Nồng độ các hormone trục HPT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 120 - 124)

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết.

4.1.3. Nồng độ các hormone trục HPT

Các giá trị nồng độ trung bình của TSH, FT3, FT4 huyết thanh của người làm việc ở cả bốn sân bay đều nằm trong giới hạn bình thường (Bảng 3.8).

Nồng độ trung bình TSH huyết thanh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa các đối tượng nghiên cứu ở SBBH (sân bay ô nhiễm) so với SBSV (nhóm chứng). Nồng độ trung bình TSH huyết thanh theo tác giả Phạm Thị Phương và cs. (2013) nghiên cứu trên 38 người trưởng thành khỏe mạnh là 1,58 ± 1,17 µIU/mL. So sánh với nghiên cứu của chúng tơi thì nồng độ TSH của người làm việc tại SBBH và SBPC thấp hơn, SBĐN và SBSV cao hơn. Nồng độ FT3 huyết thanh của người làm việc tại SBĐN và SBSV có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với nghiên cứu trên (nồng độ FT3: 2,06 ± 0,60 pg/L; FT4: 1,17 ± 0,16) thì nồng độ FT3 và FT4 nhỏ hơn nồng độ FT3 và FT4 của người làm việc tại bốn sân bay quân sự (FT3/SBBH: 3,53 ± 0,45; FT4/SBBH: 1,35 ± 0,18; FT3/SBĐN: 3,58 ± 0,33; FT4/SBĐN:

121

1,47 ± 0,28; FT3/SBPC: 3,38 ± 0,60; FT4/SBPC: 1,20 ± 0,26; FT3/SBSV: 3,33 ± 0,50; FT4/SBSV: 1,20 ± 0,28) [162].

Bảng 3.9 trình bày tỷ lệ % đối tượng có nồng độ ở mức thấp, bình thường và cao đối với từng hormone. Ngưỡng bình thường về nồng độ của các hormone xác định dựa theo kit hóa chất xét nghiệm (ADVIA Centaur® CP, SIEMENS, Đức): TSH là 0,35 - 5,5 µIU/mL, FT3 là 2,3 - 4,2 pg/mL, FT4 là 0,89 - 1,76 ng/dL. Giả sử ngưỡng bình thường về giá trị nồng độ [y] của một hormone thuộc đoạn [a; b] thì mức thấp là y < a, mức cao là y > b, mức bình thường là a ≤ y ≤ b. Theo đó, kết quả định lượng có một tỷ lệ nhất định đối tượng nghiên cứu có nồng độ hormone nằm ngồi ngưỡng bình thường (5/50 ở SBBH, 3/39 ở SBĐN và 1/29 ở SBPC có nồng độ TSH < 0,35 µIU/mL. Có 3/50 ở SBBH, 1/39 ở SBĐN, 1/29 ở SBPC và 1/20 ở SBSV có nồng độ FT3 > 4,2 pg/mL). Ở nồng độ FT4 có ghi nhận 4/29 (Phù Cát) và 3/20 (Sao Vàng) có nồng độ < 0,89 ng/dL, trong khi đó ghi nhận ở SBBH có 2/50 và SBĐN có 8/39 đối tượng với nồng độ FT4 > 1,76 ng/dL.

Với cách xem xét như vậy, chúng tơi tìm thấy khá nhiều nghiên cứu cho các kết quả khác nhau. Có thể kể đến một nghiên cứu theo dõi dọc trong đó có định lượng các hormone TSH, FT3 và FT4 của 570 trẻ em (288 nữ và 282 nam) thuộc thế hệ thứ 2 được sinh ra từ những người phụ nữ tiếp xúc với TCDD ở mức cao sau vụ nổ bên trong nhà máy hóa chất ICMESA, gần Seveso, Ý (10/7/1976). Tại thời điểm lấy mẫu máu (2020), tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 24,3 ± 8,9 (năm). Sau hơn 40 năm từ thời điểm diễn ra vụ tai nạn, nồng độ hormone TSH và hormone tuyến giáp ở thế hệ thứ hai được ghi nhận như sau: nồng độ TSH trung bình 2,2 µIU/mL, FT3 là 3,6 pg/mL, FT4 là 12,0 pg/mL. Có 43 (tỷ lệ 7,5%) đối tượng có nồng độ hormone nằm ngồi phạm vi tham chiếu (do phịng xét nghiệm cung cấp); 34 người có nồng độ TSH ở mức cao (> 4,5 μIU/L) và 9 người có nồng độ FT4 ở mức thấp (< 0,9 pg/mL) [163]. Nghiên cứu trên 115 bệnh nhân mắc bệnh Yusho

122

vào năm 2002 cho thấy nồng độ TSH trong huyết thanh tăng lên trong 13 trường hợp (chiếm tỷ lệ 11,3%) [164].

Tương đồng về đối tượng và địa điểm khảo sát, một nghiên cứu trước đó của Phạm Thế Tài và cs. trên 200 đối tượng (45 nam và 155 nữ) là người dân sinh sống quanh SBBH (độ tuổi 20-50 năm, thời gian sinh sống trên địa bàn từ 5 năm trở lên) đã cho thấy: nồng độ trung bình TSH, FT3 và FT4 cho từng nhóm nam và nữ đều nằm trong giới hạn bình thường. Nồng độ TSH ở nữ có xu hướng cao hơn ở nam, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Về tỷ lệ % đối tượng có nồng độ hormone ở mức thấp, bình thường và cao, có 7,3% đối tượng nam và 5,3% đối tượng nữ có mức TSH thấp. Khơng có trường hợp nam có TSH vượt ngưỡng nhưng có 3,8% đối tượng nữ có TSH vượt ngưỡng bình thường. Ở nhóm nam, FT3 và FT4 ở mức thấp lần lượt là 10,0% và 14,3%; FT3 ở ngưỡng cao là 20% [136].

Tuyến giáp đóng một vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh năng lượng, cân bằng nội môi, các con đường trao đổi chất, sinh nhiệt, sự phát triển và biệt hóa của nhiều mơ và cơ quan. Tuyến giáp sản xuất T4, T3 chịu sự kiểm soát của trục HPT. Một sự giảm nhẹ nồng độ hormone tuyến giáp sẽ kích hoạt nhanh (triggers) sự bài tiết TRH và TSH theo trục dưới đồi - tuyến yên, dẫn đến kích thích tuyến giáp và tăng sản xuất hormone tuyến giáp. Nhờ vai trị của trục HPT đã giúp duy trì nồng độ FT3 và FT4 cân bằng ở trong một khoảng hẹp (narrow range). Sự thay đổi của nồng độ TSH (với các kỹ thuật định lượng chính xác) được coi là dấu hiệu nhạy cảm nhất đối với hoạt động của hormone tuyến giáp [83], [163].

Đối với hoạt động quân sự, chưa có nhiều nghiên cứu về sự biến đổi nồng độ hormone tuyến giáp của những người làm việc và xem xét sự tác động bất lợi của các yếu tố trong môi trường lao động đặc thù tới nồng độ hormone tuyến giáp. Có sự thống nhất về ảnh hưởng của tình trạng thiếu oxy đến tổng lượng hormone tuyến giáp nhưng về nồng độ FT3 và FT4 thì các

123

nghiên cứu cho nhiều kết quả khác nhau và không nhất quán. Sự tăng nồng độ FT4 có thể tìm thấy ở người điều khiển máy bay ở độ cao 3500-5000m. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Cực đối với hormone tuyến giáp cũng được thực hiện trên các binh sĩ Na Uy. Những kết quả của nghiên cứu này cho thấy nồng độ TSH và FT3, FT4 đều có sự thay đổi theo ngày (nồng độ TSH và FT3 giảm trong suốt thời gian thực hiện các bài tập, nồng độ FT4 tăng lên trong 24-48h đầu tiên của bài tập) trong điều kiện khắc nghiệt (mùa đơng Bắc Cực); tình trạng thiếu ngủ ngắn và cường độ làm việc thể chất khác nhau (tương ứng với các nhiệm vụ quân sự khác nhau) khơng có tác động nào đến sự biến đổi nồng độ hormone giáp [165]. Nghiên cứu của chúng tôi không khảo sát người làm việc tại các căn cứ khơng qn theo ca kíp làm việc (shift-work) và khơng định lượng nồng độ các hormone theo thời điểm lao động. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở các nồng độ hormone (thể hiện theo ký hiệu trong Bảng 3.8) giữa các cặp sân bay có lẽ khơng phải do khác biệt về tính chất nhiệm vụ hay điều kiện làm việc.

Định lượng nồng độ TSH, FT3 và FT4 là các thông số xét nghiệm cận lâm sàng hàng đầu trong đánh giá chức năng tuyến giáp, phản ánh hoạt động sinh học của hormone tuyến giáp [83],[166]. Định lượng TSH máu cũng là xét nghiệm đầu tiên được các bác sĩ lựa chọn chỉ định ở hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tuyến giáp. Nồng độ TSH huyết thanh là xét nghiệm chẩn đốn ban đầu tốt nhất với tình trạng cường giáp, vì khi kết quả nồng độ TSH > 0,4 µIU/mL sẽ loại trừ chẩn đốn cường giáp (ngoại trừ adenoma tuyến yên tiết TSH). Nhóm sân bay ơ nhiễm (SBBH, SBĐN, SBPC) có 9 (7.6%) trường hợp nồng độ TSH < 0,35 µIU/mL (Bảng 3.9) phù hợp với tiêu chuẩn cận lâm sàng trong chẩn đốn cường giáp dưới lâm sàng. Tình trạng cường giáp dưới lâm sàng (subclinical hyperthyroidism) được định nghĩa là khi có giá trị TSH dưới mức bình thường trong bối cảnh nồng độ hormone tuyến giáp bình thường (thường khơng thấy có các triệu chứng của cường

124

giáp). Mặc dù hormone tuyến giáp T3 có hoạt tính sinh học nhưng do phần lớn T3 được tạo thành khi tách iod khỏi T4 trong tế bào đích nên T4 là hormone tuyến giáp chính lưu hành trong máu. Nồng độ T3 máu bị ảnh hưởng bởi nồng độ TBG máu giống như T4 (trong hệ tuần hoàn, chủ yếu T3 liên kết thuận nghịch với protein vận chuyển - chủ yếu là TBG). Thực tế lâm sàng thì xét nghiệm T3 có ứng dụng hạn chế trong đánh giá bệnh lý tuyến giáp và chỉ nên tiến hành ở các người bệnh có nghi ngờ cường giáp với TSH máu bị ức chế nhưng nồng độ FT4 máu bình thường. Một số bệnh nhân có cường giáp trên lâm sàng và chỉ tăng T3 máu đơn độc (nhiễm độc T3). Xét nghiệm T3 máu khơng có tác dụng chẩn đốn suy giáp [167]. Nồng độ T3 tồn phần có thể thay đổi do thay đổi các protein gắn T3 đặc biệt là TBG. Nồng độ TBG vẫn tương đối ổn định ở người khỏe mạnh, tuy nhiên trong một số trường hợp nồng độ TBG có thể bị thay đổi, nhưng FT3 khơng thay đổi. Do đó, xét nghiệm định lượng FT3 mang lại nhiều ưu thế hơn cho việc đánh giá chức năng tuyến giáp. Trong nghiên cứu này, các đối tượng nghiên cứu không sử dụng các thuốc nội tiết trong phạm vi 3 tháng trở lại tính từ thời điểm được lấy máu (theo tiêu chuẩn lựa chọn).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự biên hòa, đà nẵng và phù cát (Trang 120 - 124)