- Các khoản thu khác, số thuế được hoàn lạ
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN
3.3.3. Kế toán chi phí
Về giá vốn hàng bán:
Việc xác định giá vốn hoạt động kinh doanh thương mại được công ty tiến hành một lần trong tháng và vào cuối tháng.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. Trong kỳ, khi mua hàng hóa, mọi chi phí hạch toán vào TK 156, chi tiết thành 1561 – Giá mua hàng hóa, theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hóa và 1562 – Chi phí mua hàng. Trong đó, TK 1562 được theo dõi chi tiết cho từng lô hàng để tính và phân bổ vào giá trị hàng hóa.
Khi mua hàng hóa, căn cứ vào Bộ chứng từ như trên, kế toán nhập vào chương trình, chương trình sẽ tự động cập nhật vào các tài khoản tương ứng.
Công ty áp dụng phương pháp giá trị thực tế đích danh để tính giá vốn hàng bán. Khi xuất bán hàng hóa, giá vốn hàng bán được tính bằng đúng giá trị của hàng hóa đó (bao gồm giá mua và chi phí thu mua nếu có đã phân bổ). Căn cứ vào Phiếu xuất kho, mã hàng hóa xuất bán, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 Có TK 1561 Có TK 1562
Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 Có TK 632
Về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ thực tế về các chi phí trực tiếp phát sinh, kế toán lập chứng từ ghi sổ, hệ thống tự động ghi nhận các khoản chi phí đó vào các sổ chi tiết, sổ cái; cuối kỳ, hệ thống tự động tổng hợp vào Bảng tổng hợp chi tiết và cân đối số phát sinh. Cuối kỳ, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Để kế toán chi phí bán hàng, công ty sử dụng TK 641, kế toán chi phí quản lý công ty sử dụng TK 642.
Về chi phí tài chính và các chi phí khác:
Hiện tại, các hoạt động tài chính của công ty chưa nhiều, cơ bản mới chỉ bao gồm các hoạt động vay, gửi ngân hàng, các chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Khi nhận được các chứng từ liên quan như thông báo lãi vay của ngân hàng, hóa đơn phí ngân hàng.. kế toán lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ cái TK 635.
Ngoài ra, do các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ khá thường xuyên, với số lượng lớn và đa dạng về ngoại tệ giao dịch, chênh lệch tỷ giá cũng là một nội dung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá được công ty
thực hiện theo các quy định hiện hành. Khi đánh giá số dư ngoại tệ cuối năm, nếu chênh lệch lỗ về tỷ giá thì phần chênh lệch sẽ được ghi nhận vào chi phí tài chính.
Hiện tại chi phí tài chính chưa lớn, nhưng tương lai các hoạt động tài chính sẽ ngày càng đa dạng, như vậy các chi phí tài chính cũng tăng theo.Vì vậy, cần phải quan tâm đến công tác kế toán chi phí tài chính nhiều hơn, đảm bảo cho hoạt động đầu tư tài chính ngày càng hiệu quả hơn.
Các khoản chi phí khác như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, công ty sử dụng TK 811 để ghi nhận. Căn cứ vào chứng từ thực tế, kế toán viên nhập vào chương trình, hệ thống tự động cập nhập vào các tài khoản tương ứng. Cuối kỳ, TK 635 và 811 được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:
Qua thực tế công tác kế toán chi phí tại Công ty cổ phần thương mại AIC, có thể nhận thấy việc ghi nhận chi phí chưa thực sự chi tiết. Đặc biệt đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, việc hạch toán toàn bộ vào chi phí quản lý tạo ra hạn chế trong việc quản lý, xác định kết quả, hiệu quả của hoạt động này.