Tăng cường công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 87)

Những thành tựu của công cuộc đổi mới mấy chục năm qua trên mặt trận kinh tế xã hội, đi kèm với nó là sự hỗ trợ thích đáng về tài chính của Nhà nước và các tổ chức quốc tế thơng qua chương trình: xóa đói giảm nghèo, các chương trình y tế như chống bướu cổ, sốt rét… đã dần làm giảm bớt khó khăn về đời sống của đồng bào các dân tộc. Những cố gắng trên đây của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Cao Bằng đã làm cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, vào cơng cuộc đổi của đất nước. Đó là những thuận lợi cơ bản của cơng tác tư tưởng của Cao Bằng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, cơng tác tư tưởng của đảng bộ xã ở Cao Bằng cịn gặp nhiều khó khăn, trong lúc miền xi có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất để hoạt động văn hóa xã hội và làm cơng tác tư tưởng như trường học, các trung tâm dạy nghề, trung tâm văn hóa, thể dục, thể thao, các cơ sở chữa bệnh, các phương tiện thơng tin đại chúng… thì miền núi Cao Bằng từ trường học, lớp học cho trẻ em, thuốc chữa bệnh các phương tiện thông tin tối thiểu như báo, loa, đài, ti vi… đều thiếu thốn. Đội ngũ làm cơng tác tư tưởng là người dân tộc cịn yếu và thiếu, các phương tiện thông tin đại chúng lại thường tập trung vào tiếng phổ thơng nên ít tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Kẻ thù với chiến lược “Diễn biến hịa bình” đang tập trung chống phá cách mạng nước ta trên tất các các lĩnh vực, các ngành, các vùng, trong đó miền núi nơi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số là địa bàn trọng điểm. Ở một số nơi đội ngũ cấp ủy cơ sở chưa nhận thức đúng vai trị của cơng tác tư tưởng trong điều kiện chuyển đổi cơ chế dẫn đến xem nhẹ cơng tác tư tưởng, chính vì vậy cơng tác tư tưởng ở những nơi này chưa góp phần tạo ra được một phong trào quần chúng hành động cách mạng thực sự sơi nổi mạnh mẽ và liên tục; ngồi ra những thiếu sót, khuyết điểm của một số ngành trong việc thưc hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng cũng làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.

Để khắc phục những tồn tại và yếu kém đó, nâng cao chất lượng cơng tác tư tưởng, các đảng bộ xã ở Cao Bằng cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau:

Một là, trên cơ sở một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng của

Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí trong tình hình mới, các đảng bộ xã xác định trọng tâm cơng tác tư tưởng cho địa phương mình trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn hiện nay công tác tư tưởng cần hướng vào việc tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là tư tưởng đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn… Cơng tác tư tưởng phải giúp cho nhân dân các dân tộc ở cơ sở nhận thức rõ sự cần thiết tự nguyện bỏ việc phá rừng làm nương, xóa thế độc canh cây lúa, thực hiện thâm canh, phát triển cây trồng, con ni mới thích hợp, xóa bỏ các phong tục thói quen lạc hâu, khơng phù hợp… đây là cơng việc khó khăn. Ở nơng thơn Cao Bằng, nhiệm vụ cốt lõi của công tác tư tưởng hiện nay không phải là xây dựng niềm tin trong nhân dân về chủ nghĩa xã hội, về đường lối đổi mới như trước đây mà chính là phải xây dựng được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chống tư tưởng tự ti, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo vươn lên trong cơ chế mới của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hai là, chăm lo đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng ở cơ sở. Trước

hết cần quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc làm công tác tuyên truyền vận động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên thực tế, không ai tuyên truyền, vận động đồng bào tốt hơn chính người dân tộc họ có uy tín, trình độ. Bởi vậy

cần lựa chọn cán bộ trong thôn, bản để đào tạo thành những cán bộ tuyên truyền của Đảng ở miền núi, đặc biệt chú trọng đến vai trị của trưởng thơn, bản, già làng, bởi họ chính là “linh hồn” của thơn, bản.

Cần bồi dưỡng nội dung, phương pháp công tác, cung cấp phương tiện, thông tin thường xuyên cho họ; về lâu dài cần tuyển chọn con em các dân tộc trong các trường nội trú của huyện, tỉnh đưa đi đào tạo thành những cán bộ tuyên truyền cốt cán sau này; điều đáng chú ý là cần có chế độ thích đáng đối với đội ngũ này để họ yên tâm với cơng việc.

Ba là, về phương pháp, hình thức tuyên truyền. Ngày nay khoa học

công nghệ phát triển cho phép chúng ta sử dụng các công cụ tuyên truyền hữu hiệu như loa, đài, tivi, các loại báo, tạp chí… song đối với miền núi Cao Bằng đời sống vật chất của nhân dân còn thấp, vẫn cịn nhiều gia đình chưa có khả năng mua sắm các phương tiện nghe nhìn; mặt khác việc phủ sóng phát thanh truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa cịn hạn chế, bởi vậy rất cần các hình thức tuyên truyền trực tiếp. Các đội thơng tin văn hóa nên định kỳ hàng tháng tới các cơ sở vừa biểu diễn nghệ thuật, vừa chiếu các bộ phim tài liêu, phim truyện có nội dung lành mạnh, phù hợp, nếu cần có thể thuyết minh bằng tiếng dân tộc, đồng thời nói chuyện thời sự, tun truyền chính sách, phát các bản tin. Có như vậy mới dễ lơi cuốn đồng bào tham gia và chất lượng tuyên truyền mới có hiệu quả.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số phương pháp tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Bởi vậy cần cô đọng hoặc trực quan hóa các nội dung tuyên truyền, xây dựng các điển hình tiên tiến; duy trì và nâng cao chất lượng nội dung của tờ “Thơng tin nội bộ”, tạp chí “Văn học, nghệ thuật” của tỉnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thơng tin thời sự trong nước và quốc tế. Cần khai thác các kênh thông tin để tuyên truyền như: thông qua các cuộc sinh hoạt đảng, sinh hoạt đồn thể quần góp phần giáo dục cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, các hình thức đối thoại giữa cán bộ lãnh đạo với nhân dân, các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao

đổi chuyên đề. Ngoài ra, ở từng cơ sở cần sử dụng các hình thức khác như nêu gương điển hình xây dựng nơng thơn mới, tổ chức các đồn tham quan mơ hình tiên tiến. Coi trọng tiến hành công tác tư tưởng qua sinh hoạt Đảng, Chính quyền và các Đồn thể ở cơ sở; chú ý đến việc thơng qua các chương trình kinh tế xã hội, hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, bài trừ các tệ nan xã hội… để tiến hành công tác tư tưởng.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, các đảng ủy viên cần thể hiện vai trò nòng cốt trong việc phổ biến, tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân để họ hiểu chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ động chống lại các luận điệu kích động mâu thuẫn tơn giáo, dân tộc, gây mất đoàn kết của các thế lực thù địch, giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ chính trị, tích cực phịng chống các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là chính sách dân tộc, tơn giáo. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tiến hành cơng tác tư tưởng, các hình thức, phương pháp phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tín ngưỡng và tơn giáo của nhân dân, tránh tình trạng áp đặt, thốt ly khỏi đời sống xã hội, cần tránh việc tiến hành công tác tư tưởng theo những công thức cứng nhắc. Muốn vậy, cấp ủy đảng cần nắm các đặc điểm kinh tế - xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, phát huy tính sáng tạo chủ động trong việc đề ra các hình thức sinh hoạt tư tưởng; tiếp tục bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, cần lựa chọn cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường sự phối hợp giữa tổ chức đảng với chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội trên địa bàn. Trong cơng tác tư tưởng, chính quyền xã phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý Nhà nước về văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, cổ động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Chính quyền cần tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho các đồn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia công tác tư tưởng trên cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; vận động, động viên các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách, của Nhà nước; đẩy mạnh việc xây dựng và từng bước hồn thiện mơ hình câu lạc bộ cấp xã, thị trấn; tăng cường lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên của đảng ở những địa bàn khó khăn, phức tạp nhằm nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh kịp thời cho cấp ủy, chính quyền để có biện pháp xử lý cho phù hợp với ý Đảng, lịng dân.

Cơng tác tưởng là một bộ phận rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các đảng bộ xã ở Cao Bằng hiện nay. Trước đòi hỏi của yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, của vấn đề dân tộc, tôn giáo, sự tăng cường phá hoại của các thế lực thù địch, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư tưởng của các đảng bộ xã miền núi là xây dựng, củng cố khối đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w