Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 35)

tế - xã hội ở cơ sở

Đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Chất lượng của tổ chức cơ sở đảng nói chung, các đảng bộ xã nói riêng thể hiện tập trung ở việc xác định và đề phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phương hướng, nhiệm vụ đó phải phán ánh được tâm tư, nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động, đồng thời nó cịn là mục tiêu hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng ở cơ sở.

Trong những năm qua, nhìn chung các đảng bộ xã ở Cao Bằng đã vươn lên đạt trong sạch, vững mạnh với tỷ lệ khá cao. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng hàng đầu là các đảng bộ xã đã biết xác định và đề ra được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, đồng thời phù hợp với tiềm năng, thế mạnh ở cơ sở và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Với đặc điểm địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi, núi, diện tích đất canh tác khơng nhiều, nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu thiếu, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp tự cấp, tự túc, chuyển hướng sản xuất hàng hóa cịn chậm, hiệu quả thấp, chưa đều giữa các vùng và chưa vững chắc; các xã vùng cao, vùng biên giới, chủ yếu là thuần nông, phát rừng làm nương. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tế cơ sở, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình, trong thời gian qua, nhiều đảng bộ xã đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, kết hợp với thương mại - dịch vụ và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Ví dụ: Huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm là hai huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển chăn ni đại gia súc nói chung, phát triển đàn bị nói riêng. Khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ, nhiều gị, đồi thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn ni; giống bị ở đây tầm vóc cao, trọng lượng lớn, nhân dân ở đây đã từ lâu chăn nuôi để làm sức kéo, làm thực phẩm và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăn ni. Chính vì vậy, các đảng bộ xã ở đây đã tập trung chỉ đạo phát triển đàn bò. Theo số liệu điều tra khảo sát, tổng đàn bị của các xã trong tỉnh đến năm 2005 có 124.416 con, tăng bình qn 3,87%/năm. Từ năm 2008, dự án đàn bò được triển khai thực hiện ở 29 xã trong tỉnh, huyện có mức tăng trưởng đàn bị cao và nhanh là huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, đạt 10,91%/ năm [46].

Là một huyện vùng đồng, đất đai rộng, bằng phẳng, phì nhiêu, thuận lợi cho việc canh tác cây nơng nghiệp, đảng bộ các xã ở huyện Hòa An đã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyến đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ canh tác lúa một vụ sang trồng cây thuốc lá, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo việc liên kết giữa các xã với đại diện của Viện Khoa học -

kỹ thuật thuốc lá Trung ương đóng trên địa bàn huyện để cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm bón cho bà con nông dân ở các xã và bao tiêu sản phẩm làm ra. Trong những năm qua, cây thuốc lá đã trở thành cây “mũi nhọn” để nhân dân ở đây vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Đã xuất hiện một số mơ hình điểm như các xã: Nam Tuấn, Bế triều, Bình Long… sản lượng thuốc lá hàng năm dẫn đầu toàn huyện. Với địa hình phần lớn là núi đá, khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với các loại cây họ đậu, đảng bộ các xã ở huyện Hạ Lang, Quảng Uyên chỉ đạo nhân dân phát triển cây đỗ tương, lạc…Ngoài cây lương thực, ở đây còn phát triển chăn ni đại gia súc như trâu, bị, dê; phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, rèn dao… sản phẩm đã trở thành hàng hóa và được thị trường ưa chuộng. Tận dụng thế mạnh của địa phương mình, đảng bộ các xã ở huyện Hà Quảng, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Thạch An, Phục Hòa…chỉ đạo phát triển cây cơng nghiệp như chè đắng, mía, dẻ… phát triển du lịch, dịch vụ… Ngoài ra đảng bộ các xã đều trú trọng đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông nông thôn; mở rộng, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, xây dựng mới và nâng cấp các trường học, trạm y tế, trạm điện, trạm bơm, cứng hóa hệ thống kênh mương, mở rộng và văn minh hóa các khu di tích, khu du lịch, khu vui chơi giải trí cơng cộng… Đây là những nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố cơ bản để đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn. Để đảm bảo cân đối nguồn thu, chi, tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế và tạo quỹ phúc lợi, chăm lo đời sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là các gia đình thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có hồn cảnh khó khăn, đảng ủy các xã đã chỉ đạo hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân mở rộng, khai thác các nguồn thu theo quy định của nhà nước.

Ngoài tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, các đảng bộ xã còn đẩy mạnh hồn thành các mục tiêu trong lĩnh vực văn hóa - xã hội như: tăng cường mạng lưới văn hóa, thơng tin, tun truyền ở cơ sở để nâng cao mức độ

hiểu biết, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân; phát triển phong trào nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo đồn kết nơng thơn; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng quy ước, hương ước làng, xã, thực hiện quy chế dân chủ ở nơng thơn, làm tốt cơng tác hịa giải, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân; xây dựng văn hóa tinh thần, nếp sống lành mạnh, tiết kiệm trong ma chay, cưới xin, trong lễ hội; phịng, chống bạo lực gia đình, gìn giữ vệ sinh môi trường ở nông thôn; giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa, tình nghĩa nhân hậu, thủy chung có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm cộng đồng, cổ vũ gương người tốt, việc tốt để từng bước hình thành hệ giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống con người mới, chống những lề thói cổ hủ, lạc hậu.

Sự nghiệp giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm; tăng cường cơng tác xóa mù chữ đối với người trong độ tuổi, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; vận động nhân dân xây dựng, chỉnh trang trường lớp; các hoạt động thể dục, thể thao được đẩy mạnh, phát triển các mơn thể thao có thành tích cao. Vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo”, tăng cường chỉ đạo cuộc vận động “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa bàn.

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Để phát

triển sản xuất nông nghiệp theo chủ trương của tỉnh, đảng bộ các xã đã chỉ đạo việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào đời sống sản xuất; tích cực chuyến đổi cơ cấu kinh tế, đưa giống mới, cây, con có năng xuất cao vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi; cải tiến kỹ thuật canh tác, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản… Cụ thể, để phát triển

chăn ni đại gia súc (chủ yếu là đàn bị), đảng bộ các xã đã tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của nơng dân về phát triển đàn bị theo hướng sản xuất hàng hóa; thay đổi tập qn chăn ni lạc hậu bằng phương pháp chăn nuôi tiên tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư phát triển đàn bị, góp phần đưa chăn ni trở thành ngành chính, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp; chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi bị, xây dựng các mơ hình trang trại hoặc hợp tác xã chăn ni bị; hướng dẫn nhân dân trồng cỏ tương ứng với quy mơ phát triển đàn bị hàng năm, đảm bảo đủ cung cấp thức ăn cho đàn bò; đẩy mạnh việc hướng dẫn chế biến bảo quản thức ăn chăn nuôi, vận động, hỗ trợ vốn để nhân dân cải tạo chuồng trại chăn nuôi. Đảng ủy các xã đã đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi để phát triển đàn bò, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư xây dựng các trang trại, hợp tác xã chăn ni bị tập trung với quy mô lớn, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đảng bộ các xã cịn khuyến khích phát triển ni trồng thủy sản ở những nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp, tận dụng mặt nước tự nhiên, các ao, hồ thủy lợi để nuôi thủy sản gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đảng bộ các xã đã tập trung đã được mở rộng và phát triển như vùng chuyên canh cây trồng như: trồng mía nguyên liệu, vùng trồng mía xuất khẩu, (Hạ Lang) vùng trồng thuốc lá (Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Trùng Khánh, Trà Lĩnh…) vùng trồng trúc (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm). Một số dự án sản xuất hàng hoá đã được các đảng bộ xã chỉ đạo đầu tư thực hiện như: ni cá nước lạnh (Ngun Bình), sản xuất lạc giống, ngô giống (Hà quảng), trồng hoa (Trà Lĩnh), trồng cây thạch đen (Thạch An); hệ thống thủy lợi tiếp tục được quan tâm xây dựng, cải tạo, nâng cấp kiên cố phục vụ tưới tiêu. Từ năm 2005 đến 2010 các cơng trình cấp nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp và nông thôn được đầu tư đảm bảo tưới chủ động trên 4000 ha vụ xuân và trên 18770 ha vụ mùa [14, tr.19-20].

Nhằm phát huy nội lực, huy động và sử dụng các nguồn lực trong nhân dân, đảng bộ các xã đã tiếp tục chỉ đạo việc giới thiệu các tiềm năng thế mạnh về du lịch ở địa phương mình; khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, quảng bá các sản phẩm của địa phương, bảo quản và tơn tạo các di tích lịch sử cách mạng, thu hút khách tham quan, du lịch…(làng dệt thổ cẩm xã Đào Ngạn - Hà Quảng, làng dệt chiếu trúc xã Canh Tân - Thạch An).

Chỉ đạo bảo vệ diện tích rừng hiện có, áp dụng kỹ thuật nơng - lâm kết hợp để khai thác có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư, giải quyết đất cho đồng bào tại chỗ; tiến hành trồng mới các loại cây như: tre, trúc, keo làm nguyên liệu giấy và các cây công nghiệp khác như: chè đắng, hồi, quế, trám… phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển bằng nhiều chủ trương, biện pháp tích cực như: tiến hành dồn điền, đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nơng dân, khuyến khích nơng dân kiến tạo nương rẫy bậc thang nơi có khả năng thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất…

Đảng bộ các xã đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu về văn hóa - xã hội như: xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện ăn, ở, học hành, chữa bệnh, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; từng bước nâng cấp các trạm y tế xã, đề nghị bổ sung thêm thuốc men, dụng cụ y tế cho tuyến xã để giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho nhân dân; quan tâm chăm lo sức khỏe cho người nghèo, các đối tượng chính sách, các dân tộc ít người, chỉ đạo việc phối kết hợp giữa địa phương với Cơng ty viễn thơng qn đội Viettel đóng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ cho các đối tượng có hồn đặc biệt khó khăn khám, chữa bệnh, học hành. Các chế độ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng, gia đình chính sách… được các đảng bộ xã quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác bảo trợ xã hội được duy trì thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm xã hội được thực hiện tốt bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn, các xã đã hồn thành và đưa vào sử dụng 41 dự án cụm cơng trình, cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân các xã từ 62,1% (năm 2005) lên 83,2% (năm 2010) [14, tr.20].

Tham gia thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho thanh thiếu niên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường phổ thơng; góp phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn để ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ; quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở. Quan tâm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng, xóm văn hóa, xây dựng quy ước nếp sống người Mông, Dao; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu hát then, múa then của dân tộc Tày, Nùng, các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ. Hàng năm phối hợp với phịng văn hóa huyện tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ truyền thống các dân tộc, tổ chức thi hát dân ca, thi trang phục đẹp… Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, mê tín, dị đoan; thực hiện các chỉ tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình, các cơ sở y tế thực hiện phòng chống dịch bệnh, khám chữa sức khỏe ban đầu cho nhân dân…

Kết quả đạt được: Với sự nỗ lực của Đảng bộ các xã, sự ủng hộ của đông

đảo quần chúng nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy các cấp, trong những năm qua các xã đã đạt được kết quả đáng phấn khởi trên lĩnh vực kinh tế -xã hội đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Về kinh tế: kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng 11,5%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 605 USD/ năm (giai đoạn năm 2006 - 2010); cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng, lâm nghiệp; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng ngun liệu cơng nghiệp chế

biến. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch quan trọng nhất là trong nơng nghiệp. Sản xuất nơng nghiệp có bước chuyển đổi cơ bản về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng nhiều do hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại và bệnh dịch, nhưng sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả đáng kể: diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính trong nơng nghiệp qua các năm đều tăng. Năm 2010 sản lượng lương thực đạt 241.357 tấn, tăng 17,3% so với năm 2005 và lương

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w