Nồng độ các hormone trục HPG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 124 - 126)

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết.

4.1.4. Nồng độ các hormone trục HPG

Các giá trị nồng độ trung bình của PRL, FSH, LH và Testosterone huyết thanh của người làm việc tại các sân bay đều nằm trong giới hạn bình thường.

Bảng 3.11 trình bày tỷ lệ % đối tượng có nồng độ ở mức thấp, bình thường và cao đối với từng hormone của trục nội tiết HPG được khảo sát. Ngưỡng bình thường của các hormone được xác định dựa theo kit hóa chất xét nghiệm (ADVIA Centaur® CP, SIEMENS, Đức) như sau: PRL là 2,1 - 17,7 ng/mL, FSH là 1,4 - 18,1 mIU/mL, LH là 1,5 - 9,3 mIU/mL, Testosterone là 164,94 – 753,38 ng/dL. Theo đó, nồng độ trung bình của PRL đa số nằm trong giới hạn bình thường.

125

Phần lớn các mẫu trong nghiên cứu đều có nồng độ Testosterone trong phạm vi tham chiếu. Có 7/39 (17,9%) đối tượng ở SBĐN, 5/29 (17,2%) đối tượng ở SBPC và 1/20 (5%) đối tượng ở SBSV có nồng độ Testosterone cao hơn 753,38 ng/dL. Có 5/50 (10%) đối tượng ở SBBH, 1/39 (2,6%) đối tượng ở SBĐN và 1/29 (3,4%) đối tượng ở SBPC có nồng độ Testosterone thấp dưới 164,94 ng/dL.

Nghiên cứu sức khỏe không quân Hoa Kỳ (The Air Force Health Study) cũng cho thấy nồng độ Testosterone trong phạm vi bình thường và có sự tương đồng giữa nhóm các cựu chiến binh trực tiếp thực hiện hoạt động phun rải (545 ng/dL) và nhóm khơng trực tiếp (537 ng/dL) [168].

Theo cách phân chia tương tự thì nghiên cứu của Dhooge W. và cs. trên 101 nam giới (độ tuổi 20-40) tại Bỉ cho thấy nồng độ LH đều nằm trong giới hạn bình thường, 3 đối tượng có nồng độ FSH cao và 20 đối tượng có nồng độ Testosterone thấp [105]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Lương và cs. trên 42 người đàn ông (20-50 tuổi) sinh sống (trên 15 năm) ở hai phường Trung Dũng và phường Bửu Long gần khu vực SBBH thấy có 7 trường hợp (chiếm 16,7%) có nồng độ Testosterone thấp, khơng có trường hợp nào cao khi đối chiếu với khoảng tham chiếu [132].

Egeland G.M. và cs. (1987) khảo sát nồng độ FSH, LH và Testosterone ở 248 công nhân trong nhà máy sản xuất hóa chất ở New Jersey và Missouri cùng 231 cơng nhân khác. Kiểm tra tỷ lệ chênh lệch của LH cao (> 28 IU/L), FSH cao (> 31 IU/L), Testosterone thấp (< 10,4 nmol/L) bằng tứ phân vị dioxin trong huyết thanh (serum dioxin quartiles) trong nhiều phân tích hồi quy tuyến tính, cho thấy tỷ lệ nồng độ LH cao phổ biến ở nhóm cơng nhân thứ hai (OR=1,9; CI=0,7-7,5), thứ ba (OR=2,5; CI=0,9-7,3), thứ tư (OR=1,9; CI=0,7-5,0) so với nhóm chứng. Nồng độ FSH cao phổ biến ở nhóm cơng nhân thứ tư (OR=2,0; CI=0,7-5,6) so với nhóm chứng. Tỷ lệ Testosterone thấp ở nhóm cơng nhân thứ hai (OR=3,9; CI=1,3-11,3), thứ ba (OR=2,7;

126

CI=0,9-8,2) và thứ tư (OR=2,1; CI= 0,8-5,8) so với nhóm chứng. Những xu hướng này thay đổi rõ trong phân tích hồi quy tuyến tính thể hiện sự biến đổi của nồng độ hormone hướng sinh dục và sinh dục nam [169].

Nguyễn Thị Hà (2004) cùng cs. khảo sát sự thay đổi về nồng độ FSH, LH, Testosterone trong huyết thanh nam giới của các nhóm đã cho thấy kết quả giá trị nồng độ LH, FSH của các nhóm dân cư có nguy cơ phơi nhiễm với chất da cam/dioxin là cao hơn nhóm chứng (p < 0,05). Nhóm nguy cơ cao của tỉnh H. (PNH – II) có giá trị trung bình của các hormone này tăng hơn 2 lần so với hàm lượng hormone tương ứng của nhóm dân cư đối chứng (LH/PNH- II: 12,52 và Chứng I: 6,08; FSH/PNC-II: 12,73 và Chứng I: 5,85). Nồng độ LH, FSH huyết thanh của 2 nhóm nguy cơ cao (PNB-II và PNH-II) tăng có hoặc khơng có ý nghĩa so với nồng độ các homrone tương ứng của hai nhóm nguy cơ thấp (PNB-I và PNH-I). Nồng độ Testosterone huyết thanh không khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm nghiên cứu. Khảo sát phân bố tỷ lệ % cá thể theo khoảng nồng độ hormone cho thấy: dù ở các nhóm nguy cơ thấp (PN-I) hoặc ở các nhóm nguy cơ cao (PN-II) hoặc ở nhóm có thể bị nhiễm dioxin cách đây đã khá lâu và nay khơng có nguy cơ bị nhiễm lại (nhóm CCBMN) thì tỷ lệ cá thể có nồng độ LH và FSH huyết thanh tăng trên 12 IU/L là nhiều hơn so với các nhóm chứng (chứng I và CCBMB) [170].

Khơng có đối tượng người làm việc nào ở cả 4 sân bay quân sự có nồng độ PRL huyết thanh lớn hơn 35 ng/mL (Bảng 3.12). Tăng nồng độ PRL mức độ lớn (> 35 ng/mL) có liên quan đến khối u tuyến yên (Hyperprolactinemia), tác động tiêu cực đến chức năng tình dục nam giới như suy giảm ham muốn tình dục, giảm sản xuất Testosterone, tình trạng rối loạn cương dương [171].

4.2. MỐI LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ DIOXIN VÀ MỘT SỐ HORMONENỘI TIẾT TRONG MÁU NỘI TIẾT TRONG MÁU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)