III. PHÂN TÍCH SWOT
3. TỔNG HỢP CÁC MẶT MẠNH, MẶT YẾU, CƠ HỘI VÀ
Toyota Việt Nam
3.1. Cơ hội
Cơ hội phát triển do hội nhập kinh tế mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng là rất lớn, đó là tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn đầu tƣ, công nghệ hiện đại và thị trƣờng toàn cầu nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển. Bên cạnh đó những cơ hội hiển nhiên, đáng kể đối với Công ty Toyota Việt Nam, đó là:
Tiềm năng mở rộng thị trƣờng.
Hiện tại thị trƣờng ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé so với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với dân số hiện nay là trên 80 triệu ngƣời và nền kinh tế đang tăng trƣởng ở mức cao Việt Nam đƣợc xem là một trong những nền kinh tế năng động và tốc độ phát triển cao nhất Đông Nam á, và chắc chắn là một thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng. Theo nhận định của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhu cầu tiêu thụ ô tô của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vài thập niên tới. Thêm vào đó tỷ lệ ngƣời có xe hơi còn rất thấp. Cứ 514 ngƣời Việt Nam mới có một xe, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 4-5 ngƣời một xe, Thái Lan là 50 ngƣời một xe và Philippines là 118 ngƣời một xe. Theo tính toán trong quy hoạch phát triển giao thông vận
tải đƣờng bộ Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, mức tiêu thụ ô tô của nƣớc ta sẽ đạt 2.5 xe/1000 dân so với mức 1.9 xe/1000 dân nhƣ hiện nay. Bộ giao thông dự báo, trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trƣởng ô tô Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 16% mỗi năm và đến 2010 cả nƣớc sẽ có hơn 1,2 triệu ô tô; giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trƣởng sẽ đạt hơn 8% mỗi năm để đến năm 2020 lƣợng ô tô cả nƣớc sẽ đạt 2,62 triệu chiếc. Nhƣ vậy khi kinh tế tăng trƣởng lƣợng cầu ô tô có khả năng thanh toán sẽ tăng lên tạo cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Cơ cấu ngƣời tiêu dùng thay đổi cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trƣờng xe hơi Việt Nam. Nếu nhƣ trƣớc kia nhóm khách hàng là doanh nghiệp thuộc khối cơ quan nhà nƣớc chiếm tỷ trọng tới 65%, doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 17%, cá nhân hộ gia đình chiếm 7% thì hiện nay thành phần khách hàng là doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân và hộ gia đình đã chiếm tỷ trọng gần 70%. Những thay đổi này là nhờ vào chính sách của Nhà nƣớc trong những năm qua khuyến khích thành phần kinh tế phát triển, tạo ra trong xã hội một tầng lớp giàu có có khả năng tiêu thụ lƣợng lớn xe hơi.
Quá trình tự do hoá thƣơng mại hiện đang trở thành yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến định hƣớng cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các sáng kiến thƣơng mại tự do khác đang thúc đẩy các Công ty đa quốc gia xem xét lại chiến lƣợc kinh doanh nói chung và việc tái phân bổ năng lực sản xuất nói riêng. Điều này bao gồm : (1) Thiết lập một Công ty mẹ trong khu vực, (2) Xây dựng một mạng lƣới các nhà máy phục vụ cho Công ty mẹ, (3) Tập trung sản xuất, khai thác điểm mạnh cốt lõi của mỗi nƣớc và khai thác các sản phẩm và dịch vụ khác từ các nƣớc khác. Nhƣ vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lƣới sản xuất của khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội hợp tác phân công lao động, hợp tác sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, tiếp cận đƣợc
công nghệ mới trong sản xuất và lắp ráp ô tô đồng thời nâng cao đƣợc kỹ năng tay nghề của công nhân cũng nhƣ trình độ quản lý của các doanh nghiệp.
Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không thể thiếu sự chung sức của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với những tiềm năng to lớn về nguồn vốn và công nghệ. Hội nhập kinh tế thế giới sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội để tiệp cận những tiềm lực đáng quý này. Hiện nay, Việt Nam đang đƣợc đánh giá là điểm hấp dẫn thu hút đầu tƣ trên thế giới. Với nền tảng đó chúng ta hoàn toàn tin tƣởng vào viễn cảnh tƣơi sáng của ngành công nghiệp ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ và bảo hộ rất mạnh mẽ. Từ trƣớc tới nay, ngành công nghiệp ô tô là ngành đƣợc ƣu tiên phát triển nhất. Bên cạnh việc đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc với số vốn hàng ngàn tỷ đồng thì việc mở cửa cho nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành cũng đƣợc triển khai mạnh mẽ, ngoài ra Nhà nƣớc còn có quy hoạch rõ ràng, theo đó các doanh nghiệp biết hƣớng kinh doanh sản xuất của mình nên độ an toàn cao hơn.
3.2. Thách thức
Sức ép cạnh tranh, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh. Tại Việt Nam, TMV không chỉ cạnh tranh với các dòng xe sang trọng của các hãng Âu Mỹ nhƣ Ford, Mercedes-Benz, mà còn phải cạnh tranh với chính các hãng xe rất mạnh của Nhật Bản nhƣ Honda, Suzuki. Bên cạnh đó sau một vài năm nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cạnh tranh với các hãng xe nƣớc ngoài tràn vào sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Sức ép hội nhập, việc gia nhập WTO buộc Chính phủ Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nƣớc và sản phẩm nhập khẩu. Điều này làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị truờng Quốc tế. Mặt khác, Việt Nam cũng phải khắt khe hơn trong việc
cấp ƣu đãi hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Do đó các doanh nghiệp lắp rấp và sản xuất ô tô trong nƣớc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể có doanh nghiệp bị phá sản. Chính vì vậy, cũng nhƣ các liên doanh khác, TMV cần chuẩn bị về mọi mặt để theo kịp tiến trình hội nhập, xây dựng ngành công nghiệp ô tô thực sự lớn mạnh.
Thiếu các nhà cung cấp nội địa: Hầu hết các liên doanh ô tô trong nƣớc đều có tỷ lệ nội địa hoá chƣa cao. Tất nhiên các liên doanh đều muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá để hạ giá thành. Nhƣng hiện nay ở Việt Nam chƣa đủ các điều kiện cần thiết để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá theo yêu cầu. Sở dĩ nhƣ vậy là do thị trƣờng ô tô của Việt Nam còn quá nhỏ bé để các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Vì thế hầu hết các linh kiện phụ tùng ô tô đều phải nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cũng cao.
Những thách thức khác đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và Công ty TMV nói riêng là hạ tầng cơ sở còn yếu kém, đƣờng xá còn chƣa phát triển, qui hoạch đô thị chƣa phù hợp… Những yếu tố này góp phần làm giảm lƣợng tiêu thụ ô tô trong nƣớc.
3.3. Điểm mạnh
a. Khẳng định thƣơng hiệu mạnh nhờ những sản phẩm có chất lƣợng cao, xây dựng đƣợc một hình ảnh đẹp của Công ty trong công chúng.
b. Mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
c. Tiên phong trong các hoạt động đóng góp cho xã hội.
d. Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề tƣơng đối cao, đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
e. Đi đầu trong nội địa hoá sản phẩm, dẫn đầu về phát triển sản xuất phụ tùng tại Việt Nam.
3.4. Điểm yếu
b. Sản phẩm đƣa vào thị trƣờng Việt Nam còn thiếu tính đa dạng và tính thời trang.
c. Thiếu xƣởng sản xuất và kho giữ sản phẩm. d. Thiếu các nhà cung cấp nội địa.