Một số yếu tố liên quan nồng độ dioxin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 113 - 120)

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết.

4.1.2. Một số yếu tố liên quan nồng độ dioxin

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trong khoảng 37,1 - 42,6 (Bảng 3.1), là độ tuổi đang làm việc và phục vụ trong quân ngũ. Độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự với các nghiên cứu khác như Yamamoto K và cs. (2015) trên 678 nam công nhân phơi nhiễm dioxin, tuổi

114

trung bình là 43,1 ± 11,1 [135], Phạm Thế Tài và cs. (2016) tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam giới là 40,1 tuổi [136].

Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn so với một số nghiên cứu khác như của Yi S.W. (2014) trên tổng số 180639 cựu chiến binh Hàn Quốc-Việt Nam có độ tuổi trung bình là 46,3 tuổi [121]. Nghiên cứu của Mannetje A. (2018) thực hiện một cuộc điều tra tỷ lệ mắc bệnh của 245 công nhân tiếp xúc với TCDD ở New Zealand có 86% nam giới, tuổi trung bình 62,9 tuổi [137] Nghiên cứu của Kang (2006) trên 1499 cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, tuổi trung bình là 53 tuổi, trong đó đa phần các đối tượng ở nhóm tuổi 51-55 (52,9%) [75]. Nghiên cứu của Wolfe (1990) trên 995 cựu chiến binh trong chiến dịch Ranch Hand, tuổi trung bình là 48,6 tuổi [138]. Sự khác biệt về độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn là do tất cả các đối tượng nghiên cứu là nam giới, hiện đang làm việc trong đơn vị, trong khi đó đối tượng nghiên cứu của các tác giả khác là cựu chiến binh, cơng nhân nghỉ hưu nên độ tuổi trung bình cao hơn.

Về học vấn của các đối tượng nghiên cứu, 100% đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này là do yêu cầu của chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, người làm việc (trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là lực lượng mặt đất) tại các sân bay qn sự đều phải có trình độ như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn.

Dioxin tồn tại bền vững trong mơi trường và tích lũy lâu dài trong cơ thể con người, thời gian bán hủy có thể tới 25 - 100 năm trong đất, xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu từ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Do đó thời gian cơng tác (số năm) có ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ nhiễm dioxin của các quân nhân tại sân bay. Trong nghiên cứu của chúng tơi thời gian cơng tác trung bình của người làm việc tại 3 sân bay ô nhiễm (SBBH, SBĐN, SBPC) lần lượt là 18,8 ± 5,2; 16,8 ± 6,1; 14,5 ± 5,5 năm. Thời gian cơng tác trung

115

bình của chúng tơi dài hơn so với của nghiên cứu của Yamamoto năm 2015 trên 678 nam công nhân phơi nhiễm dioxin, thời gian làm việc trung bình là 12,4 ± 9,4 năm [135]. Ba sân bay đều là các điểm nóng dioxin ở Việt Nam hiện nay, thời gian công tác ở sân bay càng lâu tương đương với thời gian phơi nhiễm dioxin càng dài.

Chỉ số BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu tại bốn sân bay tương đối tương đồng, và đều nằm trong khoảng giá trị bình thường (20 - 24,9kg/m2) [139]. Chỉ số BMI trong nghiên cứu của tôi tương đương so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, như của Yamamoto (2015) trên 678 nam công nhân phơi nhiễm dioxin, chỉ số BMI là 24 [135], của Papadopoulou (2013) trên 231 đối tượng phơi nhiễm dioxin ở Hy Lạp có chỉ số BMI là 23,1 [140] Chỉ số BMI ở người làm việc tại các sân bay quân sự nói chung đều trong giới hạn bình thường bởi vì cơng tác giám định sức khỏe của Quân chủng Phịng khơng – Khơng qn được thực hiện hàng năm nghiêm túc. Mặt khác thấy được chế độ dinh dưỡng cũng như rèn luyện thể lực thường xuyên của người làm việc – về cơ bản là tốt.

Tuổi và thời gian cư trú tại các vùng bị ơ nhiễm dioxin có liên quan chặt chẽ đến nồng độ dioxin trong cơ thể. Một nghiên cứu tại Italy đã báo cáo mối tương quan thuận giữa tuổi mẹ và nồng độ PCDDs, PCDFs và polychlorinated biphenyls (PCB) trong sữa mẹ [141]. Một mối tương quan tương tự đã được báo cáo đối với các giá trị TEQ của chất tương tự dioxin là PCB trong sữa mẹ ở Nhật Bản [142]. Tại SBĐN, có mối tương quan thuận giữa nồng độ của hầu hết các đồng loại nhóm PCDD trong máu với tuổi của các đối tượng, chỉ có một đồng loại là 1,2,3,7,8,9-HexaCDD khơng có mối tương quan này (Bảng 3.6).

116

Một vài nghiên cứu cũng cho thấy mức 2,3,7,8-TCDD trong lipid huyết thanh có liên quan đến tuổi tác: người lớn tuổi thường có nồng độ dioxin máu cao hơn [143].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Anh N.T. cùng cs. tiến hành khảo sát những người phụ nữ cho con bú sinh sống xung quanh SBĐN, kết quả định lượng dioxin bằng phương pháp GCMS cho thấy việc uống nước giếng khoan và ăn cua, tơm, trứng chim cút có thể liên quan đến việc tăng nồng độ một số đồng loại dioxin trong sữa mẹ, nhưng khơng tìm thấy mối tương quan với đồng loại 2,3,7,8-TetraCDD [144]. Một nghiên cứu khác trước đó tại khu vực Đà Nẵng cũng chỉ ra mức 2,3,7,8-TetraCDD và giá trị TEQ của PCDDs/PCDFs trong sữa mẹ có tương quan với việc tăng lên của tuổi người mẹ, thời gian cư trú tại địa bàn và thứ tự con (con đầu lòng hay con thứ) [145]. Tại khu vực Biên Hịa, nhóm nghiên cứu của tác giả Nghi T.N. khảo sát phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, định lượng dioxin (GCMS) trong sữa cũng cho thấy kết quả nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD, một số đồng loại khác thuộc nhóm PCDDs và PCDFs góp phần đáng kể vào giá trị TEQ và các giá trị TEQ trong sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu có tương quan với nơi cư trú và thứ tự con (đầu lòng hay con thứ) [146].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích tìm hiểu mối quan hệ giữa tuổi và thời gian làm việc tại các căn cứ không quân ô nhiễm (ba sân bay SBBH, SBĐN, SBPC) và nồng độ dioxin trong máu của người làm việc; nhận thấy rằng nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD và giá trị TEQ của PCDDs và TEQ PCDDs/Fs có tương quan thuận theo tuổi nhưng không theo thời gian làm việc tại sân bay. Chỉ có nồng độ OctaCDD có tương quan thuận với cả tuổi và thời gian công tác của các đối tượng tại sân bay ô nhiễm (Bảng 3.4).

Nồng độ 2,3,7,8-TCDD ở ba nhóm thời gian cơng tác < 10 năm, 10-20 năm và > 20 năm ở SBBH đều cao hơn rất rõ so với SBPC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ở nhóm 10-20 năm và trên 20 năm công tác

117

(Bảng 3.5A). Nồng độ đồng loại 1,2,3,4,7,8-HexaCDF ở SBPC cả ba nhóm thời gian công tác đều cao hơn so với SBBH và SBĐN, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 3.5B1).

Tác giả Trần Văn Khoa và cs. (2015) thực hiện nghiên cứu trên 58 đối tượng có nồng độ dioxin máu cao sống trong khu vực điểm nóng gần SBBH và SBĐN và 102 đối tượng có nồng độ dioxin máu thấp, kết quả cho thấy: thời gian phơi nhiễm tỷ lệ thuận với nồng độ dioxin trong máu [147].

Các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào các cá nhân (người dân) cư trú xung quanh khu vực các sân bay điểm nóng về ơ nhiễm dioxin, vì một số lý do nên chưa tiếp cận được đến các nhóm có nguy cơ thực sự cao. Nghiên cứu này hướng đến những người làm việc trong các căn cứ khơng qn bị nhiễm vì họ đã được xác định thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất ở khía cạnh chịu ảnh hưởng sức khỏe của dioxin. Những người làm việc tại các sân bay này sinh hoạt tại đơn vị và thực hiện chế độ nghỉ phép về với gia đình theo quy định, một bộ phận khác sinh hoạt cùng với gia đình (nếu gia đình ở gần khu vực sân bay) (sáng đi làm, tối về nhà). Do đặc thù hoạt động của đơn vị nên thời gian ở trong doanh trại là chủ yếu (12 giờ/1 ngày), nếu trực sẵn sàng chiến đấu thì thời gian có mặt tại đơn vị là 24/24h kể cả ngày nghỉ (thứ 7 và chủ nhật).

Theo thời gian, nồng độ dioxin trong sữa và mẫu máu ở người Việt Nam giảm dần. Các mẫu sữa mẹ được thu thập năm 1970 chứa nồng độ 2,3,7,8- TetraCDD cao đáng kinh ngạc (333-1832 pg/g lipid). Các mẫu được thu thập trong những năm tiếp theo có nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD thấp hơn (chẳng hạn như 133-266 pg/g lipid năm 1973; 2,1-11 pg/g lipid năm 1988; 1,4-19 pg/g lipid năm 1999) [111]. Từ năm 2002 đến 2012, các mẫu sữa mẹ thu thập tại Việt Nam bao gồm các điểm nóng, khu vực phun và chưa phun cho thấy nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD tương ứng là 2,6; 0,75 và 0,37 pg/g lipid [145], [146]. Kết quả này chỉ ra rằng đã có sự giảm nhẹ về ước lượng liều dioxin trong cơ

118

thể (dioxin body burden) đối với những người phụ nữ cho con bú. Tương tự như vậy, nồng độ dioxin trong máu cũng giảm dần theo thời gian. Trong một nghiên cứu trên những người dân sinh sống ở Bình Dương (cạnh Thành phố Biên Hịa), nồng độ trung bình của 2,3,7,8-TetraCDD trong máu được ghi nhận trong khoảng 3,7 - 8,9 pg/g lipid vào năm 2003, sau đó giảm xuống khoảng 2,52 - 2,77 pg/g lipid trong 2008 [43].

Trong nghiên cứu này, mặc dù các mẫu máu được chúng tôi triển khai lấy trong thời gian gần đây (2017), nhưng nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD vẫn tương đối cao, đặc biệt trong nhóm người làm việc tại SBBH.

Từ năm 1987 đến năm 2010, WHO đã thực hiện 5 cuộc điều tra phạm vi toàn cầu về nồng độ dioxin trong sữa mẹ. So với kết quả của các cuộc khảo sát trước đó, xu hướng giảm nồng độ PCDDs/Fs trong sữa mẹ đã được thấy rõ ràng, với mức giảm lớn nhất ở các quốc gia có mức ban đầu cao nhất [148], [149]. Trong một nghiên cứu ở Tây Ban Nha, nồng độ dioxin trong các mẫu sữa mẹ thu thập đã giảm 81% sau hai thập kỷ [150], [151]. Kết quả này phù hợp với sự giảm nồng độ dioxin cũng được nhận thấy với các mẫu sinh phẩm là mẫu máu, trong đó, TEQ của PCDDs/Fs giảm từ 27 pg/g lipid vào năm 1998 xuống còn 6,79 pg/g lipid vào năm 2018 [152]. Những kết quả này có được là do các quốc gia làm tốt cơng tác kiểm sốt chặt chẽ lượng dioxin trong khẩu phần ăn, với tổng TEQ đi vào cơ thể từ nguồn thực phẩm đã giảm từ 210,1 pg TEQ/ngày xuống 8,54 pg TEQ/ngày [153]. Trên thực tế, từ năm 2001, Liên minh Châu Âu đã thông qua một chiến lược về dioxin và PCB nhằm giảm mức độ ô nhiễm của các chất này trong môi trường, trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng ở mức độ cao [154]. Do đó, việc xử lý mơi trường và kiểm sốt thực phẩm là chiến lược cần thiết và hiệu quả để giảm phơi nhiễm dioxin.

Kết quả phân tích mối tương quan giữa nồng độ các đồng loại của dioxin và giá trị TEQ với chỉ số BMI cho thấy chỉ có rất ít các đồng loại có tương

119

quan thuận/nghịch với BMI (Bảng 3.7). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả xem xét mối quan hệ giữa nồng độ TCDD huyết thanh với BMI của những người phụ nữ sau 30 năm kể từ vụ nổ tại nhà máy sản xuất 2,4,5-trichlorophenol (TCP) gần thị trấn Seveso, Italy dựa trên nghiên cứu thuần tập của nhóm tác giả người Mỹ và Italy trong nghiên cứu thuần tập về sức khỏe phụ nữ tại Italy (The Seveso Women’s Health Study - SWHS). Nghiên cứu này khơng tìm thấy mối tương quan đáng kể nào giữa nồng độ TCDD huyết thanh với BMI hoặc tình trạng béo phì. Tuy nhiên, mối tương quan này khơng hề mâu thuẫn với mối tương quan giữa nồng độ TCDD với vòng eo ≥ 88 cm ở những người phụ nữ phơi nhiễm dioxin. Nghiên cứu cho thấy, trong đánh giá rối loạn chuyển hóa thì chu vi vịng eo và tỷ số eo mơng thích hợp và chính xác hơn BMI [155], [156].

Đối với chỉ số BMI, một nghiên cứu (phối hợp giữa Viện y tế Cơng cộng Quốc gia và Cơ quan an tồn thực phẩm Quốc gia Pháp) thực hiện trên công nhân làm việc tại các lò đốt rác thấy rằng nồng độ dioxin huyết thanh tăng theo chỉ số BMI. Nồng độ dioxin ở những người có BMI bình thường thấp hơn so với nhóm thừa cân. Nghiên cứu cũng khẳng định chỉ số BMI liên quan nhiều hơn đến lượng thức ăn hơn là với dioxin [157]. Nghiên cứu của Nishijo M. và Tai P.T. đánh giá tác động của dioxin trong sữa mẹ một tháng sau sinh đến sự phát triển thể chất của con, đã chỉ ra rằng trọng lượng cơ thể và chỉ số BMI ở trẻ trai bị phơi nhiễm dioxin qua sữa mẹ có xu hướng giảm trong vịng 4 tháng đầu sau sinh [158] có kéo dài đến 3 tuổi [159]. Collins J.J. và cs. (2006) nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI tương quan thuận với nồng độ 2,3,7,8-TCDD [160].

Dioxin và các chất giống dioxin là các nhóm chất điển hình của POPs, một tính chất điển hình của dioxin là tính ưa béo mạnh (strong lipophilicity). Một số nghiên cứu về béo phì coi mơ mỡ là nguồn phơi nhiễm POPs quan trọng. Bởi vì độc động học của POPs liên quan trực tiếp đến động lực học của

120

mỡ, POPs có thể giải thích những phát hiện khó hiểu trong nghiên cứu tình trạng béo phì. Ở hai người tiếp xúc với cùng một lượng POPs trong mơi trường, người có nhiều mơ mỡ hơn có thể có lợi hơn vì việc lưu trữ POPs trong mơ mỡ có thể giảm gánh nặng cho các cơ quan quan trọng khác. Do đó, mơ mỡ có thể đóng vai trị bảo vệ chống lại các tác động của POPs. Tuy nhiên, có hai tình huống làm tăng giải phóng POPs từ mơ mỡ vào hệ tuần hồn, do đó làm tăng nguy cơ chúng đến các cơ quan quan trọng: (1) giảm cân và (2) kháng Insulin; ngược lại, tăng cân lại làm giảm khả năng này [161].

Nghiên cứu của chúng tơi trên đối tượng nam giới, BMI trung bình của các đối tượng tại 4 sân bay đều nằm trong khoảng bình thường (<25 kg/m2), nếu có các nghiên cứu tiếp theo nên thiết kế các công cụ đo đạc chu vi vịng eo một cách chính xác hoặc lượng mỡ trung tâm để đánh giá mối tương quan với nồng độ dioxin được chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)