PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 85 - 87)

III. PHÂN TÍCH SWOT

1. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

Trƣớc đây, cơ chế kinh tế nƣớc ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng quốc tế. Ngày nay xu hƣớng khu vực hoá và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới có tính khách quan. Việt Nam đang xây dung nền kinh tế thị trƣờng theo xu hƣớng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nƣớc ta trở thành một phân hệ của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nƣớc ta phụ thuộc vào môi trƣờng quốc tế mà trƣớc hết là thay đổi chính trị thế giới.

Khi hoạt động trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu tác động của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô nhƣ các yếu tố môi trƣờng kinh tế, chính trị luật pháp… Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nƣớc tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế.

1.1. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô không nằm ngoài xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. Khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời gia tăng thì nhu cầu về việc sử dụng ô tô cũng sẽ ổn định. Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các năm tới việc Việt Nam duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP ở mức 7-8%/ năm là hoàn toàn khả thi. Sự tăng trƣởng của nền kinh tế sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành sản xuất ô tô.

Sự biến động trong việc phát triển kinh tế có thể làm ảnh hƣởng tới tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh và sự biến động của tỷ giá cũng

ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm do các phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp hầu hết phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Do hàm lƣợng giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để lắp ráp sản xuất xe thành phẩm tại Việt Nam chiếm phần lớn trong giá thành sản xuất khoảng 50-60% (trong nƣớc mới chỉ sản xuất đƣợc một số linh kiện phụ ting thuộc loại đơn giản, giá trị gia tăng thấp nhƣ săm, lốp, ghế ngồi, dây điện, ăng ten) và chƣa có dấu hiệu cắt giảm hàm lƣợng này đã đẩy giá thành.

Ngoài ra, do ảnh hƣởng của lạm phát trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,6% cũng đã có tác động đến thị trƣờng ô tô Việt Nam và làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao.

Những thay đổi trong buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Điều này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc kinh doanh của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp.

1.2. Môi trường luật pháp- chính trị

Khi tham gia hoạt động trên thị trƣờng, mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo các qui định, luật pháp hiện hành.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đƣợc khai sinh vào năm 1991 và đã đi sau các nƣớc trong khu vực Đông á từ 40-50 năm, do đó ngành này đang đựơc hƣởng những chính sách hỗ trợ về đầu tƣ, tín dụng, thuế, thị trƣờng, khoa học công nghệ, nhân lực… để hình thành và phát triển thành một ngành công nghiệp ô tô đích thực. Để hỗ trợ cho việc thực hiện chủ trƣơng thu hút đầu tƣ, Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nƣớc đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).

Sự thay đổi các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nƣớc, Nhà nƣớc đã đánh thuế nhập khẩu rất cao

nhằm lập nên hàng rào hải quan chống lại ô tô nhập khẩu. Đây đƣợc coi là hàng rào bảo hộ quá khắc nghiệt. Hậu quả là, cạnh tranh trên thị trƣờng ô tô tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Và tất nhiên, trong một môi trƣờng cạnh tranh không bình đẳng nhƣ vậy, giá này sẽ đƣợc đẩy lên cao để tối đa hoá lợi nhuận.

Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), để thực hiện đúng cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nƣớc và hàng hoá nhập khẩu, mở cửa thị trƣờng, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã dần dỡ bỏ sự bảo hộ đối với ngành ô tô trong nƣớc bằng thuế nội địa- thuế Tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa Bộ Tài Chính đang xây dựng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ phải giảm xuống còn 25%, phụ tùng còn 10%.

1.3. Môi trường công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu và phá sản. Công ty phải nhận thức rõ đƣợc vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất và phát triển sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)