Định nghĩa các chiều và chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 41)

3.4.1 Chiều thứ nhất: Giáo dục

Giáo dục có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của con người, nó vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là nhân tố thúc đẩy giảm nghèo. Một gia đình quan tâm đến giáo dục sẽ tạo ra nhiều lợi thế trong cuộc sống như là thúc đẩy tăng năng suất lao động, giúp gia tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Việt Nam đã đưa việc tăng cường cho giáo dục vào một trong những mục tiêu thiên niên kỷ là phải đảm bảo cho mọi trẻ em hoàn thành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học. Chính vì vậy, 2 chỉ tiêu giáo dục dưới đây được lựa chọn để xác định một hộ được xem là hộ nghèo về giáo dục, nếu thiếu hụt một mức tối thiểu về giáo dục cơ bản:

Chỉ tiêu thứ nhất: Khơng có thành viên nào của hộ gia đình hồn tất 5 năm đi học (tiểu học) (CT1). Hộ được xem là nghèo về chỉ tiêu này nếu có bất kỳ

thành viên nào hoàn tất 5 năm đi học tiểu học. Nhận giá trị là 1 nếu có ít nhất một thành viên trong hộ gia đình khơng học hết lớp 5, nhận giá trị là 0 nếu khơng có ai trong hộ gia đình khơng hồn tất học đến lớp 5.

Chỉ tiêu thứ hai: Có bất kỳ trẻ em nào ở tuổi đi học mà không đến trƣờng (Lớp 1-8) (CT2). Hộ được xem là nghèo về chỉ tiêu này nếu có bất kỳ trẻ

em nào ở độ tuổi đi học mà không được đến trường. Nhận giá trị là 1 nếu có ít nhất một trẻ em trong độ tuổi không được đi học, nhận giá trị là 0 nếu khơng có trẻ em nào trong độ tuổi mà không được đi học.

3.4.2 Chiều thứ hai: Y tế

Nếu xét đến chất lượng nguồn nhân lực thì ngồi việc chịu ảnh hưởng bởi chất lượng giáo dục sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của con người, mà cụ thể ra là việc con người được thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tầm vóc con người. Một người hay một hộ gia đình có sức khỏe tốt thì khơng những nâng cao năng suất làm việc cao mà cịn góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu về y tế cho bản thân, gia đình và xã hội. Với khía cạnh này, đề tài sử dụng 2 chỉ tiêu để phản ánh tình hình chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình đó là:

Chỉ tiêu thứ nhất: Trong hộ gia đình có bất kỳ trẻ em nào bị chết (CT3).

Hộ được xem là nghèo về chỉ tiêu này nếu có ít nhất một trẻ em bị tử vong. Đối với chỉ tiêu này, tác giả giả định nhận giá trị là 1 nếu trong hộ gia đình có ít nhất một trẻ em tử vong; nhận giá trị là 0 nếu trong hộ gia đình khơng có bất kỳ trẻ em nào tử vong.

Chỉ tiêu thứ hai: Trong hộ gia đình có bất kỳ trẻ em hay người lớn nào bị suy dinh dưỡng (CT4). Hộ được xem là nghèo về chỉ tiêu này nếu có bất kỳ trẻ em

hay người lớn nào trong gia đình bị suy dinh dưỡng. Tác giả giả định, nhận giá trị là 1 nếu trong hộ gia đình có ít nhất một thành viên bị suy dinh dưỡng; nhận giá trị là 0 nếu trong gia đình khơng có ai bị suy dinh dưỡng.

3.4.3 Chiều thứ ba: Mức sống

Bên cạnh việc tiếp cận về giáo dục, y tế, thì mức sống là một vấn đề quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của một thành viên hay hộ gia đình. Mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa

về mức sống. Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất lấy mức thỏa mãn nhu cầu của con người làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm các điều kiện về vật chất để đảm bảo cuộc sống gia đình như: điện, vệ sinh, nước sạch, nhà ở, nhiên liệu đun nấu và tài sản của hộ gia đình,... Đối với chiều mức sống này, tác giả đề xuất sử dụng 6 chỉ tiêu chính, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu thứ nhất: Điện (CT5). Hộ gia đình được xem như thiếu hụt chỉ tiêu

này nếu không được tiếp cận nguồn điện. Đối với chỉ tiêu này, tác giả giả định nhận giá trị là 1 nếu hộ không được tiếp cận nguồn điện sử dụng (tức là hộ khơng có khả năng tự mắc (kết nối) vào lưới điện), nhận giá trị bằng 0 nếu hộ gia đình có nguồn điện sử dụng.

Chỉ tiêu thứ hai: Vệ sinh (CT6). Một hộ gia đình được xem là thiếu hụt chỉ

tiêu này nếu khơng có toilet hoặc chỉ sử dụng toilet chung. Tác giả giả định, nếu khơng có nhà vệ sinh hoặc chỉ có nhà vệ sinh chung sẽ nhận giá trị là 1; nếu hộ gia đình có nhà vệ sinh riêng sẽ nhận giá trị là 0.

Chỉ tiêu thứ ba: Nƣớc sạch (CT7). Hộ gia đình được xem như thiếu hụt chỉ

tiêu này nếu không được tiếp cận nguồn nước sạch trong sinh hoạt hoặc nguồn nước sạch xa hơn 30 phút đi bộ (cả đi lẫn về). Đối với chỉ tiêu này, nhận giá trị là 1 nếu không được tiếp cận nguồn nước sạch hoặc nguồn nước sạch xa hơn 30 phút đi bộ (cả đi lẫn về); nhận giá trị bằng 0 nếu được tiếp cận nguồn nước sạch trong sinh hoạt.

Chỉ tiêu thứ tƣ: Nhà ở (CT8). Hộ gia đình được xem như thiếu hụt chỉ tiêu

này nếu khơng có nhà ở cố định/kiên cố. Tác giả giả định, nhận giá trị là 1 nếu hộ khơng có nhà ở cố định/kiên cố (nền nhà bằng đất, cát hay các vật liệu tạm bợ); nhận giá trị là 0 nếu hộ gia đình có nhà ở cố định.

Chỉ tiêu thứ năm: Nhiêu liệu đun nấu (CT9). Một hộ gia đình được

xem như thiếu hụt chỉ tiêu này nếu hộ gia đình có đang sử dụng nhiên liệu đun nấu bằng tự nhiên (với củi, than củi). Đối với chỉ tiêu này, tác giả giả định nhận giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình đang sử dụng nhiên liệu đun nấu bằng tự nhiên

(với củi, than củi); nhận giá trị bằng 0 nếu hộ gia đình sử dụng nhiên liệu đun nấu khác tự nhiên.

Chỉ tiêu thứ sáu: Tài sản (CT10). Một hộ gia đình được xem như thiếu hụt

chỉ tiêu này nếu hộ gia đình đang khơng được sở hữu nhiều hơn 1 đối với các loại sau: Radio, Tivi, điện thoại, xe đạp, xe máy, thuyền có động cơ. Đối với chỉ tiêu này, nếu hộ khơng có các phương tiện trên (đi lại/liên lạc/thơng tin) thì sẽ nhận giá trị là 1; nếu hộ gia đình có nhiều hơn 1 đối với các phương tiện trên thì sẽ nhận giá trị là 0.

3.5 Các bƣớc xác định chỉ số nghèo đa chiều

Để xác định chỉ số nghèo đa chiều, ta cần tiến hành theo 3 bước như sau:

Bƣớc 1: Xác định tỷ lệ nghèo

Tỷ lệ nghèo đa diện đếm đầu (H) được tính bằng cách chia số người nghèo đa diện cho tổng dân số được điều tra: H= q

n

Trong đó, H là tỷ lệ nghèo đa chiều, q là số người thuộc diện nghèo đa diện và n là tổng dân số được điều tra. Nếu H = 0,6 nghĩa là có 60% dân số/hộ là nghèo đa chiều.

Bƣớc 2: Xác định độ sâu nghèo

Mức độ tập trung của nghèo đói hay độ sâu nghèo đói (A) là số lượng thiếu hụt trung bình mà một người nghèo đa diện đang chịu.

A = ∑

Trong đó, A là độ sâu của nghèo (%), c là tổng số những mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèo đang có (điểm thiếu hụt của từng người dân/hộ nghèo) và q số người/hộ nghèo. Nếu A = 0,5 có nghĩa là một người nghèo bị thiếu hụt trung bình 50% các chỉ tiêu giáo dục, y tế và mức sống.

Bƣớc 3: Xác định chỉ số nghèo đa chiều

Cuối cùng chúng ta tính chỉ số Nghèo đa chiều MPI (còn gọi là chỉ số đếm đầu điều chỉnh), bằng tích của Tỷ lệ nghèo đếm đầu (H) và độ sâu của nghèo đói (A)

MPI = H x A

Ví dụ: MPI = 0,3 có nghĩa là người nghèo bị thiếu hụt 30% về giáo dục, y tế và mức sống.

3.6 Thu thập số liệu 3.6.1 Số liệu thứ cấp 3.6.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các thơng tin, số liệu có sẵn liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Q trình thu thập thơng tin dựa vào sách, tạp chí đã được phát hành, những cuộc tổng điều tra của Tổng cục thống kê, những báo cáo của Chính phủ, những đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện có liên quan, đặc biệt là số liệu thống kê từ Chi cục thống kê và báo cáo kết qủa điều tra, rà soát hộ nghèo ở huyện Duyên Hải.

3.6.2 Số liệu sơ cấp

Để có cơ sở đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh thì ngồi số liệu thu thập từ các báo cáo của địa phương, tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn huyện theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẳn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi tiến hành chọn mẫu và hình thành bảng câu hỏi, tác giả sẽ thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, thu thập số liệu để làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra.

3.7 Xác định cỡ mẫu và chọn địa bàn điều tra

Để xác định chỉ số nghèo đa chiều MPI của huyện Duyên Hải, ta cần có số liệu vi mơ ở cấp độ hộ gia đình, tức là phải có thơng tin về từng chỉ số cho từng hộ gia đình. Cần phải đếm xem một hộ gia đình nghèo ở một hay nhiều chỉ số và do đó nghèo ở một hay nhiều lĩnh vực để xác định tình trạng nghèo của hộ. Kết quả là khơng thể tính tốn MPI dựa trên các số liệu tổng hợp như số liệu hành chính. Hiện nay, tổng số hộ gia đình trên địa bàn huyện Duyên Hải thống kê được là 20.306 hộ. Việc nghiên cứu 20.306 hộ là điều không khả thi ở cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ. Huyện Duyên Hải hiện có 7 đơn vị hành chính gồm: 6 xã, 1 thị trấn; trong này có 3 xã với thế mạnh chủ yếu là trồng lúa, trồng màu và có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (trên 70%) là: Ngũ Lạc, Đôn

Châu, Đơn Xn; 3 xã, 1 thị trấn cịn lại là 4 xã đảo, với thế mạnh chủ yếu là nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản là: Đông Hải, Long Vĩnh, Long Khánh và thị trấn Long Thành. Căn cứ vào số liệu tổng thể của huyện Duyên Hải nói chung, các xã – thị trấn nói riêng và đặc điểm tình hình của từng địa phương, tác giả lựa chọn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và có đơng đồng bào dân tộc Khmer so với các xã – thị trấn khác để khảo sát đó là: Ngũ Lạc, Đơn Châu, Đơn Xn.

Để đo lường tỷ lệ hộ nghèo theo cách tiếp cận nghèo đa chiều so sánh với cách tiếp cận đơn chiều, nghiên cứu chọn 50% số hộ đang là nghèo đơn chiều và 50% số hộ là khác nghèo đơn chiều trên cùng một địa bàn. Tác giả chọn lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, với cỡ mẫu là 240 hộ gia đình, bao gồm hộ nghèo

theo đơn chiều 120, hộ khác nghèo 120. Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn 2 nhóm

hộ gia đình này theo bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn (Kèm theo ở phần phụ lục 1).

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đơn chiều ở các xã – thị trấn trên địa

bàn huyện năm 2015

STT Tên đơn vị Số hộ Số dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ dân tộc I Xã đảo 9.446 38.871 1.545 616 1.045 1 Long Vĩnh 3.314 13.934 855 182 659 2 Long Khánh 1.739 7.319 348 68 83 3 Đông Hải 2.908 11.388 156 191 91 4 TT Long Thành 1.485 6.230 186 175 212 II Xã 135 10.860 46.148 3.534 1.552 7.054 1 Ngũ Lạc 4.118 18.758 1.255 427 2.595 2 Đôn Châu 3.294 12.688 1.251 583 2.491 3 Đôn Xuân 3.448 14.702 1.028 542 1.968 Tổng cộng 20.306 85.019 5.079 2.168 8.099

(Nguồn: Văn phòng HĐND & UBND huyện, 2015)

Bảng 3.3: Cỡ mẫu điều tra theo tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện S S T T Tên đơn vị Số hộ Số dân Hộ dân tộc Hộ nghèo Số hộ nghèo khảo sát Số hộ khác nghèo khảo sát Tổng số hộ khảo sát 1 Ngũ Lạc 4.118 18.758 2.595 1.255 40 40 80

2 Đôn Châu 3.294 12.688 2.491 1.251 40 40 80 3 Đôn Xuân 3.448 14.702 1.968 1.028 40 40 80 Tổng cộng 10.860 46.148 7.054 3.534 120 120 240

(Nguồn: Văn phòng HĐND & UBND huyện và Tác giả tổng hợp, 2016)

3.8. Xây dựng mẫu phiếu điều tra

Dựa vào khung phân tích của đề tài đã đưa ra trong Hình 2.4 tại Chương 2, tác giả xây dựng mẫu phiếu điều tra thực địa với kết cấu 25 câu hỏi, phục vụ cho việc thu thập thông tin liên quan đến 10 nhân tố cấu thành 3 khía cạnh chính (y tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống). Cụ thể bao gồm: Phần câu hỏi liên quan đến đặc điểm của chủ hộ bao gồm 7 câu hỏi chính, Phần câu hỏi liên quan đến các chiều nghèo được thiết kế bao gồm 10 câu hỏi chính và phần câu hỏi mở liên quan đến các đề xuất chính sách để giảm các chiều nghèo được tác giả thiết kế bao gồm 8 câu hỏi. Kết cấu nội dung của mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục 1.

3.9. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở mục tiêu của khảo sát, xác định thông tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện điều tra cũng như q trình xử lý, phân tích số liệu. Phương pháp liên quan đến thu thập thông tin nhằm tiến hành mô tả mẫu điều tra, những đặc điểm của hộ điều tra, và giải thích các số liệu để qua đó có thể bước đầu tiếp cận thực trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

Qua kết quả điều tra, qua việc xử lý số liệu, tác giả sẽ phân tích tỷ lệ từng chỉ số thu thập về các nội dung: giáo dục, y tế và mức sống của các hộ gia đình.

Để tính tốn chỉ số nghèo đa chiều tác giả sử dụng thống kê mô tả.

Để xác định các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều tác giả sử dụng kiểm định chi bình phương và kiểm định T đối với mẫu độc lập tương ứng từng loại biến nhất định.

Bảng 3.4: Loại kiểm định thông kê sử dụng

Biến Loại biến Kiểm định

NGHE Định tính Chi bình phương GIOITINH Định tính Chi bình phương DANTOC Định tính Chi bình phương VAYNH Định tính Chi bình phương

Biến chia 2 nhóm HONDAC Định tính

HOCVAN Định lượng T mẫu độc lập NKHAU Định lượng T mẫu độc lập PHUTHUOC Định lượng T mẫu độc lập DTDATSX Định lượng T mẫu độc lập

Biến chia 2 nhóm HONDAC Định tính

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Kiểm định quan hệ giữa biến hộ nghèo đa chiều với các biến tương quan. Đối với các biến định tính như: Giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của chủ hộ, vay từ các định chế chính thức của hộ tác giả sẽ dùng kiểm định Chi - bình phương để kiểm định mức ý nghĩa của các biến này; Đối với các biến định lượng như: trình độ học vấn của chủ hộ, Số nhân khẩu của hộ, số người phụ thuộc, diện tích đất sản xuất của hộ, tác giả sẽ dùng kiểm định T đối với mẫu độc lập.

Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xác định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và xác định các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, kết quả khảo sát, kiểm định các giả thuyết.

4.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh trên địa bàn huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh

4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Duyên Hải được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)