Xây dựng mẫu phiếu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 47)

Dựa vào khung phân tích của đề tài đã đưa ra trong Hình 2.4 tại Chương 2, tác giả xây dựng mẫu phiếu điều tra thực địa với kết cấu 25 câu hỏi, phục vụ cho việc thu thập thông tin liên quan đến 10 nhân tố cấu thành 3 khía cạnh chính (y tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống). Cụ thể bao gồm: Phần câu hỏi liên quan đến đặc điểm của chủ hộ bao gồm 7 câu hỏi chính, Phần câu hỏi liên quan đến các chiều nghèo được thiết kế bao gồm 10 câu hỏi chính và phần câu hỏi mở liên quan đến các đề xuất chính sách để giảm các chiều nghèo được tác giả thiết kế bao gồm 8 câu hỏi. Kết cấu nội dung của mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục 1.

3.9. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở mục tiêu của khảo sát, xác định thông tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện điều tra cũng như q trình xử lý, phân tích số liệu. Phương pháp liên quan đến thu thập thông tin nhằm tiến hành mô tả mẫu điều tra, những đặc điểm của hộ điều tra, và giải thích các số liệu để qua đó có thể bước đầu tiếp cận thực trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

Qua kết quả điều tra, qua việc xử lý số liệu, tác giả sẽ phân tích tỷ lệ từng chỉ số thu thập về các nội dung: giáo dục, y tế và mức sống của các hộ gia đình.

Để tính tốn chỉ số nghèo đa chiều tác giả sử dụng thống kê mô tả.

Để xác định các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều tác giả sử dụng kiểm định chi bình phương và kiểm định T đối với mẫu độc lập tương ứng từng loại biến nhất định.

Bảng 3.4: Loại kiểm định thông kê sử dụng

Biến Loại biến Kiểm định

NGHE Định tính Chi bình phương GIOITINH Định tính Chi bình phương DANTOC Định tính Chi bình phương VAYNH Định tính Chi bình phương

Biến chia 2 nhóm HONDAC Định tính

HOCVAN Định lượng T mẫu độc lập NKHAU Định lượng T mẫu độc lập PHUTHUOC Định lượng T mẫu độc lập DTDATSX Định lượng T mẫu độc lập

Biến chia 2 nhóm HONDAC Định tính

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Kiểm định quan hệ giữa biến hộ nghèo đa chiều với các biến tương quan. Đối với các biến định tính như: Giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của chủ hộ, vay từ các định chế chính thức của hộ tác giả sẽ dùng kiểm định Chi - bình phương để kiểm định mức ý nghĩa của các biến này; Đối với các biến định lượng như: trình độ học vấn của chủ hộ, Số nhân khẩu của hộ, số người phụ thuộc, diện tích đất sản xuất của hộ, tác giả sẽ dùng kiểm định T đối với mẫu độc lập.

Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xác định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và xác định các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, kết quả khảo sát, kiểm định các giả thuyết.

4.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh trên địa bàn huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh

4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Duyên Hải được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Duyên Hải theo Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Duyên Hải có tổng diện tích tự nhiên 30.047,21 ha, có vị trí địa lý được khái qt mơ tả như sau:

- Phía Đơng: Giáp thị xã Dun Hải.

- Phía Tây: Giáp với huyện Trà Cú và tỉnh Sóc Trăng. - Phía Nam: Giáp với Biển Đơng.

- Phía Bắc: Giáp với huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú.

Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh, tại bờ Đông cửa Định An của sơng Hậu, tồn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: thị trấn Long Thành, xã Ngũ Lạc, xã Long Vĩnh, xã Long Khánh, xã Đông Hải, xã Đôn Xuân, xã Đôn Châu. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Long Thành, cơ quan hành chính huyện tại xã Ngũ Lạc.

4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

*Tình hình phát triển kinh tế

Cùng với sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã tạo nên những điều kiện thuận lợi và cơ hội mới cho huyện, thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển. Trong thời gian qua, có nhiều cơng trình trọng điểm của Trung ương, của tỉnh được triển khai thi cơng, một số cơng trình được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

Tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm 2011-2015 đạt 16,02%. Thủy sản tăng 5,65% năm; nông nghiệp tăng 5,63%/năm; lâm nghiệp tăng 2,98% năm, công nghiệp tăng 12,35%; xây dựng tăng 27,29%; dịch vụ tăng 26,38% năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người 35 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực II từ 28,5% tăng lên 38,5%; khu vực III từ 18,4% tăng lên 28,4%; khu vực I từ 52,9% giảm xuống cịn 33,1%.

*Sản xuất nơng nghiệp:

+ Thủy, hải sản: nuôi thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, hàng năm có trên 20.000 lượt hộ nuôi thủy sản với diện tích mặt nước ni 25.000 ha. Xu hướng phát triển thủy sản là mở rộng nuôi thâm canh, chuyển đổi mơ hình sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất, thực hiện đa dạng hóa con ni, …. Khai thác thủy hải sản phát triển, các chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích ngư dân đầu tư phát triển khai thác đánh bắt được triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư nâng cấp ngư cụ, thiết bị đảm bảo điều kiện đánh bắt xa bờ.

+ Trồng trọt: luôn được quan tâm đầu tư, chú trọng công tác cải tạo đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng các mơ hình sản xuất tiên tiến. Tận dụng diện tích đất sản xuất, tăng cường chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và ngày càng thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Chăn ni: nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được nhân dân quan tâm phát triển, đầu tư lai tạo giống mới, giống có năng suất và giá trị kinh tế. Cơng tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện góp phần hạn chế dịch bệnh.

+ Lâm nghiệp: thực hiện có hiệu quả dự án trồng rừng phịng hộ ven biển và phát triển diện tích rừng trên vùng đất ngập nước ven biển, kết hợp với các giải pháp bảo vệ diện tích rừng như: khoanh ni trồng mới, trồng cây phân tán,

giao khoán cho hộ dân quản lý chăm sóc bảo vệ rừng đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 15,2%.

+ Diêm nghiệp: hoạt động làm nghề muối của các hộ dân trên địa bàn xã Đông Hải được củng cố và phát triển, sản lượng thu hoạch khoảng 10.000 tấn/năm.

*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Giá trị công nghiệp năm 2015 ước đạt 657 tỷ đồng, trong nhiệm kỳ 2011- 2015 phát triển mới 331 cơ sở. Các lĩnh vực phát triển mạnh như cơ khí, hàn tiện, nhơm, … lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phục vụ các cơng trình trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng trong nhân dân. Các cơng ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất và làng nghề trên địa bàn huyện được duy trì ổn định, sản xuất kinh doanh hiệu quả.

*Thương mại, dịch vụ và du lịch

Thương mại du lịch tăng bình quân 26,38%/năm, năm 2015 ướt đạt 1.080 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so năm 2010. Phát triển mới 1.441 cơ sở, nâng tổng số tồn huyện có 5.223 cơ sở (thương mại 3.693 cơ sở, dịch vụ 1.530 cơ sở). Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 2.748 tỷ đồng, hệ thống chợ được đầu tư nâng cấp, mở rộng đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch, kết hợp với các tổ chức khai thác, thu hút phát triển du lịch sinh thái, hàng năm duy trì lượng khách đến tham quan trên 150.000 lượt.

Duyên Hải là huyện ven biển của tỉnh Trà Vinh, kinh tế chủ lực là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp với nhiều ngành đa dạng, thích nghi nhiều loại hình khai thác khác nhau như thâm canh trên nền đất trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ, khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, làm muối. Tuy nhiên, hàng năm huyện Duyên Hải chịu tác động của nước biển dâng, gió theo mùa đã làm cho một phần diện tích đất nơng nghiệp bị nhiễm mặn, đồng thời ảnh hưởng của thời tiết bất thường đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, một số người dân sống trong cảnh nghèo khó.

Tỷ lệ hộ nghèo đơn chiều chiếm 25,01% dân số và số hộ cận nghèo là 2.168 hộ cận nghèo chiếm 10,7% dân số.

Hình 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2013 đến năm 2015 của huyện Dun Hải

(Nguồn: Phịng Lao động - Thương bình và Xã hội huyện Duyên Hải, 2015)

Tuy nhiên, đến ngày 5/5/2015, thực hiện theo Nghị quyết số 934/NQ – UBTVQH13 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải để thành lập Thị xã Duyên Hải và 02 phường thuộc Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”, đã điều chỉnh 2 xã: Đôn Châu, Đôn Xuân thuộc huyện Trà Cú về Duyên Hải

quản lý và thành lập thị xã Duyên Hải thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải đã có sự thay đổi và tăng lên. Từ 1.805 hộ nghèo vào đầu năm 2015 đã tăng lên 5.079 hộ, với 20.654 nhân khẩu vào đầu năm 2016, chiếm 25,01% dân số và số hộ cận nghèo mới là 2.168 hộ, chiếm 10,7% dân số.

4.2. Kết quả điều tra và thảo luận về thực trạng nghèo đa chiều, các yếu tố tƣơng quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải tƣơng quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải

4.2.1. Kết quả về nghèo đa chiều

Phiếu điều tra được thiết kế nhằm điều tra thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải, cụ thể là nhằm khảo sát các chỉ số nghèo đa chiều để từ đó xác định các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều của hộ trên địa bàn huyện. Trong 240 mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện ở 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn huyện Dun Hải thì có 80 mẫu được lấy ở xã Ngũ Lạc, 80 mẫu được lấy ở xã Đôn Châu và 80 mẫu được lấy ở xã Đôn Xuân theo tỷ lệ mỗi xã gồm 40 hộ nghèo và 40 hộ khác nghèo. 13,28 10,28 7,25 0 5 10 15 20 2013 2014 2015 Năm Tỷ lệ hộ nghèo (%) %

Như vậy tổng số lượng hộ nghèo trong mẫu quan sát là 120 hộ chiếm 50% và 120 hộ là khác nghèo chiếm tỷ lệ là 50%.

Bảng 4.1: Số lượng mẫu điều tra

Tần số %

Hộ khác nghèo 120 50

Hộ nghèo 120 50

Tổng 240 100

(Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra thực tế của tác giả)

Quá trình điều tra được thực hiện qua 3 bước:

Bước 1: Tiến hành điều tra phỏng vấn thử 06 hộ nghèo và khác nghèo nhằm để đánh giá lại bảng hỏi và rút kinh nghiệm trong điều tra.

Bước 2: Điều chỉnh nội dung bảng hỏi cho hợp lý, có hiệu quả trước khi đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu.

Bước 3: Sau khi có bảng hỏi chính thức sẽ tiến hành điều tra rộng rãi theo nguyên tắc thuận tiện theo 240 quan sát trên địa bàn 3 xã Ngũ Lạc, Đôn Châu và Đôn Xuân.

Tổng hợp số liệu điều tra

Số lượng phiếu điều tra phát ra: 240 phiếu Số lượng phiếu điều tra thu về: 240 phiếu

Các hộ gia đình đều cung cấp đầy đủ thông tin cần điều tra, các phiếu điều tra thu về đều đạt yêu cầu, khơng có phiếu bỏ trống.

Làm sạch và x l số liệu:

Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tiến hành làm sạch và sau đó tiến hành nhập thô vào máy, việc làm sạch dữ liệu đảm bảo cho phân tích số liệu có thơng tin chính xác, độ tin cậy cao.

4.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải

Bảng 4.2: Thống kê kết quả điều tra nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải

ĐƠN CHIỀU ĐA CHIỀU

Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%)

HỘ NGHÈO 120 50 185 77,1

HỘ KHÁC NGHÈO 120 50 55 22,9

Tổng số 240 100 240 100

(Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra thực tế ở huyện Duyên Hải trong tháng 11, 12/2016)

Theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo là 77,1% trong khi theo cách tiếp cận đơn chiều tỷ lệ hộ nghèo là 50%. Số hộ nghèo tăng lên 27,1%. Như vậy, cách tiếp cận nghèo đa chiều cho thấy tình trạng nghèo trầm trọng hơn ở địa phương. Hầu hết hộ nghèo đơn chiều trở thành nghèo đa chiều và số tăng lên thêm từ hộ khác nghèo đơn chiều.

Bảng 4.3: Tình hình nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải

Số người nghèo đa chiều (Người)

Tổng điểm thiếu hụt Số nhân khẩu của hộ (người)

802 385,28 1033

(Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra thực tế ở huyện Duyên Hải trong tháng 11, 12/2016)

A(Độ sâu của nghèo) = TONGDTH/Q*100 = 385/802*100= 0.480 = 48% MPI (chỉ số nghèo đa chiều) = H*A = 77,1% * 48% = 0.373 = 37,3%

Với cách tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều, nghiên cứu cũng chỉ ra độ sâu của nghèo trên địa bàn huyện là 48%, tức là một người nghèo bị thiếu hụt trung bình 48% các chỉ tiêu và với việc đo lường các chiều nghèo cho thấy người nghèo bị thiếu hụt đến 37% về giáo dục, y tế và mức sống.

4.2.3. Các yếu tố tƣơng quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải

4.2.3.1 Biến Nghề nghiệp của chủ hộ:

Bảng 4.4: Kết quả phân tích biến nghề nghiệp của chủ hộ

HO NGHEO DA CHIEU Tổng HO KHAC NGHEO DA CHIEU HO NGHEO DA CHIEU (X4) NGHE NGHIEP CUA CHU HO CONG CHUC NHA NUOC Đếm 4 1 5 % trong HO NGHEO DA CHIEU 7,3% 0,5% 2,1%

BUON BAN KINH DOANH

Đếm 11 10 21

% trong HO NGHEO DA CHIEU

NONG NGHIEP Đếm 17 52 69 % trong HO NGHEO DA CHIEU 30,9% 28,1% 28,8% LAM THUE Đếm 15 94 109 % trong HO NGHEO DA CHIEU 27,3% 50,8% 45,4% KHAC Đếm 8 28 36 % trong HO NGHEO DA CHIEU 14,5% 15,1% 15,0% Tổng Đếm 55 185 240 % trong HO NGHEO DA CHIEU 100,0% 100,0% 100,0%

(Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra thực tế ở huyện Duyên Hải trong năm 2016)

Bảng 4.5: Kiểm định Chi bình phương của biến nghề nghiệp của chủ hộ Chi-Square Tests (Kiểm định Chi-Square) Chi-Square Tests (Kiểm định Chi-Square)

Value (giá trị) df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 24,841a 4 0,000

Likelihood Ratio 21,780 4 0,000 Linear-by-Linear Association 14,094 1 0,000 N of Valid Cases 240

(Nguồn: Thống kê từ phiếu điều tra thực tế của tác giả trong tháng 11, 12/2016)

Kết quả cho thấy sự khác biệt của nghề nghiệp chủ hộ và nghèo đa chiều tương quan có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 99%.

Ta đi sâu phân tích từng thành tố của biến nghề nghiệp, cụ thể như sau: -Trong 5 hộ làm công chức nhà nước thì có 4 hộ là khác nghèo đa chiều, chiếm 7,3% trong tổng số hộ khác nghèo đa chiều và có 1 hộ thuộc diện nghèo đa chiều chiếm 0,5% trong tổng số hộ nghèo đa chiều. Điều này cho thấy đối với hộ là cơng chức nhà nước thì ít có khả năng rơi vào hộ nghèo đa chiều.

-Trong 21 hộ làm nghề bn bán kinh doanh thì có 11 hộ là khác nghèo đa chiều, chiếm 20% trong tổng số hộ khác nghèo đa chiều và có 10 hộ thuộc diện

nghèo đa chiều chiếm 5,4% trong tổng số hộ nghèo đa chiều. Điều này cho thấy đối với hộ làm nghề bn bán kinh doanh thì ít có khả năng rơi vào hộ nghèo đa chiều.

-Trong 69 hộ làm nghề nơng nghiệp thì chỉ có 17 hộ là khác nghèo đa chiều,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)