Mối liên quan nồng độ dioxin và các hormone trục HPT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 126 - 131)

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết.

4.2.1. Mối liên quan nồng độ dioxin và các hormone trục HPT

127

Trong nhóm người làm việc tại 3 sân bay ơ nhiễm dioxin, tìm thấy mối tương quan thuận giữa nồng độ FT4 với nồng độ đồng loại độc nhất 2,3,7,8- TetraCDD (TEF = 1) và giá trị tổng TEQ PCDDs (Bảng 3.13).

Nồng độ đồng loại 2,3,4,7,8-PentaCDF (TEF = 0,3) có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nồng độ TSH huyết thanh của người làm việc tại SBĐN (Bảng 3.15) và có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nồng độ FT4 huyết thanh của người làm việc tại SBPC (Bảng 3.16).

Với mỗi hormone - TSH, FT3, FT4 đều có một tỷ lệ đối tượng có nồng độ dưới hoặc trên ngưỡng phạm vi tham chiếu, trong đó tỷ lệ cao nhất là FT4 (FT4 cao chiếm 20,5% số đối tượng ở SBĐN), tiếp theo là TSH (TSH thấp chiếm 10% số đối tượng ở SBBH). Có thể có sự rối loạn trong q trình chuyển hóa các hormone kích giáp và hormone giáp. Hơn nữa, các mối tương quan ghi nhận giữa nồng độ TEQ với nồng độ FT4, nồng độ một số đồng loại nhóm PCDDs và PCDFs với nồng độ TSH và FT4 có ý nghĩa thống kê, cho thấy những biến đổi bất thường của các hormone có liên quan đến tình trạng phơi nhiễm dioxin.

Trong nghiên cứu cắt ngang đánh giá ảnh hưởng của chất da cam/dioxin với sự thay đổi nồng độ TSH, T3 TP và FT4 huyết thanh (318 người dân sống tại vùng bị phơi nhiễm dioxin), thấy rằng người dân sống liên tục ở khu vực này có nồng độ T3 TP và FT4 thấp, nồng độ TSH cao hơn so với nhóm cư dân tại Hà Nội. Tỷ lệ TSH, T3, FT4 bất thường ở nhóm phơi nhiễm cao hơn nhóm ở Hà Nội. Có sự thay đổi nồng độ hormone giáp trạng và hướng giáp ở người có nguy cơ phơi nhiễm chất da cam/dioxin, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ phơi nhiễm cao [172]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, Pavuk M. và cs. đã cho thấy nồng độ TSH tăng ở nhóm phơi nhiễm với dioxin mức độ cao, tuy nhiên khơng thấy có mối liên quan giữa dioxin và các bệnh lý tuyến giáp [99].

128

Một nghiên cứu gần đây của Trần Văn Khoa và cs. thu thập mẫu máu của 114 người dân cư trú tại các khu vực xung quanh SBĐN và SBBH, thời điểm sinh của các đối tượng nằm rải rác cả giai đoạn trước, trong và sau khoảng thời gian mà Quân đội Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động phun rải chất diệt cỏ (1962 - 1971). Tỷ lệ bất thường của TSH, T3, T4, FT3, FT4 trong nhóm cao nhiều hơn so với nhóm thấp nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm [173].

Jenniings và cs. (1988) đã khảo sát chức năng tuyến giáp cho một nhóm 18 cơng nhân có phơi nhiễm với 2,3,7,8-TCDD do tai nạn công nghiệp khi sản xuất 2,4,5-T. Tại thời điểm nghiên cứu (17 năm sau tai nạn), tất cả các công nhân đều tỏ ra khỏe mạnh. Không một số đo nào về phơi nhiễm được cung cấp, một nhóm 15 người khơng phơi nhiễm được dùng làm chứng. Chỉ tiêu khảo sát là nồng độ T4, T3, TSH trong huyết thanh. Tuy không đưa ra chi tiết nhưng các tác giả cho thấy khơng có đối tượng nào có bằng chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp [174].

Năm 2020, gần 45 năm sau vụ nổ nhà máy hóa chất gần Seveso (Italy, 1976), nhóm tác giả Warner M. và cs. đã cơng bố kết quả nghiên cứu xác định mối liên quan giữa phơi nhiễm TCDD trước sinh (prenatal exposure to TCDD) với nồng độ hormone kích thích tuyến giáp và hormone tuyến giáp, thuộc nghiên cứu thế hệ 2 của Seveso (The Seveso Second Generation Study). Các tác giả đã tìm thấy mối liên hệ giữa phơi nhiễm TCDD trước khi sinh với nồng độ hormone trong huyết thanh bị thay đổi ở trẻ em sinh ra từ phụ nữ Seveso (40 năm sau vụ nổ). Phơi nhiễm TCDD trước khi sinh được đo bằng nồng độ TCDD huyết thanh ban đầu năm 1976 của mẹ và TCDD của mẹ ước tính khi mang thai có liên quan đến mức FT3 thấp hơn. TCDD ban đầu của mẹ cũng có liên quan đến mức FT4 thấp hơn ở con. Mối liên hệ giữa phơi nhiễm TCDD trước khi sinh với nồng độ FT3 thấp hơn được tìm thấy ở tất cả trẻ em, nhưng mạnh hơn ở những trẻ có nồng độ tự kháng thể tuyến giáp

129

(Thyroid Antibody – Anti TPO) cao. Cả hai thước đo mức độ phơi nhiễm TCDD trước khi sinh đều không liên quan đến những thay đổi trong nồng độ T4 hoặc TSH [163]. Tại Hà Lan, Koopmann-Esseboom và cs. (1994) đã báo cáo những thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh của họ tiếp xúc với mức dioxin. Mức TEQ cao hơn trong sữa có tương quan đáng kể với mức T3 và T4 thấp ở mẹ. Ở trẻ em ăn sữa mẹ, phơi nhiễm với tổng TEQ trong sữa trên mức trung bình có liên quan đến nồng độ TSH cao hơn ở tuần thứ hai và tháng thứ ba sau khi sinh. Mặc dù đã quan sát thấy những thay đổi thoáng qua của T4, nhưng FT4 của trẻ sơ sinh khơng bị thay đổi, giống như mơ hình rối loạn nội tiết tố được tìm thấy trên bệnh nhân suy giáp dưới lâm sàng (sub-clinical hypothyroidism). Khi phân tích tương quan thì nồng độ dioxin và PCB tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với nồng độ T3 TP, T4 TP trong máu mẹ và tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với nồng độ TSH trong máu em bé [175].

Liên quan đến sự kiện ô nhiễm dioxin là hậu quả của các vụ nổ nhà máy hóa chất trước đây, năm 1953 tại Đức xảy ra vụ nổ nghiêm trọng (sự cố trong quá trình sản xuất Trichlorophenol) tại một nhà máy hóa chất lớn nhất Thế giới, thuộc cơng ty hóa chất đa quốc gia BASF, nhóm tác giả Zober và cs. tiến hành theo dõi các công nhân nhà máy bị phơi nhiễm với 2,3,7,8-TCDD trong thời gian từ 1953 tới năm 1989 (BASF Studies). Nhóm cơng nhân được chia thành 2 nhóm nhỏ dựa trên cách tính ngoại suy hồi cứu lại nồng độ 2,3,7,8- TCDD/lipid huyết thanh (sử dụng thời gian bán hủy 7 năm) theo mức ≥ 1000 ppt hay < 1000 ppt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mới mắc bệnh tuyến giáp tăng hơn một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm phơi nhiễm với 2,3,7,8-TCDD so với nhóm chứng; khơng có sự khác nhau giữa hai nhóm phơi nhiễm. Có 12/158 đối tượng mắc bệnh lý tuyến giáp gồm 4 ca bướu giáp không đặc hiệu, 4 ca nhiễm độc giáp, 2 ca nhược giáp, 1 ca ung thư giáp và 1

130

ca rối loạn giáp khác. Nhóm cơng nhân đối chứng chỉ có 2/161 đối tượng có bướu giáp khơng đặc hiệu [176], [177].

Sau vụ “ngộ độc Yusho” năm 1968 do dầu cám nhiễm PCB tại Miền Bắc Nhật Bản, nghiên cứu thấy khơng có mối tương quan đáng kể nào giữa nồng độ PCB (chất tương tự dioxin) trong máu và nồng độ TSH, T3, T4 [164]. Một nghiên cứu khác cũng trên bệnh nhân Yusho (123 bệnh nhân) là những người phơi nhiễm với PCB thời điểm đó, thấy nồng độ T3, T4 cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Nồng độ TSH bình thường và khơng khác biệt ở hai nhóm. Mặc dù nồng độ PCB trong huyết thanh bệnh nhân Yusho cao hơn nhưng khơng có tương quan giữa mức PCB và mức T3, T4, TSH. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng hyperthyroxinemia (chứng tăng thyroxin huyết) khơng có triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân Yusho một thời gian dài sau phơi nhiễm với PCB [178].

Là chất hữu cơ bền vững gây ơ nhiễm mơi trường điển hình và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dioxin được xem là Hóa chất gây rối loạn Thyroid (Thyroid Disrupting Chemicals - THDC), có thể làm tổn hại đến hoạt động chức năng của tuyến giáp ở các mức độ khác nhau trên trục dưới HPT ở người và trên mơ hình động vật. Thật vậy, tiếp xúc với THDC trong thời kỳ đầu đời có thể làm suy giảm tổ chức mơ tuyến giáp và/hoặc điều hịa nội mơi đối với các q trình thích ứng của tuyến giáp ở lồi gặm nhấm [179].

Tiếp xúc với TCDD đã được chứng minh là ảnh hưởng đến hình thái và chức năng tuyến giáp ở loài gặm nhấm với chuột cống (rat) nhạy hơn chuột nhà (mouse). Tác động của TCDD trên trục HPT dễ quan sát được ở lồi gặm nhấm nhưng khơng thường xun ở người. Điều này có thể là do sự biến đổi của nền tảng di truyền (the genetic background) của các cá thể, trái ngược với kiểu gen đồng nhất của các động vật dịng thuần chủng được sử dụng trong phịng thí nghiệm. Thêm vào đó thì mức độ liên quan của thời gian tiếp xúc chỉ có thể đánh giá được trên các mơ hình nghiên cứu ở động vật. Cả hai khía

131

cạnh này đều cần được nghiên cứu thêm để xác định ảnh hưởng của phơi nhiễm TCDD trong môi trường đến tuyến giáp. Các cơ chế đặc hiệu mà TCDD gây độc lên tuyến giáp vẫn chưa được làm rõ. Những nghiên cứu cịn phức tạp trên in vivo vì TCDD tác động (lên trục HPT) trực tiếp trên tuyến yên, trên tuyến giáp hoặc trên cả hai bởi vòng phản hồi (feedback loop) (hay hiệu ứng phản hồi) tuyến yên/tuyến giáp [179].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)