- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết.
2. Mối liên quan giữa nồng độ dioxin và một số hormone trong máu của người làm việc tại các sân bay quân sự.
nhiễm dioxin vẫn cịn cao, trong đó cao nhất ở những người làm việc tại SBBH, gấp 9 lần so với SBSV (18,2 ± 3,1 so với 2,1 ± 1,9), tại SBĐN gấp 4 lần so với SBSV (9,2 ± 2,4 so với 2,1 ± 1,9). Tỷ lệ 2,3,7,8-TetraCDD trong tổng đương lượng độc TEQ PCDDs/PCDFs cao nhất ở SBBH và chiếm 52,8% tổng giá trị TEQ, cho thấy phơi nhiễm dioxin tại SBBH chủ yếu bắt nguồn từ chất da cam. Có những đối tượng có nồng độ dioxin ở mức rất cao ở SBBH (4 đối tượng có nồng độ dioxin trên 100 pg/g lipid), có 31/50 đối tượng có nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD nằm trong khoảng 10 - 100 pg/g lipid, phản ánh tình trạng phơi nhiễm dioxin còn nặng nề ở SBBH.
Nồng độ trung bình các hormone trục HPT trong nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường. Nồng độ TSH thấp nhất ở người làm việc tại SBBH (1,02 µIU/mL), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các sân bay cịn lại (p < 0,05). Nồng độ TSH huyết thanh thấp hơn 0,35 µIU/mL phù hợp với tiêu chuẩn cận lâm sàng chẩn đốn cường giáp dưới lâm sàng ở nhóm sân bay ơ nhiễm (SBBH, SBĐN, SBPC - chiếm tỷ lệ 7,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về nồng độ FT3 và FT4 huyết thanh của người làm việc ở nhóm sân bay ơ nhiễm (SBBH, SBĐN, SBPC) so với SBSV.
Nồng độ hormone PRL huyết thanh thấp nhất ở người làm việc tại SBBH (5,42 ng/mL) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các sân bay khác.
2. Mối liên quan giữa nồng độ dioxin và một số hormone trong máu củangười làm việc tại các sân bay quân sự. người làm việc tại các sân bay quân sự.
Trong các chỉ số về nồng độ dioxin thì nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD và nồng độ TEQ PCDDs có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với nồng độ
145
FT4 (p < 0,05). Khơng tìm thấy mối tương quan nào có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số nồng độ dioxin với nồng độ TSH và FT3.
Tồn bộ các đồng loại dioxin và TEQ có xu hướng tương quan nghịch (r < 0) với nồng độ PRL, LH, TES huyết thanh người làm việc ở các sân bay ô nhiễm (SBBH, SBĐN, SBPC). Các đồng loại thuộc nhóm PCDD thể hiện tương quan mạnh hơn so với nhóm PCDF.
Có 4/7 đồng loại thuộc nhóm PCDD và 1/10 đồng loại thuộc nhóm PCDF tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với ít nhất 1 trong 3 hormone PRL, LH, TES. Ngoài ra TEQ PCDDs và TEQ PCDDs/Fs tương quan nghịch với nồng độ PRL và TES.
Đồng loại 2,3,7,8-TetraCDD có mối tương quan mạnh nhất với nồng độ PRL (r = -0,262; p < 0,05) và TES (r = -0,292; p < 0,05).
Đồng loại độc nhất nhóm PCDD là 2,3,7,8-TetraCDD có xu hướng làm giảm nồng độ TES huyết thanh (r = -0,292; p < 0,05) dẫn đến làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở người làm việc tại các sân bay ô nhiễm (r = -0,619; p < 0,05).
KHUYẾN NGHỊ
146
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm dioxin trong máu và sự biến đổi một số hormone thuộc trục nội tiết HPT và HPG trên đối tượng người làm việc tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Những người làm việc tại các sân bay ô nhiễm dioxin cần được thăm khám sức khỏe thường xuyên, phát hiện sớm các bất thường thông qua các xét nghiệm định kỳ.
Cần có nghiên cứu thêm để định lượng nhiều hơn các hormone của các trục nội tiết dưới đồi - tuyến yên - tuyến giáp, sinh dục và thượng thận ở cả hai giới nam và nữ, với mức độ chuyên sâu hơn, tiếp tục nghiên cứu cơ chế tác động của dioxin lên hệ nội tiết ở mức độ tế bào và phân tử.