Các đề tài nghiên cứu về NSLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

7 Kết cấu đề tài

1.2 Các đề tài nghiên cứu về NSLĐ

1.2.1. Các đề tài nghiên cứu trong nước:

1.2.1.1. Đề tài nghiên cứu về NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2001-2005 do Viện khoa

học thống kê thực hiện và công bố năm 2007:

Kết quả đề tài cho biết:

- NSLĐ bình qn chung tồn nền kinh tế quốc dân của nước ta đạt được còn

ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Trong đó, đặc biệt khu vực kinh tế ngồi

nhà nước (xét theo hình thức sở hữu) và ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức NSLĐ rất thấp, nhưng lại có lao động chiếm tỷ lệ rất cao đã ảnh

hưởng nhiều đến mức NSLĐ chung toàn nền kinh tế.

- Để khơng ngừng nâng cao NSLĐ chung tồn nền kinh tế, trong thời gian tới chúng ta phải hết sức chú ý đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao

hiệu lực và hiệu quả quản lý sản xuất, đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ của

người lao động... để phấn đấu tăng NSLĐ đều hơn ở cả 3 khu vực kinh tế, cũng như tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Phải đặc biệt chú ý nâng cao NSLĐ ở khu vực

kinh tế ngoài nhà nước cũng như nâng cao NSLĐ ngành nơng - lâm nghiệp, vì ở các khu vực và ngành kinh tế này hiện nay trình độ kỹ thuật cịn rất thấp, nhưng lại có phạm vi hoạt động rộng và chiếm tỷ lệ lao động cao.

- Mặt khác, phải tạo môi trường thật thơng thống để lao động dễ dàng dịch chuyển từ những lĩnh vực, những ngành kinh tế có NSLĐ thấp sang các lĩnh vực, các ngành kinh tế có NSLĐ cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo hướng vừa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa tăng nhanh NSLĐ tồn xã hội.

1.2.1.2. Phân tích NSLĐ xã hội năm 2006 của Tổng Cục thống kê:

- NSLĐ xã hội năm 2006 của Việt Nam (tính bằng GDP theo giá thực tế), nếu chia theo nhóm ngành thì NSLĐ thuộc nhóm ngành nơng, lâm nghiệp thấp nhất (7,09 triệu đồng), chỉ bằng một phần ba mức NSLĐ chung của cả nước (22,46 triệu

đồng), chỉ bằng một phần tám mức NSLĐ của nhóm ngành cao nhất là ngành công

nghiệp (58,25 triệu đồng), chưa bằng một phần ba mức NSLĐ của ngành thủy sản (24,59 triệu đồng).

- Nguyên nhân chủ yếu làm cho NSLĐ trong ngành nông, lâm nghiệp thấp là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều (20%), năng suất cây, con thấp (năng suất lúa của Việt Nam năm 2006 đạt 48,9 tạ/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt 62 tạ/ha; năng suất ngô đạt 36 tạ/ha, trong khi của Mỹ, Úc, Pháp đạt 80 tạ/ha), còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tỷ lệ lao động thủ công lớn, giá bán sản phẩm thấp so với các ngành khác và so với thế giới.

1.2.1.3. Kết quả lượng hoá các yếu tố tác động đến NSLĐNN của Trường Đại học

kinh tế TPHCM:

- Dựa vào số liệu điều tra kinh tế xã hội nông thôn tỉnh Cần Thơ (Cục thống kê Cần Thơ, 2005), kết quả mơ hình lượng hố các yếu tố tác động đến NSLĐNN

đầu tư, QMĐ nơng nghiệp, mơ hình đa dạng hố SXNN, trình độ cơ giới hố và liên

kết trong tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

- Trên cơ sở kết quả của mơ hình và dựa vào hộp xanh (Green box) của WTO

đối với thể chế tài trợ cho nơng nghiệp, có năm nhóm chính sách được đưa ra:1.

Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao NSĐ; 2. Mở rộng cung tín dụng đối với nơng dân; 3. Nâng cao trình độ KTNN cho nơng dân; 4. Khuyến khích hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá và 5. Tăng nhanh phát triển cơ sở hạ tầng và ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng nông thôn.

1.2.2. Trên thế giới:

Điều tra của Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc về khu vực châu Á -

Thái Bình Dương (ESCAP) cho thấy tình trạng đói nghèo kéo dài và bất cơng bằng ngày càng nới rộng ở châu Á - Thái Bình Dương là hậu quả của việc sao nhãng với nông nghiệp đã diễn ra trong nhiều thập niên qua.

Cuộc điều tra cho thấy, cải thiện NSLĐNN có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình giảm nghèo. Ví dụ, việc tăng NSLĐ trung bình trong nơng nghiệp ở Thái Lan có thể đưa 218 triệu người ra khỏi đói nghèo. Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia còn được lợi hơn rất nhiều.

ESCAP khẳng định, chiến lược về kinh tế nông nghiệp, xã hội và phương

diện sinh thái được đặt đúng vị trí trong vai trị giảm nghèo và xóa bỏ bất cơng bằng trong xã hội chính là con đường phía trước.

Nói một cách đơn giản, nông nghiệp cần cuộc cách mạng khác. Tăng năng suất nông nghiệp cần được coi là trung tâm của cuộc cách mạng này. Điều cốt yếu của năng suất nơng nghiệp chính là cải thiện đầu tư trong nghiên cứu và phát triển, mở rộng dịch vụ, chú trọng thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, giáo dục con người, cải thiện hệ thống sở hữu đất...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)