Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở ngang tầm nhiệm vụ mớ

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 83)

thống chính trị cơ sở ngang tầm nhiệm vụ mới

Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã của tỉnh Cao Bằng cần trú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Bởi suy cho đến cùng, chất lượng các đảng bộ xã được phụ thuộc và quyết định bởi yếu tố con người - yếu tố cán bộ, hơn nữa với những khó khăn của một tỉnh miền núi, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Cao Bằng cịn thiếu và yếu về cả trình độ và năng lực thực tiễn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở đây là những người đứng đầu cơ quan trong hệ thống chính trị bao gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch và các phó chủ tịch ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, ủy ban mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội trực tiếp lãnh đạo, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ mới cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, trên cơ sở tiêu chuẩn chung cấn xây dựng tiêu chuẩn cụ thể

cho từng chức danh của cán bộ cấp ủy mà trước hết là cán bộ chủ chốt xã. Điều lệ Đảng (điểm 1 điều 12) đã quy định 4 điểm trong tiêu chuẩn chung cho các đồng chí cấp ủy viên; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần 2 khóa VIII và kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa IX đã đề ra tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh

cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung đó căn cứ vào tình hình đội ngũ cán bộ, các đảng bộ xã cần cụ thể hóa thêm về các tiêu chuẩn cho cấp ủy viên từng cấp mà trực tiếp là bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

Đối với đồng chí bí thư đảng ủy xã

Về phẩm chất chính trị: có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, khơng dao động trước những khó khăn, thử thách, có ý chí và nghị lực quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn; có tính Đảng cao, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chống mọi biểu hiện bè phái, cục bộ trong nội bộ và âm mưu chống phá của kẻ thù.

Về trình độ và năng lực cơng tác: nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện, cụ thể hóa vào địa phương mình và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết chủ trương đó; có trình độ văn hóa tối thiểu hết phổ thơng trung học, có trình độ lý luận chính trị tối thiểu từ sơ cấp trở lên; có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng đi theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, thực sự là trung tâm đoàn kết trong đảng bộ, luôn nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống: có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, tiết kiệm, giản dị, tận tụy vì dân, biết hy sinh vì lợi ích của tập thể; gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần mạnh dạn đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái sai, đấu tranh chống lại những hành động tiêu cực, yếu kém trong đảng bộ và chính quyền địa phương. Liên hệ mật thiết với quần chúng, quan tâm chăm lo xây dựng các tổ chức quần chúng ở địa phương vững mạnh; biết lắng nghe và tiếp thu các ý kiến mà quần chúng nhân dân đóng góp.

Đối với đồng chí phó bí thư - chủ tịch ủy ban nhân dân xã

Về phẩm chất chính trị: có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh, huyện; có năng nhận thức và năng lực tổ chức điều hành xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở; chăm lo gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.

Về trình độ và năng lực cơng tác: tối thiểu phải có trình độ trung cấp chun mơn, trung cấp lý luận chính trị trở lên; có phong cách làm việc nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, sâu sát cơ sở, có khả năng phản ứng và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp, các điểm nóng trên địa bàn; có kiến chức khoa học về phát triển kinh tế, quản lý kinh tế và thị trường; biết tổ chức cho dân làm kinh tế giỏi và bản thân biết làm kinh tế giỏi làm giàu cho địa phương và gia đình. Có khả năng điều hành bộ máy Chính quyền một cách hiệu quả, thường xuyên chủ động phối hợp với các ban ngành để phát huy hiệu lực bộ máy; thường xuyên giữ mối liên lạc với huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan cấp trên.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống: có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tiết kiệm, sâu sát với quần chúng, bản thân và gia đình biết nêu gương cho quần chúng học tập…

Đối với các đồng chí đảng ủy viên

Các đồng chí đảng ủy viên là những người đứng đầu các ban ngành ở xã hoặc trưởng thơn, bí thư chi bộ. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ đảng ủy viên là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Trong thời kỳ mới đội ngũ đảng ủy viên cần chú ý những tiêu chuẩn sau:

Về phẩm chất chính trị: có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo; có ý chí và tinh thần quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.

Về trình độ và năng lực cơng tác: là những người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên, được bồi dưỡng lý luận chính trị; là những người am

hiểu các kiến thức về kinh tế, nơng nghiệp, khoa học cơng nghệ… Có năng lực hoạt động thực tiễn, biết tổ chức cho địa phương mình hoạt động có hiệu quả.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống: có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tiết kiệm, sâu sát với quần chúng; bản thân và gia đình biết nêu gương cho quần chúng học tập… Đặc biệt với các xã có đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ sinh sống, khi cơ cấu cấp ủy cần chú ý đến các đồng chí là người dân tộc có trình độ, năng lực, có uy tín trong quần chúng, thơng hiểu địa bàn, đặc điểm dân cư, phong cách giản dị, gần gũi hịa mình với quần chúng.

Thứ hai, tăng cường cơng tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ

cán bộ cấp ủy. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cấp ủy và cán bộ chủ chốt cấp xã cần được bồi dưỡng và cập nhật kiến thức cần thiết.

Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng: trước hết là các kiến thức về chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên… tạo sự nhất trí cao trong đội ngũ cấp ủy. Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, quản lý kinh tế, khuyến nông, khuyến lâm, chuyến đổi cơ cấu, vật nuôi, cây trồng, các kiến thức về thị trường …tạo điều kiện cho cán bộ cấp ủy từng bước tiếp cận với các thành tựu khoa học làm cơ sở để họ đi đầu trong tổ chức thực hiện các mơ hình kinh tế ở nông thôn. Kỹ năng thực hành là khâu quan trọng thuộc nội dung bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cơ sở. Do vậy cần có một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng để khi gặp những tình huống cụ thể trong cơng tác cán bộ có thể xử lý nhanh, hiệu quả. Bồi dưỡng truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản của giai cấp công nhân, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống.

Về phương pháp và cách thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo, bồi dưỡng

yêu cầu thực tế và trình độ của đội ngũ cán bộ cấp ủy để đề xuất các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, trong đó chú trọng cả hình thức bồi dưỡng cán bộ qua thực tiễn cơng tác. Trong giai đoạn hiện nay cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ theo chức danh cán bộ, trong đó cần chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và những kinh nghiệm thực tế thường diễn ra ở cơ sở. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hồn thiện giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ cấp ủy cho sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng. Kết hợp đào tạo chính quy với bồi dưỡng tại chức, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong cho cán bộ cấp ủy. Thực hiện chủ trương hàng năm, cấp ủy viên cơ sở phải được bồi dưỡng tập trung để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm mới tại các trung tâm chính trị huyện hoặc các trường chính trị tỉnh, thành phố. Các phương tiện thơng tin đại chúng cần có các chun mục, chuyên đề về chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở một cách thích hợp.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở phát triển năng lực thực hiện công tác của cán bộ. Hạn chế và đi đến xóa hẳn kiểu đào tạo, bồi dưỡng chung chung, không phát triển các kỹ năng. Phương pháp đào tạo phải lấy các tình huống chính trị để rèn luyện và thử thách, việc đào tạo phải gắn với thực hành. Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, cấp ủy cần thường xuyên, định kỳ kiểm tra đội ngũ cán bộ trên tất cả các mặt: phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức, lối sống, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, quan hệ xã hội… từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phù hợp; duy trì chế độ sinh hoạt và thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, gắn việc quản lý đảng viên nơi công tác quản lý đảng viên nơi cứ trú.

Thứ ba, thực hiện tốt chính sách cán bộ và có chế độ đãi ngộ hợp lý. Thực hiện tốt chính sách cán bộ và có chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần đối

với đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã là động lực thúc đẩy người cán bộ khơng ngừng vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng cịn nhiều điểm bất hợp lý. Chế độ tiền lương giữa cán bộ chuyên trách do bầu cử cán bộ với cơng chức chun mơn cịn phải sửa đổi. Hai người có cùng trình độ độ đào tạo nhưng cán bộ chủ chốt chỉ có hai bậc lương, cịn cơng chức chun môn được nâng lương thường xuyên theo niên hạn, nên sau một số năm công chức chun mơn sẽ có mức lương cao hơn mức lương của cán bộ chủ chốt; hoặc khi đã là cán bộ chuyên trách, nhưng được bầu vào ban thường vụ cấp ủy thì khơng được hưởng chế độ chun trách, làm cho số cán bộ cơng chức chun mơn này giảm sút ý chí phấn đấu, không muốn nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Hay việc quy định chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân không được giữ một chức vụ quá 2 nhiệm kỳ là chưa phù hợp với thực tiễn của một số vùng. Một số cán bộ chủ chốt ở cơ sở tuy tuổi đời còn trẻ, đã được đào tạo cơ bản, có khả năng phát triển khơng khơng bố trí cơng tác ở cấp huyện được.

Do khơng quy định chức danh cán bộ văn phòng đảng ủy là cán bộ chun trách nên nên nhiều nơi đồng chí phó bí thư phải kiêm nhiệm thêm cơng tác đảng vụ, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng Đảng, nhất là đối với những đảng bộ có đơng đảng viên. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì thời gian cơng tác có đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức xã là 20 năm và nữ phải đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi mới đủ điều kiện về hưu là chưa thật phù hợp với cán bộ công chức xã, nhất là đối với những vùng khó khăn. Việc quy định một số chức danh có tuổi tham gia lần đầu quá cao (55 đến 65 tuổi) không phù hợp với Luật lao động; khi tuyển dụng lần đầu đối với công chức cấp xã không quá 35 tuổi lại không phù hợp với Pháp lệnh cán bộ công chức. Khắc phục những vướng mắc và bất cập nêu trên, cấp cơ sở khơng thể tự mình giải quyết mà cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp có thẩm quyền. Nếu xây dựng được những quy định về cán

bộ và chế độ đãi ngộ cán bộ hợp lý sẽ tạo ra động lực giúp cán bộ vươn lên hòa thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh cao bằng trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w