Củng cố, kiện toàn chi bộ,chi ủy; nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ thơn, xóm; tăng cường cơng tác phát triển đảng viên

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 93)

hoạt của các chi bộ thơn, xóm; tăng cường cơng tác phát triển đảng viên

Một là, củng cố, kiện tồn chi bộ, chi ủy thơn, xóm. Một trong những

yếu tố để nâng cao chất lượng của các đảng bộ xã ở Cao Bằng là củng cố các chi bộ xóm, thơn, bản, đảm bảo thường xun phù hợp giữa hệ thống tổ chức đảng với cơ chế quản lý mới và việc cải cách bộ máy hành chính ở cơ sở. Chi bộ là tế bào trong hệ thống tổ chức của đảng, có vị trí, vai trị rất quan trọng ở cơ sở, là nơi tổ chức cho đảng viên thực hiện vai trị lãnh đạo của mình, là nơi quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên, phân công công tác cho đảng viên…

Chi bộ hoạt động tốt, phát huy vai trò lãnh đạo là hạt nhân chính trị ở cơ sở là môi trường thuận lợi để đảng viên học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chi bộ là gốc rễ của Đảng trong quần chúng nhân dân. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ khơng ngừng. Trái lại chi bộ kém thì cơng việc khơng trơi chảy. Vì vậy, nâng cao chất lượng các đảng bộ xã trước hết cần tập trung kiện toàn chi bộ vững mạnh.

Kiện toàn chi bộ về tổ chức, xác định rõ nhiệm vụ chính trị. Thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương, chi bộ được thành lập theo địa bàn thơn xóm, làng bản. Căn cứ vào số lượng đảng viên tổ chức cho phù hợp, không nên quá đông, trường hợp quá đông (trên 30 đảng viên), đảng ủy xã cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để cơ cấu tổ chức chi bộ cho, phù hợp. Về nhiệm vụ chính trị của chi bộ cần căn cứ vào quy định 95/QĐ-TW ngày 3/2/2004 của Bộ chính trị.

Thực tế các đảng bộ xã ở tỉnh Cao Bằng cho thấy có những chi bộ từ yếu kém vươn lên trong sạch, vững mạnh là nhờ vào việc kiện toàn chi bộ, chi ủy. Điển hình như chi bộ xóm Lũng Phiắc (Đàm Thủy - Trùng Khánh), chi bộ xóm Lũng Phiắc là chi bộ sinh hoạt ghép 2 xóm gồm xóm Lũng Phiắc và xóm Nà Đeng - Lũng Nọi, chi bộ có 7 đảng viên, trong đó chi bộ Lũng Phiắc có 5 đảng viên, chi bộ khơng có cấp ủy, chỉ có một đồng chí bí thư chi bộ. Trong q trình hoạt động chi bộ chưa phát huy vai trị hạt nhân chính trị của mình, sinh hoạt chi bộ thất thường khơng theo quy định của Điều lệ Đảng. (từ tháng 5/2005 đến tháng 6/2006 mới sinh hoạt được một lần với nội dung xét đề nghị kết nạp đảng viên mới), ngoài ra chi bộ gần như khơng hoạt động gì. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được quan tâm, quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, vai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên chưa được phát huy; xóm Lũng Phiắc có 4/5 đảng viên có quan hệ với người Trung Quốc, 1 đảng viên khơng gương mẫu. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn ở địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm, nhân dân bỏ lao động sản xuất, tham gia vận khai thác và vận

chuyển quặng trái phép qua biên giới. Trước tình hình đó, cấp ủy cấp trên đã chỉ đạo kiện toàn cấp ủy và chi bộ bằng các việc làm cụ thể như: điều một đồng chí cán bộ đảng viên ở xã có uy tín, có khả năng vận động quần chúng, về cơng tác tại xóm, chỉ định giữ chức vụ phó bí thư chi bộ. Căn cứ vào Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương xây dựng quy chế hoạt động của chi bộ, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, trách nhiệm, quyền hạn của bí thư, phó bí thư và từng đồng chí đảng viên trong chi bộ; mối quan hệ giữa chi bộ với chính quyền và các tổ chức đồn thể quần chúng; quy định các nguyên tắc và chế độ sinh hoat; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và căn cứ vào tình hình của chi bộ để đảng viên thực hiện tốt vai trị của mình trong lao động, sản xuất, công tác, học tập và lối sống; đồng thời thơng qua đó quản lý tốt đội ngũ đảng viên; duy trì sinh hoạt chi bộ mỗi tháng một lần theo quy định của Điều lệ Đảng… Nhờ những biện pháp tích cực đó, cùng với sự giúp đỡ của cấp trên, chi bộ xóm Lũng Phiắc đã vươn lên phát huy vai trị của mình trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ ở địa phương. Từ năm 2008 trở đi, chi bộ đã vươn lên đạt trong sạch, vững mạnh, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 80%, khơng có đảng viên yếu kém. Tình hình địa phương đã ổn định, nhân dân tập trung phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy đinh của pháp luật.

Hai là, Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm. Phổ biến cho

các chi bộ về Chỉ thị số 10-CT/BBT ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ngoài những nội dung quy định tại điểm II của Chỉ thị, căn cứ vào tình hình đặc điểm của từng đơn vị, chi bộ thơn xóm cần tập trung thảo luận các vấn đề sau: sự lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; cơng tác xóa đói, giảm nghèo,

hoạt động nhân đạo, từ thiện, thực hiện chính sách đối với người có cơng, chăm lo phát triển văn hóa xã hội, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động xây dựng thôn, làng, bản, cụm dân cư văn hóa; tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, giải quyết các khiếu nại tranh chấp của nhân dân trên địa bàn; đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí; cơng tác sử dụng, quản lý đất đai; bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng, đấu tranh phịng ngừa các tệ nạn xã hội; cơng tác xây dựng đảng. Trong sinh hoạt Đảng phải thể hiện được đầy đủ tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, trú trọng khắc phục những biểu hiện “hành chính hóa” cơng tác sinh hoạt, làm cho lãnh đạo khơng có chiều sâu, chi bộ khơng nắm chắc nhiệm vụ chính trị của mình.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trước hết cần nắm và xác định rõ mục tiêu yêu cầu của từng buổi sinh hoạt để cấp ủy lựa chọn nội dung, thống nhất trong chi ủy và báo cáo trước hội nghị. Sinh hoạt cần kiểm điểm lại những nội dung đã làm được và chưa làm được, rút kinh nghiệm bổ xung những biện pháp thực hiện tiếp theo. Cần khắc phục một thực trạng hiện nay là ra nghị quyết dàn trải, nội dung chung chung, trùng lắp hàng tháng. Nội dung như vậy thiếu sự hấp dẫn đối với đảng viên dẫn đến trách nhiệm trong tổ chức thực hiện kém hiệu quả. Trong tình hình hiện nay nên tăng cường sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề (mỗi quý nên sinh hoạt chuyên đề một lần) để nội dung sinh hoạt chi bộ phong phú, hấp dẫn, tránh đơn điệu và góp phần nâng cao nhận thức cho đảng viên. Qua thực tế ở các đảng bộ xã Cao Bằng cho thấy, do tính chất cơng việc và nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ nông thôn thường gắn với mùa vụ sản xuất, hoặc những công việc trọng tâm đột xuất liên quan đến các mặt của đời sống nhân dân… bởi vậy kỳ sinh hoạt Đảng hàng tháng của chi bộ nên theo các chuyên đề, tập trung ở các nội dung sau: lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo mùa vụ; các biện pháp xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế trang trại; vấn đề

định canh, định cư; vấn đề xóa mù; vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; vấn đề gìn giữ an ninh, trật tự trên địa bàn…

Sau nữa đề cao vai trò, trách nhiệm của bí thư trong chuẩn bi nội dung và điều hành hội nghị. Bí thư chi bộ là người thay mặt cấp ủy chuẩn bị các đề án nội dung hội nghị trình cấp ủy trước khi đưa ra chi bộ. Như vậy vai trị của bí thư, trình độ năng lực của bí thư, khả năng tư duy, khả năng nhạy cảm chính trị của bí thư có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung đề án của hội nghị. Bí thư phải làm tơt cơng tác tổng hợp tình hình, nắm vững đặc điểm, nắm chắc và phân tích vấn đề, nắm vững đặc điểm của địa phương, các nghị quyết chỉ thị của cấp trên để xây dựng đề án. Vai trò của chi ủy - chi bộ rất quan trọng, trách nhiệm tham gia đóng góp vào đề án của bí thư để trở thành trí tuệ tập thể trước khi đưa ra thảo luận tại chi bộ. Hiệu quả của q trình thảo luận có mặt phụ thuộc vào chất lượng của đề án, nếu Bí thư, cấp ủy chuẩn bị tốt thì đề án nhanh chóng tập trung được trí tuệ, ngược lại đề án chất lượng chưa cao thì quá trình thảo luận sẽ tản mạn, thiếu tập trung. Vai trị của bí thư khơng chỉ thể hiện thông qua công tác chuẩn bị các đề án mà còn thể hiện ở sự năng động, khéo léo trong điều khiển, kết luận hội nghị. Bí thư biết cách định hướng cho chi bộ tập trung vào những vấn đề quan trọng, những vấn đề bức xúc cần được giải quyết, nếu q trình thảo luận có vấn đề gì gay cấn thì bí thư cần biết cách nắm bắt, định hướng, tháo gỡ khó khăn tạo ra sự thống nhất trong cho bộ. Kết luận hội nghị là khâu quan trọng của quá trình diễn ra thảo luận, nếu kết luận khơng khéo thì biểu quyết sẽ rất khó tập trung, nếu biết kết luận tóm tắt các vấn đề chính xác, đúng tư tưởng chỉ đạo thì quyết định của chi bộ sẽ chính xác và tập trung cao.

Cần duy trì sinh hoạt nghiêm túc, đúng quy định, phát huy trách nhiệm của tập thể, giữ vững nguyên tắc tập trung, dân chủ trong sinh hoạt, sinh hoạt phải đúng thứ tự, đúng quy trình. Chú ý sinh hoạt nghiêm túc nhưng phải đảm bảo khơng khí dân chủ, cởi mở, tuyệt đối khơng gị ép, tránh căng thẳng; nghị

quyết của chi bộ phải đảm bảo tính dân chủ, kết tinh trí tuệ tập thể. Những ý kiến trái ngược nhau phải được bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên. Việc sinh hoạt chi bộ theo đúng lịch định kỳ tạo điều kiện cho đảng viên rèn luyện ý thức chấp hành tổ chức, kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng, tạo điều kiện cho đảng viên chủ động sắp xếp thời gian, công việc để tham gia sinh hoạt đầy đủ, chủ động chuẩn bị những ý kiến của mình đóng góp cho chi bộ.

Ba là, tăng cường công tác phát triển đảng viên. Mặc dù trong thời gian

gần đây, các đảng bộ xã đã quan tâm đến công tác phát triển đảng viên nhưng phải thừa nhận một thực tế là công tác phát triển đảng viên trong khu vực nông thơn Cao Bằng vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng qua tìm hiểu cho thấy nguyên nhân cơ bản là: các chi bộ thiếu chương trình lãnh đạo đối với các đồn thể quần chúng về cơng tác đảng viên; công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng về Đảng, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho các đối tượng quần chúng chưa thường xun và ít đổi mới; nhiều xóm có người trong độ tuổi kết nạp Đảng chưa biết đọc, biết viết, có xóm 100% là người dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Lơ Lơ, Sán Chỉ… trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán lạc hậu… Để làm tốt công tác phát triển đảng viên, ngoài việc ban hành các quy định cụ thể về công tác phát triển đảng viên ở những vùng đặc thù, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, các đảng bộ xã cần thực hiện tốt đến các vấn đề sau:

Trước hết cần hướng dẫn cho các chi bộ về các quy định của Đảng về kết nạp, kết nạp lại đảng viên, về kết nạp đảng viên với người có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo, kết nạp đảng viên ở những vùng khó khăn. Đối với việc phát triển đảng viên tại các xóm đặc biệt khó khăn, nếu quần chúng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp thì chi bộ và chủ động xem xét cử đi bồi dưỡng lớp nhận thức về Đảng và kết nạp vào Đảng; đối với các xóm có trường học đóng trên địa bàn thì cần quan tâm phát triển đảng viên

trong giáo viên, cấp uỷ cần tăng cường cán bộ đảng viên xuống từng xóm để giúp đỡ quần chúng. Đối với việc phát triển đảng viên tại các xóm sát biên giới, nếu quần chúng có người thân kết hơn với người nước ngồi thì thực hiện theo quy định số 127-QĐ/TW ngày 3/11/2004 của Ban Bí thư “Về đảng viên có con quan hệ hơn nhân với người nước ngoài vào Đảng” để xem xét kỹ quan điểm, lập trường và quá trình phấn đấu của cảm tình Đảng. Đối với các xóm 100% quần chúng chưa biết đọc, biết viết thì các chi bộ chủ động đề xuất với đảng bộ xã phối hợp với huyện ủy tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, kết thúc lớp học học sinh phải biết đọc, biết viết; những quần chúng chưa học hết Trung học cơ sở nhưng là những quần chúng tích cực, tham gia tốt các phong trào ở địa phương nên bồi dưỡng kết nạp họ vào Đảng, đồng thời cấp ủy cần có kế hoạch, biện pháp giúp họ theo học văn hóa, hồn thành chương trình học, đáp ứng tiêu chuần đảng viên.

Trong mỗi nhiệm kỳ đảng ủy xã cũng như các chi ủy cần xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng viên; xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, giải pháp cụ thể thực hiện nghị quyết. Trong kế hoạch phải phân công người thực hiện và thời gian hoàn thành. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị nhất là tổ chức đồn thanh niên, hội nơng dân, hội phụ nữ để phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên. Thông qua các phong trào ở cơ sở, các chi bộ cần phát hiện và lựa chọn những người ưu tú đưa họ đi học cảm tình Đảng, chú ý kết nạp đảng viên là nữ, đảng viên là người dân tộc thiểu số. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác phát triển đảng viên. Cấp ủy cũng như mỗi đảng viên cần phải nhận thước sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc xây dựng đội ngũ kế cận - tương lai của Đảng.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w