Những khuyết điểm

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 57)

Một là, trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nhìn chung các đảng

bộ xã đã xác định được nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn, song có nơi, có lúc xác định cịn chung chung, chưa có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra bước phát triển đột phá. Việc xác định phương hướng, giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số đảng bộ xã còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, một số đảng bộ xã chưa thấy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình để tận

dụng phát triển kinh tế; thể hiện rõ nhất ở lãnh đạo chuyển hướng sản xuất hàng hóa cịn chậm, lúng túng, nhiều nơi chưa xác định rõ hướng sản xuất sau khi xóa bỏ thế độc canh cây lúa để chuyển sang cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Thêm vào đó, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất cịn hạn chế, vì vậy năng xuất, chất lượng vật nuôi, cây trồng chưa cao; trong trồng trọt cây lương thực vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Ở một số xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện tượng du canh, du cư vẫn cịn tồn tạị.

Sản xuất thủ cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp ở các xã cịn manh mún, tự phát, chưa theo quy hoạch, các làng nghề truyền thống phát triển chậm, sản phẩm làm ra chưa được thị trường ưa chuộng. Giao thông nông thôn ở một số xã cịn rất khó khăn, nhanh hư hỏng, xuống cấp; vốn đầu tư xây dựng cơ bản cịn dàn trải, có nơi vi phạm các quy định vể xây dựng cơ bản nhưng cấp ủy đảng và chính quyền nhiều xã chưa có biện pháp tích cực, kiên quyết xử lý các vi phạm. Đứng trước sự chuyển đổi cơ chế mới trong nông nghiệp, các xã đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết nhất là sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ đối với kinh tế hộ, giải quyết việc phân chia đất đai, quy hoạch nơng thơn mới… nhưng một số ít chi bộ thơn, xóm gần như đứng ngồi cuộc do khơng đủ năng lực giải quyết, xử lý những vấn đề phức tạp.

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa giáo dục, y tế chưa mạnh, chất lượng dạy và học chưa cao; chương trình giải quyết việc làm đạt kết quả thấp, các tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn kịp thời; hiệu quả công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa cao, tình trạng sinh con thứ ba đang có chiều hướng gia tăng.

Một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như: trang phục, nếp sống văn hóa, văn nghệ dân gian, phong tục tập quán…đang bị mai một. Nhiều làn diệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân

gian, một số nghề thủ công truyền thống, một số phương tiện sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc ít người bị thất truyền, nhiều người khơng hiểu tiếng nói của dân tộc mình, khơng thích sử dụng trang phục truyền thống trong các cuộc giao lưu sinh hoạt văn hóa, lễ hội… đặc biệt là thế hệ trẻ. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu thốn. Một số vùng dân cư, nhất là khu vực xa trung tâm tỉnh, huyện chưa xây dựng được nhà văn hóa, thiếu sách, báo, tranh, ảnh, băng nhạc, băng hình… phục vụ nhu cầu nhân dân.

Tỷ lệ học sinh tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người bỏ học cịn cao, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị và học chưa đáp ứng u cầu. Nhân viên y tế thơn, bản có trình độ sơ cấp trở lên mới đạt 75%, chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hai là, cơng tác an ninh, quốc phịng ở một số xã, đặc biệt là các xã

biên giới còn nhiều hạn chế; có nơi cấp ủy cịn thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, chất lượng hoạt động của dân quân tự vệ trên địa bàn xã đạt kết quả chưa cao. Việc chỉ đạo thực hiện các thỏa thuận về phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc còn chậm, hoạt động đối ngoại nhân dân còn hạn chế.

Ba là, trong lãnh đạo công tác tư tưởng, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng nhân dân chưa được cấp ủy tiến hành thường xuyên, ít đổi mới về phương pháp; việc sơ kết, tổng kết q trình thực hiện Nghị quyết của Đảng về cơng tác tư tưởng chưa thành nề nếp. Việc nắm bắt tư tưởng của quần chúng nhân dân ở cơ sở đôi khi chưa được kịp thời, xử lý dư luận xã hội chưa tốt nhất là tư tưởng của đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện những điểm nóng về cơng tác tư tưởng như: xóm Lũng Phắic - Đàm Thủy - Trùng Khánh, nhân dân bỏ lao động sản xuất, vận chuyển quặng trái phép qua biên giới. Tình hình truyền đạo trái

pháp luật vẫn cịn diễn biến phức tạp, có những xóm vùng sâu, vùng xa 100% đồng bào theo đạo Thiên chúa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kẻ thù dễ bề lôi kéo, mua chuộc. Một bộ phận nhân dân cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa quyết tâm vươn lên trong xóa đói, giảm nghèo, thậm chí có người thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống dẫn đến tha hóa, biến chất.

Bốn là, trong lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của một số đảng bộ xã còn chậm và lúng túng; nhiều nơi chưa cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của đảng bộ đối với hệ thống chính trị cơ sở; quan hệ và lề lối làm việc giữa tổ chức đảng với chính quyền, các tổ chức đồn thể chưa thống nhất, cịn nhiều vướng mắc; một số cấp ủy còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các tổ chức dẫn đến tình trạng chồng chéo trong hoạt động. Cơng cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng bộ, tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy đảng, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chưa góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa gương mẫu làm tròn trách nhiệm trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Năm là, trong xây dựng đảng bộ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhận

thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở một số đảng bộ xã còn hạn chế, nhiều cán bộ, đảng viên chưa có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết. Việc tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của một số đảng bộ xã chưa kịp thời, phương pháp truyền đạt chưa phù hợp với đối tượng, nội dung chưa đi sâu vào các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, chính vì vậy chưa làm chuyển biến nhận thức và hành động của đảng viên. Năng lực nắm bắt quan điểm của Đảng và vận dụng, cụ thể hóa vào địa phương của nhiều cấp ủy cịn hạn chế.

tưởng, nhiều nơi cịn quan niệm chưa đúng, coi cơng tác tư tưởng là nhiệm vụ riêng của cơ quan tuyên giáo. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, cùng với những bức xúc về các tệ nạn xã hội khác đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong xã. Việc nắm bắt và xử lý kịp thời những diễn biến phức tạp về tư tưởng xảy ra trên địa bàn chưa kịp thời, những vụ việc tiêu cực ở cơ sở có liên quan đến cán bộ, đảng viên chưa được giải quyết dứt điểm. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng của một số đảng bộ xã chưa sâu rộng, tính chiến đấu và thuyết phục chưa cao; phương pháp tiến hành có đổi mới nhưng chưa linh hoạt, nhất là đối với cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các phương tiện phục vụ cho cơng tác này cịn thiếu, lạc hậu; đội ngũ cán bộ trực tiếp làm cơng tác tư tưởng cịn mỏng, các hoạt động tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số… cịn ít.

Một số cấp ủy chưa nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, các khâu trong cơng tác cán bộ chưa được thực hiện theo quy trình. Việc rà sốt, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đồng bộ, kịp thời; công tác quy hoạch cán bộ cơ sở vẫn là một khâu yếu, từ đó dẫn tới bị động, lúng túng trong việc bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ; cơng tác luân chuyển cán bộ cịn mang nặng tính hình thức; chính sách đãi ngộ cán bộ còn nhiều bất hợp lý nên chưa động viên khuyến khích cán bộ n tâm cơng tác, nhiệt tâm với công việc được giao. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của một số cơ quan cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng biên giới… cịn gặp nhiều khó khăn. Về cơng tác kết nạp đảng viên có nơi cịn chạy theo thành tích, số lượng theo kế hoạch, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ, lý tưởng cách mạng và rèn luyện thử thách đối với quần chúng phấn đấu vào Đảng dẫn đến tình trạng kết nạp cả những người cơ hội, khơng đủ tư cách đảng viên, vào đảng với động cơ vụ lợi. Ngược lại, một số cơ sở nhiều năm không phát triển

được đảng viên, dẫn đến tình trạng “xóm trắng” đảng viên. Công tác quản lý đảng viên ở nhiều cơ sở chưa chặt chẽ, việc phân công công việc cho đảng viên nặng tính hình thức, một số cơ sở vẫn cịn tình trạng đảng viên mê tín, rượu, chè bê tha…

Một số cấp ủy chưa thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nội dung sinh hoạt còn theo lối mòn, chậm đổi mới, chưa tập trung vào công tác xây dựng Đảng và giải quyết những vụ việc trọng tâm trước mắt; chưa coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc. Việc lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhiều nơi chưa nghiêm túc, nhiều vụ việc xảy ra ở cơ sở nhưng chưa giải quyết triệt để, còn đùn đẩy lên cấp trên. Một số nơi vẫn có hiện tượng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cán bộ có biểu hiện độc đốn, khơng tơn trọng tập thể, tự quyết định những chủ trương và giải pháp trong lãnh đạo, đã có cấp ủy ra nghị quyết trái với sự chỉ đạo của cấp trên, vi pham nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số cấp ủy chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình, trong kiểm điểm cịn có biểu hiện né tránh, chung chung, tính chiến đấu chưa cao, có nơi lợi dụng tự phê bình và phê bình để hạ bệ lẫn nhau, gây mất đồn kết nội bộ. Hiện tượng mất đồn kết vẫn cịn tồn tại ở một số đảng bộ, nhất là trước và sau đại hội đảng bộ, bầu cử hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của vẫn còn nhiều hạn chế, một số cấp ủy chưa thực sự coi trọng công tác kiểm ra, kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm cịn bị thụ động, chưa kịp thời nắm bắt các thông tin, chủ yếu chỉ dựa vào phân tích chất lượng đảng viên.

Sáu là, một số cấp ủy viên, đảng viên vẫn cịn tư tưởng xem nhẹ cơng

tác quần chúng, nhận thức chưa đầy đủ quan điểm của Đảng về công tác quần chúng. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn diễn ra ở một số đảng bộ xã. Việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác quần chúng cịn chậm, chưa hồn thiện, nhất là cơ chế đảm

bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội cịn thiếu và bất cập. Cơng tác kiểm tra các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơng tác quần chúng thiếu thường xun; chính sách đối với cán bộ làm công tác quần chúng, cán bộ cơ sở chưa hợp lý. Mặt trận và các đồn thể ở nhiều xã cịn yếu chưa khắc phục được lề lối làm việc hành chính, phương thức hoạt động cịn lúng túng; tỷ lệ tập hợp hội viên, đoàn viên cịn thấp. Việc cụ thể hóa nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa đầy đủ, chính vì vậy, việc phát huy vai trị của người dân phát huy trách nhiệm tự quản cộng đồng chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w