Liên kết, tích tụ ruộng đất xây dựng các tổ hợp tác, HTX và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

7 Kết cấu đề tài

3.2 Nội dung các giải pháp

3.2.2.2 Liên kết, tích tụ ruộng đất xây dựng các tổ hợp tác, HTX và

KTTT:

Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, HTX. Tập trung phát triển mạnh mơ hình hợp tác sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, làm dịch vụ kinh tế tổng hợp. Thực hiện thí điểm mơ hình HTX trực tiếp tổ chức SXNN trên diện tích đất của xã viên trên cơ sở có sự đồng thuận của xã viên theo phương thức: Diện tích ruộng của từng hộ vẫn giữ nguyên, nhưng bố trí lại

đồng ruộng thành những thửa ruộng lớn để sản xuất hàng hố tập trung. Có cơ chế

chính sách khuyến khích thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất, mở rộng sản xuất,

sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nơng dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên doanh, liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tham gia các dự án đầu tư, kinh doanh.

Mặt khác, cần khuyến khích tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển KTTT theo

Nghị quyết 03 của Chính phủ. Khuyến khích các hộ dân tích tụ ruộng đất dưới các hình thức chuyển nhượng, thuê đất, góp đất, tập trung ruộng đất để phát triển KTTT, liên kết nhiều trang trại để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu SXNN, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, trong thời gian tới, địa phương cần

tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại để phát huy

những lợi thế về cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương nhằm khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của trang trại.

- Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các chủ trang để các chủ trang trại an tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Khuyến khích nơng hộ, trang trại tích tụ đất đai; hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ trang trại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từng bước thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hố SXNN.

- Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân và các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh theo mơ hình KTTT, hoặc liên kết, liên doanh, đầu tư vốn cùng với chủ trang trại mở rộng sản xuất kinh doanh theo phương thức ‘‘đơi bên cùng có lợi ích và rủi ro chia sẻ tương xứng”; hướng dẫn và tạo điều kiện để các chủ trang trại

được xác định là đối tượng hưởng chính sách đầu tư quy định theo Luật khuyến

khích đầu tư trong nước, đồng thời cần nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn các

hành vi lợi dụng chủ trương khuyến khích phát triển KTTT của Nhà nước, đầu cơ đất đai để trục lợi.

- Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Ưu tiên các

trang trại sử dụng nhiều lao động, trang trại sử dụng lao động của những hộ nơng dân khơng có đất, hoặc thiếu đất sản xuất, hộ nghèo thiếu việc làm...

- Nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, nâng cao tay nghề cho người lao động và áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất của trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)