Nâng cao năng lực xác định nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các đảng bộ xã

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các đảng bộ xã

Năng lực xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tổ chức, thực hiện đạt kết quả tốt là thể hiện rõ nhất và quan trọng nhất năng lực lãnh đạo của Đảng, đồng thời là khâu rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Song trong bất kỳ thời điểm nào, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở phải ln ln phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. Nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng còn là mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức đảng trên tất cả các mặt hoạt động, cịn là sự định hướng hoạt động của chính quyền và các đoàn thể quần chúng.

Thực tế ở các xã miền núi tỉnh Cao Bằng cho thấy có nhiều đảng bộ xã vươn lên được trở thành khá vững mạnh, trước hết là nhờ xác định đúng nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Điển hình như Đảng bộ xã Cốc Pàng (Bảo Lạc), Đảng bộ xã Cao Chương (Trà Lĩnh).

Xã Cốc Pàng (Bảo Lạc) là một xã vùng cao biên, giới đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, dân tộc Mơng chiếm đa số, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, tình trạng du canh du cư vẫn phổ biến, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân hết sức khó khăn; nơi đây đã từng là điểm nóng của tà đạo. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo Chính quyền, các Đồn thể vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống cây có lợi ích kinh tế cao cây, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương đưa vào gieo trồng. Bà con đã mạnh dạn mở rộng diện tích chuyên canh cây sở, hồi theo hướng sản xuất hàng hóa. Những năm gần đây, nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả, kinh tế - xã hội của xã từng bước được phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80% (năm 2005) xuống còn 62,7% (năm 2010); từ năm 2006 đến năm 2010 Đảng bộ xã được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Ngồi ra cịn nhiều điển hình khác nhờ chuyển hướng sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, thực hiện định canh, định cư, xây dựng vườn rừng, đồi rừng, kinh tế phát triển.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề quan tâm của các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở ở Cao Bằng hiện nay là phải xác định đúng nhiệm vụ chính trị. Hiện nay cịn nhiều tổ chức đảng bộ xã còn lúng túng, nhất là việc xác định cơ cấu sản xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống, chọn cây trồng, con nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, phong tục tập quán ở cơ sở, đạt năng suất cao, có giá trị và hiệu quả nhưng phải tiêu thụ được sản phẩm.

Ví dụ: ở những cơ sở vùng cao điều kiện giao thơng khó khăn, chưa có đường ơ tơ, vậy trồng cây gì, ni con gì để trở thành hàng hóa, vận chuyển tiêu thụ? Ở những nơi chưa xác định đúng nhiệm vụ chính trị thì thơng thường cũng kéo theo việc quyết định thiếu chính xác các giải pháp tổ chức thực hiện. Thể hiện rõ điều này là ở vùng cao, vùng sâu cịn khá phổ biến tình trạng du canh, du cư, phát rừng làm nương, tự cung, tự cấp, hiệu quả kinh tế thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Để xác định đúng nhiệm vụ chính trị các đảng bộ xã cần nắm vững các yêu cầu: nhận thức và quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương, kế hoạch của cấp trên; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân; nắm vững điều kiện thực tế và thế mạnh ở cơ sở. Thực tế ở Cao Bằng cho thấy để xác định đúng nhiệm vụ chính trị, các đảng bộ xã cần thực hiện những vấn đề sau đây:

Một là, các đảng bộ xã, trước hết là tập thể cấp ủy phải nắm chắc và thực

hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Chủ trương, đường lối của Đảng được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Trung ương và các chỉ thị, quy định của Đảng, các chính sách của Nhà nước và được các cấp ủy địa phương cụ thể hóa thêm một bước

trong các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch và chương trình cơng tác của tổ chức mình. Song nó là những vấn đề bao qt chung, có tính định hướng của cả một địa phương lớn, nó chưa thể thể hiện được đầy đủ tính đa dạng, phong phú và tính đặc thù của từng cơ sở. Vì thế khi nghiên cứu quán triệt nghị quyết của cấp trên, từng cơ sở phải nghiên cứu xem xét nội dung nào không phù hợp, nội dung nào phù hợp để từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế vào địa phương mình. Có như vậy, mới có thể xác định đúng nhiệm vụ chính trị.

Hiện nay, các đảng bộ xã ở Cao Bằng cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, Sáu chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của Trung ương có liên quan đến nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Theo tinh thần đó, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã ở Cao Bằng cần tập trung vào những nhiệm vụ và địa bàn trọng yếu như: thực hiện tốt chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó cần chú ý phát triển kinh tế hộ gia đình, coi trọng, khuyến khích và giúp đỡ kinh tế hộ phát triển; phát huy thế mạnh đặc biệt của miền núi là lâm nghiệp, kết hợp sự phát triển giữa nông nghiệp và lâm nghiệp; khuyến khích chăn ni đại gia súc; khai thác rừng đi đôi với trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Sự phát triển phải gắn liền với chính sách định canh, định cư, chuyến đổi cơ cấu sản xuất, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển kinh tế phải gắn chặt với trật tự, an tồn xã hội và an ninh quốc phịng ở các vùng cao, vùng biên giới, sự kết hợp đó phải được coi là nguyên tắc, quy luật của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Hai là, phát huy tính năng động, sáng tạo với những hình thức, biện

pháp, bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, từng cơ sở, đồng thời phải nắm vững tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của người lao động, đó là cơ sở vững chắc để đề ra phương hướng

đúng đắn, hợp lịng dân và có khả năng thực thi. Đảng bộ xã cần nắm chắc những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, truyền thống tác động đến mọi mặt hoạt động ở cơ sở. Đồng thời phải thấy hết những đặc điểm riêng của cơ sở mình như: đất đai, khí hậu, trình độ dân trí, trình độ canh tác, ngành nghề truyền thống, điều kiện tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… trên cơ sở đó biết lựa chọn thế mạnh, tìm ra những căn cứ vững chắc để quyết định phương án sản xuất cho phù hợp.

Ví dụ: Các xã Mai Long, Ca Thành, Phan Thanh (Nguyên Bình) là những vùng có đơng đồng bào Dao sinh sống, họ vốn có truyền thống lao động cần cù, đồn kết đùm bọc yêu thương nhau và quen sống ở những vùng cao, những nơi họ sinh sống thường có địa hình phức tạp, bao bọc bởi những dãy đồi, núi đá vơi, diện tích đất tự nhiên lớn nhưng diện tích đất nơng nghiệp khơng nhiều, khí hậu thống mát về mùa hè nhưng khắc nghiệt về mùa đông. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như phong tục, tập quán của dân tộc Dao cho thấy những lợi thế về phát triển kinh tế chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; kinh tế vườn - rừng và phát triển du lịch sinh thái. Đảng bộ, Chính quyền các xã nói trên cần chỉ đạo hướng dẫn nhân dân tận dụng những lợi thế của tự nhiên trong việc phát triển kinh tế, khuyến khích nhân dân chăn ni bị, dê; phát triển các loại cây như: trúc sào, thông, thảo quả, tam thất, bảo tổn và phát triển khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén…

Đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội của cơ sở là điều kiện cần thiết để các đảng bộ xã xác định phương hướng, giải pháp cho sự phát triển kinh tế xã hội của cơ sở. Tuy nhiên để làm tốt việc này các đảng bộ xã cần tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, nhất là các cơ quan chức năng, thông qua khả năng chuyên môn, những tri thức khoa học sẽ giúp cho cơ sở xác định chính xác và các giải pháp khả thi.

Ba là, khi xác định nhiệm vụ chính trị, các đảng bộ cần thực hiện đúng

cơ sở có quan hệ mật thiết đến sự vận động và phát triển của từng cơ sở, nó tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của mọi người dân. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị đã được thơng qua phải là sản phẩm trí tuệ, phải được bàn bạc thảo luận dân chủ trong tập thể cấp ủy, trong đại hội và hội nghị đảng bộ xã. Trước khi đưa ra thảo luận cần tranh thủ ý kiến của quần chúng nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, đồng thời tranh thủ ý kiến của cấp trên cơ sở, có như vậy mới khơi dậy được tính sáng tạo, phát huy trí tuệ tập thể, tránh được chủ quan, duy ý chí và có như vậy, nhiệm vụ chính trị mới được đơng đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tự giác thực hiện.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w