Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên, trực tiếp là

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 100)

kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên, trực tiếp là của huyện ủy đối với các đảng bộ xã

Được quyết định chủ yếu bởi sự nỗ lực vươn lên của bản thân, đồng thời không thể thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên mà trực tiếp là huyện ủy đối với các đảng bộ xã. Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới toàn diện đời sống xã hội đang diễn ra ở cơ sở gặp khơng ít khó khăn, phức tạp, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Trong khi đó về cơ bản chất lượng các đảng bộ xã ở Cao Bằng còn nhiều bất cập so với yêu cầu chung của công cuộc đổi mới và nhiệm vụ chính trị của cơ sở, tình hình đó đặt ra những yêu cầu vươn lên của từng đảng bộ, chi bộ và mỗi đảng viên. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn đó khơng chỉ là q trình tự lực, tự cường, sáng tạo của cơ sở mà điều hết sức quan trọng là đề cao trách nhiệm và tăng cường chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên, trước hết là cấp trên trực tiếp.

Thực tế ở Cao Bằng cho thấy, nếu khơng có sự quan tâm, giúp đỡ, sự chỉ đạo chặt chẽ, sự vào cuộc quyết liệt của cấp trên cụ thể là cấp tên trực tiếp thì khơng ít đảng bộ xã ở Cao Bằng không đủ khả năng để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ sở, Đảng bộ xã Đàm Thủy - Trùng Khánh là

một điển hình. Xã Đàm Thủy - Trùng Khánh là xã giáp biên giới Trung Quốc, trong đó, xóm Lũng Phiắc có đường biên giới dài khoảng 3 km, có gần 200 hộ với hơn 1000 nhân khẩu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao trên 80%. Vào những năm 2005, 2006 tình hình trên địa bàn xóm có những diễn biến phức tạp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Tổ chức đảng, chính quyền và các đồn thể hoạt động kém hiệu quả, tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển quặng trái phép qua biên giới vi phạm các quy định của địa phương. Tình hình trên địi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là sự giúp đỡ của cấp trên. Huyện ủy Trùng Khánh đã chủ trì phối hợp với Đảng ủy bộ đội biên phịng, Đảng bộ cơng an huyện và các cơ quan liên quan củng cố lại hệ thống chính trị xã Đàm Thủy. Rà soát lại đội ngũ cán bộ, đảng viên, lãnh đạo chính quyền và các đồn thể xóm Lũng Phiắc, kiện toàn tổ chức cán bộ, chọn cử cán bộ đảng viên có năng lực tăng cường cho xóm thực hiện “3 cùng” với dân. Phát động phong trào quần chúng với những nội dung thích hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương, góp phần bảo về an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gìn giữ mối quan hệ hữu nghị với nhân dân địa phương nước bạn…dần dần tình hình địa phương đã đi vào ổn định [50].

Trong điều kiện mới, để tạo điều kiện cho các đảng bộ xã ở Cao Bằng không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng của các đảng bộ xã cấp ủy cấp trên cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Ở tầm vĩ mô sự lãnh đạo của cấp trên thể hiện ở việc khẩn trương nghiên cứu và ban hành những chính sách, chủ trương, quy định đúng đắn làm chuẩn mực hướng dẫn hoạt động của cơ sở. Sự lãnh đạo của cấp trên còn thể hiện ở sự gương mẫu trong công cuộc đổi mới của Đảng nhất là sự đổi

mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo.

Cần tiếp tục chủ trương phân công cán bộ chủ chốt huyện ủy như huyện ủy viên, trưởng các ban ngành phụ trách các xã, thường xuyên bám sát cơ sở, nhất là những xã yếu kém để nắm bắt tình hình, đề xuất biện pháp với cấp trên và trực tiếp giúp cấp dưới giải quyết kịp thời những vấn đề ở cơ sở đặt ra. Duy trì và thực hiện nền nếp giao ban phản ánh tình hình hàng tháng giữa thường trực huyện ủy, ủy ban huyện với cơ sở để nắm tình hình, chỉ đạo kịp thời với từng xã trong giải quyết công việc. Đối với những xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn. Các cơ quan chức năng của huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện tăng cường bám sát cơ sở, khảo sát nắm tình hình, định kỳ dự hội nghị sơ kết, tổng kết của địa phương.

Đối với công tác cán bộ, huyện ủy cần có định hướng cụ thể trong xây dựng quy hoạch, định hướng đào tạo bồi dưỡng sắp xếp, bố trí cán bộ; đối với cán bộ nhân viên thuộc diện tuyển dụng phải có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều kiện để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả. Đối với công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cơng tác xây dựng đảng bộ xã, thông qua việc theo dõi, nắm tình hình, theo định kỳ, thường vụ huyện ủy tổ chức nhận xét đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ ra ưu khuyết điểm và nguyên nhân; đối với những vấn đề cần tập trung khắc phục sửa chữa thì phải giao thời hạn cụ thể, kế hoạch cụ thể, có thể phúc tra, kiểm tra để nhận xét, đánh giá. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chấn chỉnh thường xuyên của thường trực huyện ủy đối với đảng bộ xã. Quá trình kiểm tra cần đi sâu vào những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc như: vấn đề quản lý đất đai, huy động vốn đóng góp của dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong chế độ công tác, định kỳ hoặc sau mỗi nhiệm vụ được giao, cần có sự chỉ đạo, sơ kết, tổng kết, đánh giá kịp thời, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết bổ sung cho quá trình điều hành.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của cấp trên chỉ đạt được kết quả như mong muốn khi bản thân các đảng bộ xã ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình, chủ động khắc phục những khó khăn, yếu kém, tồn tại để phát triển. Cần chú ý đề phịng cả hai thiên hướng khơng đúng đắn, ỷ lại, trơng chờ cấp trên hoặc thốt

ly sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

KẾT LUẬn

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với vị trí nền tảng của mình, các tổ chức cơ sở đảng nói chung, các đảng bộ cơ sở nói riêng ln đóng vai trị là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là nơi hình thành và trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống và tổ chức lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách ấy.

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, các đảng bộ xã ở Cao Bằng cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong q trình tìm hướng đi lên. Các đảng bộ xã vừa phải lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, vừa lãnh đạo thực hiện công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Càng đi vào thực hiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa càng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với chất lượng các đảng bộ xã. Để các đảng bộ xã thực sự ngang tầm nhiệm vụ, vấn đề hàng đầu là phải nâng cao chất lượng lãnh đạo, đây vừa là vấn đề bức thiết của công tác xây dựng Đảng vừa là yêu cầu khách quan của quá trình vận động đi lên của Đảng ta. Xác được tầm quan trọng của công tác xây dựng đảng đối với sự nghiệp lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, trong những năm qua, các đảng bộ xã ở Cao Bằng đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng bộ trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhờ đó đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng của các đảng bộ xã chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Những biểu hiện cụ thể là: tình trạng suy thối về chính tri, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, một số tổ chức Đảng tê liệt sức chiến đấu, không đủ năng lực lãnh đạo và chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, công tác tư tưởng cịn nhiều bất

cập thếu tính thuyết phục, cơng tác tổ chức cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém, phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của một số cấp ủy đảng chậm được đổi mới. Số xóm chưa có chi bộ, chưa có đảng viên vẫn cịn, tạo nguồn phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa cịn khó khăn do trình độ văn hóa thấp, chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao…

Để giải quyết những mâu thuẫn trên và thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng của các đảng bộ xã của Cao Bằng cần quán triệt thống nhất nhận thức, quan niệm mới về chất lượng các đảng bộ xã, xác định rõ những tiêu chí để đánh giá chất lượng các đảng bộ xã của Cao Bằng hiện nay. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức về công tác xây dựng Đảng, xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể; xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tăng cường cơng tác tư tưởng ở cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên nhất là cấp trên trực tiếp. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ xã ở Cao Bằng được nêu lên trong luận văn, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng các đảng bộ xã trong 5 năm (từ 2005 đến 2010); từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng các đảng bộ xã của tỉnh. Nội dung các giải pháp càng không tách rời những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về cơng tác xây dựng Đảng nói chung.

Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong cơng tác xây dựng Đảng hiện nay. Chỉ có trên cơ sở nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và những thực tiễn ở cơ sở, với một tinh thần trách nhiệm cao của các cấp ủy đảng, của từng cán bộ, đảng viên mới xây dựng được đảng bộ, chi bộ cơ sở ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w