Nâng cao KTNN cho nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

7 Kết cấu đề tài

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.3.1 Nâng cao KTNN cho nông dân

Là một tỉnh nông nghiệp nên những năm qua công tác khuyến nông trên địa bàn đã được địa phương tập trung đầu tư nhiều và khuyến nông cũng đã góp phần

khơng nhỏ trong tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên,

để hoạt động khuyến nông đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, trong thời gian tới

cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Trước hết, cần tập trung nâng cao trình độ dân trí, KTNN cho hộ nơng dân vì nơng dân là người trực tiếp “quyết định” năng suất, sản lượng, chất lượng cây

trồng vật nuôi. Việc cần làm ngay là nâng cao trình độ học vấn của nông dân thông qua đẩy mạnh chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập và dạy nghề cho lao

động nông thôn, đáp ứng yêu cầu lao động tại chỗ ở địa phương. Với mục tiêu đến

hết 2010, khoảng 20% số lượng nông dân ở độ tuổi dưới 55, được qua huấn luyện làm nghề nông và có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, đến

năm 2015 đạt khoảng 50% và đến năm 2020 đạt 100% cần tăng cường công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và sát với thực tế hơn so với trước đây. Hình thức đào tạo có thể trên lớp, tại hiện trường, trên các

phương tiện thông tin đại chúng hoặc tổ chức học tập, khảo sát, tham quan trong và ngoài tỉnh, ngoài nước. Xây dựng tài liệu khuyến nông bao gồm sách các loại, tranh, ảnh, tờ rơi, băng, đĩa hình, đĩa tiếng...có nội dung phù hợp với từng địa

phương, từng đối tượng. Nội dung đào tạo và thông tin tuyên truyền cần đầy đủ cả về kiến thức kỹ thuật lẫn kiến thức kinh tế, thị trường và chính sách của nhà nước, phải gắn với thực tế sản xuất trên cơ sở thông tin hai chiều và phải đến được với sản xuất bằng các con đường nhanh nhất, dễ tiếp cận nhất. Một vài hình thức gợi ý sau:

+ Củng cố và hình thành mới các câu lạc bộ khuyến nơng, nhóm nơng dân cùng sở thích để truyền đạt kinh nghiệm, trao đổi thơng tin và giúp đỡ nhau trong

đóng góp của các thành viên trong nhóm. Nhóm hộ chỉ nên từ 15-20 thành viên sẽ

thuận lợi trong việc truyền và tiếp nhận thơng tin. Nhóm hộ sẽ chỉ cần cử một ít đại diện của mình để tham gia vào các chương trình liên quan, và các hộ đại diện có

trách nhiệm thông báo lại cho các hộ khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Trong các buổi sinh hoạt nhóm có thể mời cán bộ khuyến nơng cùng chia sẽ những vấn đề mà nhóm quan tâm. Hình thức này cũng tăng cường cho các hoạt động cộng đồng nông thơn được tốt hơn.

+ Hình thành các qn “cà phê khuyến nông” kết hợp với tư vấn khuyến nơng và dịch vụ vật tư phân bón nơng nghiệp trên địa bàn xã. Đây sẽ là nơi để các hộ nơng dân trong vùng có điều kiện chủ động gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ khuyến nông nhằm trao đổi những thông tin trong sản xuất được kịp thời và thường xuyên

hơn, được đáp ứng đầy đủ các tài liệu, sách báo, ấn phẩm khuyến nông phục vụ

SXNN, đồng thời cũng là nơi các hộ nông dân tiếp cận với nguồn cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Ngoài trao đổi thông tin hàng ngày,

định kỳ hàng tuần, hàng tháng có sinh hoạt chuyên đề, với nội dung và lịch sinh

hoạt có thể theo lịch thời vụ cây trồng, vật ni hay theo hộp thư góp ý, yêu cầu đáp

ứng của số đông nông dân trong vùng. Vị trí các qn “cà phê khuyến nơng” nên

chọn ở các nơi đông dân cư hoặc gần chợ, gần nơi sinh hoạt cộng đồng của địa

phương để các hộ nơng dân có điều kiện tiếp xúc thuận lợi hơn. Các tài liệu, sách

báo, ấn phẩm khuyến nông được hỗ trợ từ nguồn khuyến nông cấp trên. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ (giải khát, vật tư nông nghiệp...) được dùng vào việc cải thiện thêm đời sống cán bộ khuyến nông cơ sở.

+ Phát triển hệ thống bưu chính viễn thơng, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho vùng nông thôn, nhất là vùng xa và hải đảo; Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương cần tăng số lượng và chất lượng chuyên mục khuyến nông khuyến ngư, phổ cập kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, thông tin kịp thời giá cả thị trường, dự báo cung cầu hàng hố nơng sản trong và ngoài nước...

- Thứ hai, cần củng cố và nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông các cấp: + Tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thuộc hệ thống khuyến nơng để hồn thành tốt việc cung cấp dịch vụ khuyến nông cho nông dân, người sản xuất. Đến hết 2010, 100% cán bộ khuyến nông các cấp phải được huấn

luyện về nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành. Đến hết 2015 được nâng cấp và huấn luyện cập nhật, có 30% cán bộ khuyến nơng được đào tạo kỹ sư khuyến nông từ các trường đại học nông nghiệp.

+ Tiếp tục thành lập các tổ kinh tế kỹ thuật nông nghiệp ở các xã, phường, thị trấn cịn lại (hiện đã có 104/142 xã, phường, thị trấn có tổ kinh tế kỹ thuật nơng

nghiệp, mỗi tổ có từ 2-3 nhân viên khuyến nông), đồng thời nối mạng Internet và

đầu tư các phương tiện nghe nhìn tại các tổ kinh tế kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện cho

cán bộ khuyến nông cơ sở nhanh chóng tiếp cận được với các nguồn thơng tin trong, ngồi nước. Kinh phí đầu tư từ nguồn kinh phí ngân sách dành cho khuyến nơng hàng năm.

+ Tăng đầu tư ngân sách để phát triển cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Cụ thể, củng

cố hệ thống khuyến nông tỉnh-huyện-xã, đồng thời xây dựng trung tâm dịch vụ tư

vấn chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, trung tâm hỗ trợ nông dân ở một số huyện và có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác ở nông thôn. Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và Quyết định số 267/QĐ- TTg về chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú. Đến năm 2010 hình thành mạng lưới các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm: một trường đại học, ba trường cao đẳng, năm trường trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề ở huyện, khu vực. Tiếp tục thực hiện bố trí kỹ sư nơng nghiệp làm chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã ở những vùng trọng điểm về nông nghiệp.

- Thứ ba, tăng cường xã hội hố cơng tác khuyến nông nhằm thu hút mọi nguồn lực trong xã hội để ngày càng tăng nhanh vốn đầu tư cho khuyến nông; mặt khác, đẩy mạnh hoạt động khuyến nơng có thu (đối tượng thu là: doanh nghiệp, chủ trang trại và nơng dân sản xuất hàng hố xuất khẩu...) nhằm tăng cường nguồn kinh phí để mở rộng quy mơ các chương trình dự án khuyến nơng, đồng thời khuyến

khích những người tham gia hoạt động khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)