2005 – 2007: Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, công tác khuyến nông không ngừng đổi mới, lớn mạnh theo xu thế

đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường hiện nay. Năm 2006

UBND Tỉnh cho thực hiện đề án thành lập các tổ kinh tế kỹ thuật nơng nghiệp xã, phường, thị trấn, trong đó mỗi tổ có 3 cán bộ khuyến nơng, bảo vệ thực vật, thú y.

Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức khuyến nông không ngừng lớn mạnh.

Đến tháng 12/2007 tổng số cán bộ khuyến nông trên địa bàn tỉnh có 355

người, trong đó có 104/142 phường, xã có tổ kinh tế kỹ thuật nơng nghiệp, mỗi tổ có từ 2-3 cán bộ với đủ chuyên ngành, hầu hết các huyện đều có trạm khuyến nơng

(trừ huyện Kiên Hải), số câu lạc bộ khuyến nông được thành lập thêm, nâng tổng số lên 219 câu lạc bộ khuyến nơng trên địa bàn tỉnh.

Các chương trình khuyến nơng thực hiện có đa dạng, phong phú hơn, với kinh phí được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau: kinh phí khuyến nơng tỉnh, kinh phí khuyến nơng Quốc Gia, kinh phí từ các chương trình dự án… Ngồi ra cịn phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Ơ Mơn, Viện nghiên cứu Cây có dầu thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất. Đồng thời kết hợp với nhiều tổ chức đoàn thể trong tỉnh để phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy

nghề cho nơng dân. Từ đó cơng tác khuyến nông trở thành công tác phối kết hợp

nhiều ngành, nhiều đơn vị để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ SXNN và phát triển nông thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nơng những năm qua cịn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Các hình thức khuyến nơng có lớn mạnh nhưng còn chậm đổi mới phương thức chuyển giao trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Công tác thơng tin quảng bá có thường xun, nhưng cịn ít loại hình, chưa phong phú, thiếu tính kết hợp: chính sách, sản xuất, chế biến-tiêu thụ sản phẩm…

- Về tổ chức lực lượng và mạng lưới có tăng về số lượng nhưng chất lượng cán bộ kỹ thuật cịn hạn chế về chun mơn, kỹ năng khuyến nơng, về tổ chức tuyên truyền vận động…Thiếu cán bộ giỏi, chủ chốt cho từng cây trồng, vật nuôi chủ lực cần chuyển đổi, nên tham mưu có lúc hiệu quả không cao.

- Đội ngũ kỹ thuật viên nông nghiệp với số lượng đơng nhưng năng lực cịn

nhiều hạn chế, chưa phát huy tác dụng theo yêu cầu, chưa tạo được chỗ dựa vững

chắc cho nông dân.

- Câu lạc bộ khuyến nông được thành lập nhiều, nhưng hình thức sinh hoạt cịn nghèo nàn, chưa đủ tính thuyết phục.

- Nhiều chương trình, mơ hình khuyến nơng chuyển giao thực hiện có hiệu quả, nhưng chậm trong việc nhân rộng do nhiều yếu tố liên quan như: trình độ dân trí và kiến thức kỹ thuật của nông dân, vốn cho sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng cây con giống mới…

Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang, đến 31/12/2008 tổng số tiền hộ nông dân trong tỉnh vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là 2.509,714 tỉ đồng, với số hộ nông dân trực tiếp vay là 104.901hộ, bình quân mỗi hộ vay 23,925 triệu đồng. Nếu so với tổng lượng tiền vay của các thành phần kinh tế trên địa bàn (11.493,903 tỉ đồng) thì lượng tiền vay phục vụ SXNN chỉ chiếm

21,8%. Đây quả thực là một lượng tiền vay khá nhỏ so với nhu cầu đầu tư trong

SXNN. Bất cập này xuất phát từ việc qui định giá đất-yếu tố thế chấp để đảm bảo quyền được vay là quá thấp so với giá trị thực tế hiện nay. Một bất cập khác là cơ cấu vốn vay trung, dài hạn phục vụ SXNN quá thấp, chỉ đạt tỉ lệ 15,4% tổng vốn vay, chưa bằng 50% so với cơ cấu vốn vay trung, dài hạn của các thành phần kinh tế khác (32,5%). Những bất cập trên gây khó khăn khơng nhỏ đến SXNN, chưa kể

những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường…làm cho SXNN càng thêm thiếu vốn.

2.1.2.6. Phát triển tổ hợp tác, HTX và KTTT:

Đến hết năm 2008 đã có 91 HTX, 2.439 tổ hợp tác, thu hút 30% số hộ nông

dân tham gia. Tuy nhiên các HTX, tổ hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động của HTX chủ yếu là làm dịch vụ các khâu làm đất, bơm tưới, sản xuất

cung ứng giống cho xã viên; các hình thức hợp tác phần lớn là hợp tác trong bơm

tưới, dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của HTX chưa cao, kết quả đánh giá phân

loại HTX năm 2008 có 40,45% đạt loại khá, 53,93% đạt loại trung bình và 5,62%

đạt loại yếu. Trong thời gian tới cần tiếp tục tác động các yếu tố kinh tế làm nảy

sinh nhu cầu hợp tác trong nông ngư dân để tổ chức nông dân theo từng tổ hợp tác, HTX, nâng tỉ lệ hộ nông dân tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX lên 35%; tổ chức đào tạo cán bộ quản lý HTX; hướng dẫn các HTX mở rộng các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ nông thủy sản.

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, KTTT ở Kiên Giang đang từng bước khẳng định vai trị-vị trí của nó trong SXNN. Tổng số đến cuối năm 2008 có 9.011 trang trại, với diện tích sản xuất là 38.386,86 ha, thu hút 108.220 lao động và nguồn vốn khoảng 210 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do việc phát triển KTTT ở Kiên Giang thời gian qua mang tính tự phát nên mức độ bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Một số vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển KTTT

trong thời gian tới tại Kiên Giang là:

+ Các loại hình KTTT phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

+ Năng lực chun mơn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu-vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trương, chính sách phát triển KTTT của các chủ trang

trại còn hạn chế.

+ Chất lượng sản phẩm hàng hoá của chủ trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Nhiều trang trại

còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

+ Chính sách hạn điền cũng là rào cản để tích tụ ruộng đất hình thành KTTT.

2.1.2.7. Phát triển dịch vụ, ngành nghề nông thôn và các ngành kinh tế phi nông nghiềp: nghiềp:

Qua kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 1/7/2006 cho

thấy những chuyển biến cơ bản và sự tác động tích cực của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn Kiên Giang.

Trước hết, đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản xuất trong nơng thơn

đã có sự thay đổi tích cực; kết quả điều tra cho thấy: Số hộ nông thôn của tỉnh tại

thời điểm 01/7/2006 có trên 255,9 nghìn hộ, tăng trên 18 nghìn hộ (+7,75%) so với năm 2001. Mặc dù hộ nông thôn tăng nhưng tốc độ đã chậm hẳn lại so với một số tỉnh trong vùng: Sóc Trăng (+13,55%); Tiền Giang (+9,8%); Bến Tre (+9,89%); Bạc Liêu (+16,18%); Cà Mau (+15,17%). Trong đó: số hộ nơng, lâm nghiệp ở nơng thơn là 176,2 nghìn hộ, giảm 12,3 nghìn hộ (-6,5%); hộ thủy sản 34,7 nghìn hộ, tăng 17,6 nghìn hộ, tăng gấp 2 lần; số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 41,8 nghìn

hộ, tăng 11,8 nghìn hộ (+39,5%). Chính vì vậy, so với năm 2001, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp khu vực nơng thơn giảm từ 79,4% xuống cịn 68,9% (-10,5%), thủy sản tăng từ 7,2% lên 13,6%, tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 2,9% lên 4,0%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 9,7% lên 12,3%. Tỷ trọng cả hai nhóm hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 3,7%, tỷ trọng nhóm hộ khác (hộ không hoạt động kinh tế) tăng 0,4%. Qua số liệu cho thấy, cơ cấu ngành nghề sản xuất trong nơng thơn đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nơng, lâm nghiệp; tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm hộ cơng nghiệp, thủy sản và dịch vụ nhưng còn chậm và chưa đều. Mặc dù đã có những chuyển biến nhanh theo hướng tích cực về cơ cấu hộ trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn rất chênh lệch giữa các địa phương và vùng.

Điểm đáng lưu ý là tỷ trọng hộ công nghiệp hầu như không thay đổi ở một số huyện

thuộc vùng U Minh và Tây sông Hậu. Đây cũng là vùng mà kinh tế hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm trên 85%.

Cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề ở nơng thơn. Phát triển ngành nghề ngày càng đa dạng sẽ phá thế thuần nông ở nông thôn, và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phi nông, lâm

nghiệp, thủy sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề và theo nguồn thu nhập chính. Nếu như năm 2001, hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 86,6% thì đến năm 2006 tỷ lệ này chỉ cịn 82,7%. Trong khi đó tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ công nghiệp, xây dựng ở nông thơn tăng từ 2,8% lên 3,9% và hộ có nguồn thu nhập từ dịch vụ tăng từ 9,5% lên 11,9% (sau 5 năm).

Cơ cấu lao động trong nông thôn có chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)