Các chiều nghèo và tiêu chí đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 27 - 40)

Chiều nghèo Tiêu chí để đo lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt Cơ sở hình thành chiều nghèo và tiêu

chí đo lƣờng Điểm số 1) Giáo dục 1.1. Trình độ giáo dục của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên trong độ tuổi lao động chưa tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) 1 10 1.2. Tình trạng đi học của trẻ em Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5- dưới 16 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 Luật Giáo dục 2005 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 1 10 2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh(ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) Hiến pháp năm 2013 Luật Khám chữa bệnh 1 10

Chiều nghèo

Tiêu chí để

đo lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt

Cơ sở hình thành chiều nghèo và tiêu

chí đo lƣờng Điểm số 2.2. Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại khơng có bảo hiểm y tế

Hiến pháp năm 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 1 10 3) Nhà ở 3.1. Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) Luật Nhà ở; NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 1 10 3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở;

Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 1 10 4) Điều kiện sống 4.1 Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình khơng được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 1 10 4.2. Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình khơng sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn

1 10

Chiều nghèo

Tiêu chí để

đo lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt

Cơ sở hình thành chiều nghèo và tiêu

chí đo lƣờng Điểm số 2012-2020. 5)Tiếp cận thơng tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thơng Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 1 10 5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin

Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và khơng nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Luật Thông tin truyền thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

1 10

(Nguồn: Bộ LĐTB&XH, 2015)

Điểm của các chỉ số: Các chiều, thể hiện các nhóm dịch vụ xã hội cơ bản, sẽ được cho điểm bằng nhau, thể hiện vai trò quan trọng ngang bằng nhau. Cụ thể: có tất cả 5 chiều, mỗi chiều quy định là 20 điểm, trong mỗi chiều, các chỉ số cũng được cho điểm bằng nhau, mỗi chỉ số sẽ được cho 10 điểm. Như vậy tổng số điểm thiếu hụt sẽ là 100 điểm. Tổng điểm thiếu hụt của tất cả các chỉ số sẽ cộng thành điểm thiếu hụt chung của hộ gia đình. Nếu điểm thiếu hụt chung này nhiều hơn ngưỡng thiếu hụt chung thì hộ sẽ bị coi là thiếu hụt các nhu cầu cơ bản.

Ngưỡng thiếu hụt đa chiều: Ngưỡng thiếu hụt đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều toàn cầu (MPI) quy định ngưỡng thiếu hụt đối với một hộ gia đình là thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên. Tại Việt Nam, cũng đã đề xuất ngưỡng thiếu hụt đối với một hộ gia đình là thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia

đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt các nhu cầu cơ bản. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều sẽ không thay đổi trong thời gian nhất định (5 năm), không phụ thuộc khả năng ngân sách, không thay đổi khi thay đổi mục tiêu hay khi tình hình thay đổi do tác động chính sách.

1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến thƣớc đo nghèo đa chiều ở Việt Nam

Để phân tích nghèo ở Việt Nam, Asselin and Vu (2009, trang 123) đã đưa ra 5 chiều như: Sức khỏe, tình trạng việc làm, giáo dục, thu nhập và nhà ở. Chiều sức khỏe được tác giả đề xuất liên quan đến yếu tố 4 yếu tố: có bệnh mãn tính, khơng đủ áo ấm mùa lạnh, khơng có dụng cụ diệt muỗi và trẻ em bị suy dinh dưỡng. Chiều việc làm liên quan đến chỉ số thiếu việc làm, trong đó một người được coi là thiếu việc làm nếu đã mất việc từ 3 tháng trở lên; chỉ tiêu này được xác định với ít nhất có một thành viên thiếu việc làm trong hộ gia đình. Chiều giáo dục được tác giả xác định bao gồm hai chỉ số: thứ nhất: đó là chỉ số khơng biết chữ ở người lớn - là những người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết và làm được những phép tính đơn giản, hộ gia đình được xác định là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất một người lớn mù chữ; thứ hai đó là chỉ số giáo dục ở trẻ em, với chỉ tiêu trẻ em từ 6 đến 15 tuổi không được đi học, như vậy hộ gia đình bị xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có bất kỳ trẻ em nào trong độ tuổi từ 6- 15 tuổi không được đi học. Chiều thu nhập liên quan đến hai chỉ số: Khơng có tivi, radio và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ. Chiều nhà ở cũng liên quan đến 2 chỉ số đó là: nhà tạm bợ và thiếu nước sạch.

Bên cạnh đó, Nghèo đa chiều cũng được Chris de Neubourgh, Franciska Gassman và Keetie Roelen (2008) đã đưa ra phương pháp đo lường nghèo trẻ em. Bản chất đa chiều của phương pháp này được thể hiện thông qua việc bao quát nhiều mặt như giáo dục, y tế, lao động trẻ em, nước và vệ sinh. Sau quá trình tiến hành tham vấn, thảo luận kỹ lưỡng, một khung khái niệm cho việc nghiên cứu tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam đã được xây dựng. Các bên liên quan cũng đã thống nhất các lĩnh vực và chỉ số phục vụ hoạt động đánh giá để phản ánh một cách thích hợp tình hình nghèo của trẻ em Việt Nam.

Năm 2010, được sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế UNDP, Việt Nam công bố kết quả khảo sát nghèo đô thị tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thơng qua Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị tại Hà Nội và TP.HCM”. UNDP (2011) đã thực hiện dự án này bằng cách tính tốn chỉ số nghèo đa chiều dựa trên 8 tiêu chí các chỉ tiêu theo 8 chiều đó là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an tồn xã hội để tính tốn chỉ số MPI.

Theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê (2016), nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tư vấn kỹ thuật từ trường Đại học Maastrict (Hà Lan): “Báo cáo tình trạng nghèo đa chiều của trẻ em Việt Nam”. Báo cáo ứng dụng phương pháp tiếp cận đa

chiều để đo nghèo ở trẻ em do Bộ LĐTB&XH và UNICEF đề xuất với nội dung: Sử dụng khái niệm trẻ em nghèo đa chiều, dựa trên các nhu cầu cơ bản của trẻ trên các lĩnh vực là: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội. Ứng với các nhu cầu trên bao gồm có 5 chiều chính: Chiều thứ nhất là giáo dục, bao gồm 2 chỉ tiêu: tỷ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi không đi học đúng độ tuổi và tỷ lệ trẻ em từ 11-15 tuổi khơng hồn thành cấp tiểu học; Chiều thứ hai là y tế, bao gồm 2 chỉ tiêu chính: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 2-4 không đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong 12 tháng, Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 0-4 không đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong 12 tháng; Chiều thứ ba được xem xét là nhà ở, bao gồm 2 chỉ tiêu chính: Tỷ lệ trẻ em sống trong các hộ gia đình khơng có điện sinh hoạt, tỷ lệ trẻ em sống trong các ngôi nhà tạm; Chiều thứ tư được kể đến là nước sạch, vệ sinh, bao gồm 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình khơng có hố xí hợp vệ sinh, Tỷ lệ trẻ em sống trong ngơi nhà khơng có nguồn nước sạch; Chiều thứ năm là trẻ em làm việc, ứng với chỉ tiêu tỷ lệ trẻ từ 6-15 tuổi phải làm việc tạo ra thu nhập trong hoặc ngồi hộ gia đình trong 12 tháng qua; Chiều thứ sáu là Bảo trợ xã hội, ứng với chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình có chủ hộ khơng làm việc do già yếu hoặc tàn tật.

Một cơng trình nghiên cứu liên quan đến NĐC rất có ý nghĩa nữa là nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Thanh, Đỗ ngọc Khải và Nguyễn Bùi Linh, Jonathan Haugton (2010), mô tả các kết quả và phát hiện chính của cuộc điều tra về đặc điểm của dân số đơ thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu nhập và chi tiêu, nhà ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc, rủi ro v.v…

Theo kết quả nghiên cứu Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số, thực trạng, biến động và thách thức do Ủy ban dân tộc Trung ương và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNIEF) khởi xướng dưới sự thực hiện của nhóm nghiên cứu từ Cơng ty nghiên cứu và Tư vấn Phát triển IRC (IRC Consulting) vào tháng 6/2015. Nghiên cứu này đã thực hiện đo lường cứu Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số bao gồm 7 chiều chính đó là: (1) Nghèo về thu nhập; (2) Nghèo về giáo dục được đo lường bằng tỷ lệ trẻ em không tới trường đúng độ tuổi hoặc trẻ em từ 11-15 tuổi khơng hồn thành chương trình tiểu học; (3) Nghèo về điều kiện cư trú được đo bằng tỷ lệ trẻ sống trong nhà tạm hoặc nhà ở khơng có kết nối với mạng lưới điện quốc gia; (4) Trẻ em tham gia lao động trước độ tuổi được đo bằng tỷ lệ trẻ em từ 6-15 tuổi tham gia thực hiện một số công việc được trả cơng (có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh tự làm của hộ gia đình hoặc hộ gia đình khác); (5) Nghèo về nước sạch và vệ sinh bao hàm hai chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt là tiếp cận với nước uống an toàn và nhà vệ sinh hợp chuẩn và được đo lường bằng tỷ lệ trẻ em không được tiếp cận với một trong hai điều kiện trên; (6) Nghèo về chăm sóc y tế được đo lường bằng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 2-4 không được đưa đến các cơ sở y tế chính thức (ví dụ: trung tâm y tế xã, các bệnh viện tuyến huyện và cao hơn) trong 12 tháng qua; (7) Nghèo về hòa nhập xã hội được đo lường trẻ em nghèo về hòa nhập xã hội, bao gồm hai tiêu chí: (i) trẻ em sống trong hộ gia đình có chủ hộ khơng thể làm việc do bị tàn tật hoặc tuổi già, (ii) sử dụng tiếng phổ thơng trong giao tiếp bên ngồi hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu đã ước tính 1/3 số trẻ dưới 16 tuổi được xếp là trẻ em nghèo đa chiều (tương đương với khoảng

7 triệu trẻ em nghèo đa chiều ở Việt Nam. Về các chiều nghèo, tình trạng nghèo được ghi nhận nghiêm trọng nhất ở chiều nước sạch và vệ sinh, vui chơi, giải trí và chăm sóc y tế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng cách đáng kể về tỷ lệ nghèo trẻ em giữa các vùng; tỷ lệ nghèo trẻ em ở vùng Miền núi phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nghèo đa chiều của trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn đáng kể so với trẻ em dân tộc kinh.

Qua kết quả tổng quan tài liệu nghiên cứu về NĐC, tác giả nhận thấy một vấn đề chung để phân tích NĐC là các nghiên cứu đều sử dụng các chiều nghèo chính như: học vấn, y tế, thu nhập, và quyền tham gia (bình đẳng giới, vốn vay, tham gia Hội, đoàn thể, học nghề, việc làm...). Các tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp giảm nghèo liên quan đến các chỉ số về nghèo đa chiều: Học tập nâng cao trình độ học vấn (Giáo dục), nâng cao nhận thức về đảm bảo sức khỏe (Y tế), nâng cấp cơ sở hạ tầng (an sinh xã hội), quyền tham gia (vay vốn, tham gia các hoạt động).

1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo

Nghèo đa chiều cũng chính là nghèo với cách tiếp cận đa chiều. Thời gian qua có nhiều nghiên cứu nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo.

Đinh Phi Hổ và Nguyễn Trọng Hoài (2007) đã sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ, bao gồm có 8 yếu tố như: trình độ học vấn, nghề nghiệp - tình trạng việc làm, giới tính của chủ hộ, quy mơ diện tích đất của hộ, quy mơ hộ, số người sống phụ thuộc, quy mô vốn vay từ các định chế chính thức, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng.

Theo nghiên cứu của Minot M., Epprecht M., Roland-Holst (2004), Phan, D.K. (2012); Dinh Phi Ho and Dong Duc (2015), tài chính vi mơ làm giảm đáng kể tỷ lệ nghèo.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011) yếu tố ảnh hưởng đến nghèo nói chung ở Việt Nam gồm: điều kiện tự nhiên; thành phần dân tộc; quy mô nhân khẩu, lao động và sử dụng thời gian lao động;

trình độ văn hóa và chăm sóc sức khỏe; tình trạng nhà ở, đất sản xuất, nước và điện sinh hoạt của hộ.

Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Nguyễn Ngọc Sơn (2012) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn là số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập.

Pham, B.D. (2013), Đinh Phi Hổ & Trương Châu (2014), nhấn mạnh lao động nghề nghiệp phi nông nghiệp đã góp phần gia tăng đáng kể thu nhập cho hộ nông Việt Nam. Nhiều nước đang phát triển tiếp tục đấu tranh để nâng cao tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế, một tính năng phổ biến là thay đổi cơ bản trong mơ hình hoạt động kinh tế, các hộ gia đình tái phân bổ lao động từ nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại.

1.3 Khung phân tích của đề tài 1.3.1 Đo lƣờng nghèo đa chiều 1.3.1 Đo lƣờng nghèo đa chiều

Trên cơ sở khung phân tích của Alkire and Santos (2010), các nghiên cứu có liên quan và phương pháp đo lường nghèo đa chiều đang được triển khai ở nước ta,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)