Tình hình cơ giới hố nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)

7 Kết cấu đề tài

2.1 Thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang

2.1.2.3 Tình hình cơ giới hố nơng nghiệp

Để từng bước đẩy nhanh cơ giới hóa trong SXNN, ngay từ năm 2002, bằng

nguồn vốn chương trình khuyến nông tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã xây dựng chương trình cơ giới hóa nhằm ứng dụng các thành tựu cơ giới hóa đã được phổ biến ở các nơi vào đồng ruộng Kiên Giang. Chương trình đã triển khai được 607 dụng cụ sạ hàng, 69 máy cắt lúa cải tiến, 6 trạm bơm điện, 5 lò sấy và 2 máy gặt đập liên hợp. Đây là chương trình tương đối mới, đã thu hút sự tham

gia và mang lại hiệu quả rõ rệt cho địa phương. Góp phần vào chương trình cịn có sự tác động của Hợp phần Sau thu hoạch Danida. Đây là chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp của chính phủ Đan Mạch hợp tác với Việt Nam. Hợp phần đã phối hợp tập huấn và triển khai công nghệ mới phục vụ sau thu hoạch, tổ chức đào tạo cán bộ tại địa phương (tổ chức 32 lớp tập huấn về lò sấy cho 714 người và tổ chức 35 cuộc tham quan về lò sấy cho 1.079 người).

Phát huy hiệu quả, từ năm 2004-2008 Trung tâm Khuyến nơng Kiên Giang tiếp tục nhận được kinh phí hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc Gia đầu tư 212 dụng cụ sạ hàng, 5 máy cắt xếp dãy, 2 máy gặt đập liên hợp và 14 lò sấy lúa với công suất từ 4-8tấn/mẽ.

Mặt khác, từ năm 2003 đến 2008, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nơng dân mua máy cơ khí phát triển SXNN, gồm máy cày, máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, máy bơm nước, máy sấy lúa và mô tơ điện. Với cơ chế ngân hàng cho vay 70% giá trị máy, ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng và nông dân trả tiền vay trong 3 năm. Kết quả từ năm 2003 đến 2007 ngân hàng đã cho vay 40 tỷ đồng và ngân sách đã hỗ trợ tiền lãi gần 10 tỷ đồng.

Chương trình đã mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chương trình cơ giới hóa trong SXNN của tỉnh ngày càng phát triển. Tính đến nay tồn tỉnh đã có

trên 500 máy gặt đập liên hợp, 27 máy cắt xếp dãy và trên 1.025 lò sấy lúa lớn nhỏ, góp phần nâng tỉ tệ cơ giới hóa sản xuất lúa cuối năm 2008 đạt 97% diện tích khâu làm đất, bơm nước và tuốt hạt, trong đó diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chiếm trên 20%, bơm tưới bằng điện chiếm trên 15%, gieo sạ bằng máy sạ hàng chiếm trên 30% diện tích và sấy khơ lúa bằng máy đạt trên 30% sản lượng lúa vụ hè thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)