Tác hại của dioxin đối với con người qua các nghiên cứu dịch tễ học về tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, nhiễm sắc thể và gen.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 28 - 33)

luan an tien si TIEU LUAN MOI download : skknchat123@gmail.com moi nhat

1.3.1. Tác hại của dioxin đối với con người qua các nghiên cứu dịch tễ học về tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, nhiễm sắc thể và gen.

về tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, nhiễm sắc thể và gen.

29

Việc thành lập Ủy ban 10/80 vào năm 1980 và Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33) vào năm 1999 là minh chứng cho thấy sự quan tâm và cam kết của Việt Nam trong việc nghiên cứu, xử lý dioxin nguồn gốc từ chất diệt cỏ. Năm 2004, Việt Nam gia nhập Công ước Stockholm về các chất hữu cơ gây ơ nhiễm khó phân hủy (POPs). Từ năm 1995 đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án điều tra, thu gom và xử lý; điển hình nhất là các dự án về điều tra, đánh giá sự tồn lưu của chất da cam/dioxin và ảnh hưởng của dioxin đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực điểm nóng, nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm và tẩy độc (dự án Z1, Z2 và Z3). Các nghiên cứu này cũng tập trung chủ yếu liên quan đến khu vực 3 sân bay quân sự – SBBH, SBĐN và SBPC [2], [21].

Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do Anh D. Ngo phụ trách tại Đại học Texas đã tiến hành rà soát 13 nghiên cứu do Việt Nam thực hiện và 9 nghiên cứu không phải do Việt Nam thực hiện, nhận thấy nguy cơ tương đối của các dị tật bẩm sinh liên quan tới phơi nhiễm chất da cam là 1,95 (khoảng tin cậy từ 1,59-2,39), có sự khơng đồng nhất ở mức độ tương đối cao giữa các nghiên cứu. Các nghiên cứu do Việt Nam thực hiện cho thấy nguy cơ tương đối cao hơn (RR=3,0; khoảng tin cậy 95% từ 2,19-4,12) so với các nghiên cứu khơng do phía Việt Nam thực hiện (RR=1,29; khoảng tin cậy 95% từ 1,04-1,59). Việc phân tích tiểu nhóm nhận thấy mức độ tương quan thường có xu hướng gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ phơi nhiễm chất da cam, được đánh giá dựa trên cường độ và thời lượng phơi nhiễm cũng như nồng độ dioxin đo được ở các quần thể bị ảnh hưởng [2], [57].

Cung Bỉnh Trung và cs. (1983) nghiên cứu 3 xã Lương Phú, Lương Hòa và Thuận Điền thuộc huyện Giồng Trơm (Bến Tre) đánh giá tình hình bất thường sinh sản trước và sau khi bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh so sánh với xã Mỹ Thạnh là nơi không bị rải chất độc. Kết quả cho thấy:

30

Tỷ lệ sảy thai trên tổng số thai (%)

Trước khi phun rải Sau khi phun rải

Lương Phú 5,22 ± 0,77 12,20 ± 1,44

Lương Hòa 4,31 ± 0,78 11,57 ± 1,81

Thuận Điền 7,18 ± 0,9 16,05 ± 1,31

Mỹ Thạnh 7,33 ± 1,24 7,40 ± 1,36

Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra tại ba xã là 1,78 ± 0,38%, cao hơn rõ rệt so với trước rải (0,14 ± 0,08%) và cao hơn so với xã đối chứng [58].

Nghiên cứu sức khỏe Không quân Hoa Kỳ so sánh tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và sức khỏe sinh sản của 1047 quân nhân từng thực hiện nhiệm vụ phun rải trong chiến dịch Ranch Hand (với 1223 nhân viên của Không lực Hoa Kỳ) từng làm nhiệm vụ lái máy bay C-130 tại các nước khác ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1962 - 1971 (quá trình nghiên cứu từ 1982 - 2002) phát hiện rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa nồng độ dioxin huyết thanh với tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong từ tất cả các nguyên nhân khác nhau ở những người từng tham gia chiến dịch Ranch Hand, đặc biệt là các nhân viên mặt đất (ground crew) là cao hơn so với các nhân viên khác của Không lực Hoa Kỳ [2], [59].

Từ năm 1996-1999, Nguyễn Văn Nguyên cùng cs. Đã tiến hành nghiên cứu về dị tật bẩm sinh tại các địa bàn xung quanh các điểm nóng dioxin tại Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, so sánh với một địa bàn đối chứng là Hà Đông. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ em sinh ra với dị tật bẩm sinh (DTBS) trên 1000 người và trên 1000 ca đẻ sống tại các địa bàn xung quanh ba điểm nóng cao hơn đáng kể so với địa bàn đối chứng [2], [60].

Chỉ số nghiên cứu Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Hà Đông

Tỷ lệ trẻ em DTBS 1,74 ± 0,08 2,18 ± 0,32 1,34 ± 0,21 0,83 ± 0,24 Tỷ lệ trẻ em DTBS 4,35 ± 0,83 5,38 ± 0,79 3,31 ± 0,57 1,45 ± 0,53

31

Nghiên cứu của Lê Bách Quang, Đoàn Huy Hậu và cs. (2005) khảo sát 28.817 gia đình cựu chiến binh có tiền sử phơi nhiễm chất da cam và so sánh với 19.076 gia đình cựu chiến binh nhưng khơng có tiền sử phơi nhiễm chất da cam. Kết quả nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ trẻ sinh ra với dị tật bẩm sinh là con của các cựu chiến binh từng bị phơi nhiễm chất da cam so với con của những người không bị phơi nhiễm [2], [61].

Nghiên cứu của Trần Đức Phấn và Trương Quang Đạt cùng cs. (2015) về ba dạng bất thường sinh sản (sảy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh) thấy rằng tần số bất thường sinh sản rất cao ở xã Cát Tân (điểm ô nhiễm dioxin thuộc vùng xung quanh SBPC): phụ nữ từng bị sảy thai (15,23%), thai chết lưu (2,05%) và sinh con dị tật bẩm sinh (6,38%) [62], [63].

Các nghiên cứu khoa học chưa giải thích được thực sự rõ ràng các cơ chế bệnh sinh diễn ra trong cơ thể người theo đó dioxin có thể dẫn đến bệnh tật (thường khi đã có tuổi) hoặc các dị tật bẩm sinh ở các thế hệ sau. Ở cấp độ từng trường hợp cá thể, chúng ta chưa thể khẳng định một cách chắc chắn rằng các bệnh này là do dioxin gây ra. Với năng lực nghiên cứu và chẩn đốn hiện nay, có thể chẩn đốn dựa trên các câu trả lời cho hai câu hỏi: (1) người bệnh đã từng có cơ hội tiếp xúc với dioxin hay chưa? (2) bệnh hoặc hội chứng bệnh của người đó có thuộc danh mục các bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến phơi nhiễm dioxin hay khơng? Hai tiêu chí này vừa thực tế lại vừa nhân văn và hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang áp dụng cả hai. Mặc dù vậy, vẫn có thể bỏ sót một số trường hợp vì khơng biết chắc chắn có bị phơi nhiễm hay khơng, hoặc không thiết lập được mối quan hệ nhân quả. Các nghiên cứu dịch tễ học so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa các quần thể người bị phơi nhiễm với các quần thể khơng bị phơi nhiễm để từ đó tìm mối quan hệ ở cấp số đơng là rất quan trọng và có ý nghĩa trong nghiên cứu về dioxin [2].

Hơn 30 năm qua, hoạt động điều tra nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

32

Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, các bệnh viện và cơ sở nghiên cứu khác về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khỏe người Việt Nam đã thu được rất nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế cịn khó khăn, kinh phí cho nghiên cứu hạn chế nên khơng thể tiến hành sâu hơn các nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin ở cấp độ phân tử; gần đây, các nghiên cứu diễn ra ở cấp độ này được tiến hành nhiều hơn.

Các đột biến mới dòng tế bào mầm (de novo germline mutations) xảy ra trong quá trình phân bào ở các tế bào sinh dục hay còn gọi là tế bào mầm (germline) của bố mẹ, được phân biệt với các đột biến tế bào sinh dưỡng (soma) xảy trong q trình phát triển của phơi. Giải trình tự tồn bộ hệ gen và giải trình tự tồn bộ hệ gen mã hóa hiện nay có thể tiến hành ở một gia đình gồm bố-mẹ-con (trio), để tìm ra các đột biến mới de novo. Nhằm đánh giá tỷ lệ đột biến de novo do ảnh hưởng của dioxin lên hệ gen của người, đặc biệt là đối với thế hệ con cái của các cựu chiến binh, Nguyễn Đăng Tơn cùng cs. đã tiến hành giải trình tự tồn bộ hệ gen 9 gia đình nạn nhân bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Nghiên cứu phát hiện 846 đột biến điểm de novo, 25 đột biến chèn/mất đoạn de novo, 4 đột biến thay đổi cấu trúc de novo và 1 đột biến mất đoạn de novo ở 9 gia đình. Nghiên cứu này đã phát hiện được một đột biến mất 2 nucleotide trên nhiễm sắc thể số 13 tại vị trí 105177154 (chr13:g.105177154_55delAT) làm thay đổi cấu trúc của gen RINT1 (RAD50-Interacting Protein 1) ở con của một gia đình. Một đột biến de novo của gen LAMA5 (Laminin Subunit Alpha 5) nằm tại vị trí 60913153 trên nhiễm sắc thể số 10 làm thay đổi amino acid từ Arginine thành Aspactic Acid (chr10. 60913153G > A (p.R604D)) cũng được tìm thấy ở người con bị chậm phát triển trí tuệ và teo cơ. Đột biến trên gen này có liên quan đến bệnh loạn dưỡng cơ. Các đột biến de novo đảo đoạn hoặc mất đoạn được tìm thấy trên một số con của nạn nhân phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Bằng các phương pháp phân tích tương quan, đã phát hiện được sự liên quan

33

giữa số đột biến điểm de novo và nồng độ của TCDD, PeCDD, TCDD + PeCDD, TEQ (PCDD/F) với p tương ứng là (TCDD; p=0.0089, PeCDD; p=0.017, TCDD + PeCDD; p=0.015, TEQ (PCDD/F); p= 0.039). Đây là những bằng chứng khoa học mới, đầu tiên cho thấy dioxin có ảnh hưởng đến tỷ lệ đột biến mới dòng tế bào mầm ở những người cha bị phơi nhiễm. Các đột biến này đã di truyền sang thế hệ con cái [64], [65].

Trong nghiên cứu của tác giả Nông Văn Hải và cs. (2015) hệ gen của một gia đình cựu chiến binh người Việt Nam bị phơi nhiễm dioxin trong thời gian chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị (gồm 3 cá thể bố - mẹ - con) đã được giải mã thành cơng. Tổng số điểm đa hình/đột biến đơn khác nhau giữa bố và con là 347.357 điểm (trong đó có 2.137 đa hình/đột biến trên các vùng mang mã), giữa mẹ và con là 558.255 điểm (có 3.712 đa hình/đột biến trên các vùng mang mã); có 88 đột biến mới ở mẫu con khác với mẫu cha, mẹ và trình tự gen chuẩn ở người. Hai đột biến nằm trên gen HTT (Huntingtin) và TBP (Tata Box-Binding Protein) có thể có vai trị quan trọng trong q trình phát sinh bệnh của cá thể là con của nạn nhân [66].

Tác giả Morales-Suárez-Varela M. M. và cs. (2011), phân tích sự xuất hiện (dị tật bẩm sinh) lỗ đái lệch thấp (Hypospadias) và tinh hoàn lạc chỗ (Cryptorchidism) theo nghề nghiệp của cha mẹ có tiếp xúc với EDCs thấy tỷ lệ phát sinh tích lũy tinh hồn lạc chỗ là 2,2% và lỗ đái lệch thấp 0,6%; sự xuất hiện dị tật lỗ đái thấp tăng lên khi các bà mẹ của trẻ có tiếp xúc với một hoặc nhiều EDCs (tỷ số nguy hại hiệu chỉnh - aHR: 2,6 và khoảng tin cậy 95% CI: 1,8 - 3,4) [67].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)