Có giải pháp nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 89)

Qua kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ có tương quan đến nghèo đa chiều, khi trình độ học vấn của chủ hộ thấp thì khả năng rất dễ rơi vào hộ nghèo đa chiều và ngược lại khi trình độ học vấn cao thì hộ ít có khả năng rơi hộ nghèo đa chiều. Vì vậy các chính sách giảm nghèo cần phải tính đến việc nâng cao

trình độ học vấn, đây là một giải pháp vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài trong chiến lược xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, phần đơng chủ hộ có trình độ học vấn thấp là vì do phải đi làm việc kiếm tiền, do quá tuổi đi học, do phải làm việc nhà, do khơng trả được chi phí đi học,… Vì thế các chính sách của chính quyền địa phương phải được bắt đầu và tháo gỡ từ những nguyên nhân này. Các cấp chính quyền Duyên Hải cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, tạo điều kiện để mọi người đều có được điều kiện để tham gia học tập, nâng cao trình độ học vấn, giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn đối với các kiến thức và kỹ năng phát triển kinh tế, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

5.2.5. Số ngƣời phụ thuộc của hộ

Qua kết quả phân tích cho thấy, số người phụ thuộc có tương quan đến tình trạng nghèo đa chiều hay không nghèo đa chiều của hộ; khi số người phụ thuộc của hộ càng cao thì khả năng rất dễ rơi vào hộ nghèo đa chiều hơn và ngược lại khi số người phụ thuộc thấp thì hộ ít có khả năng sẽ rơi vào hộ nghèo đa chiều. Chính vì thế trong chiến lược giảm nghèo cần phải tính đến chính sách dân số, giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp ở địa phương; hạn chế tình trạng sinh con q chính sách dân số, tăng số người phụ thuộc, gia tăng tình trạng nghèo của các hộ trên địa bàn.

Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, làm tốt cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sinh đẻ có kế hoạch, giảm tình trạng sinh con thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng dân số. Đồng thời, có giải pháp thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư vào địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương cần có chính sách phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các loại hình sản phẩm chủ lực của địa phương; mở rộng các loại hình dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội, giải quyết được tình trạng việc làm cho lao động địa phương, giúp họ vươn lên thoát nghèo.

5.2.6. Nâng cao chất lƣợng giáo dục

Trình độ học vấn cao giúp người dân dễ có điều kiện kiếm việc làm hơn và tạo thu nhập khá, nó là một trong những yếu tố tương quan đến nghèo trên địa bàn huyện Dun Hải. Chính vì thế, địa phương cần có các chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân; hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng, nhất là có chính sách hỗ trợ, vận động trẻ em đi học đúng độ tuổi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá của người nghèo, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Để làm được điều đó, cần thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ dụng cụ (đồ dùng) học tập cho trẻ, hỗ trợ học phí hoặc miễn giảm một phần học phí, hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non, bậc tiểu học; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo; thực hiện chính sách ưu đãi; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học". Đồng thời, cần quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho trẻ em nghèo đến trường đúng độ tuổi, vận động đăng ký không cho trẻ bỏ học giữa chừng; cần thành lập các đoàn ở cơ sở để thường xuyên đi vận động đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và hằng năm cần nắm danh sách trẻ, khi đến độ tuổi đi học thông báo cho gia đình đưa trẻ đến trường. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi trong trường học để khuyến khích trẻ em đến trường và rà soát nhu cầu, phân bổ thêm nguồn kinh phí để xây dựng thêm các điểm trường gần nhà dân, tạo điều kiện cho con em đi học dễ dàng, có chính sách hỗ trợ để trẻ em nghèo khuyết tật được đi học tại các trường dành cho người khuyết tật.

5.2.7. Nâng cao chất lƣợng y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Để giảm nghèo đa chiều, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Duyên Hải cần có giải pháp nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cần có chính sách hỗ trợ để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

Theo kết quả lấy ý kiến đề xuất của các hộ được điều tra thì để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thì cần có chính sách hỗ trợ sữa miễn phí cho trẻ em; hỗ trợ tập huấn kiến thức, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em cho các gia đình; cần có sự hỗ trợ về y tế và bổ sung vi chất dinh dưỡng thường xuyên, khám định kỳ (theo dõi thường xuyên) theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ và để phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng để sớm điều trị; tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận thức ăn, nước uống đầy đủ dinh dưỡng như: các bữa ăn dinh dưỡng và cung cấp bột dinh dưỡng cho trẻ; hỗ trợ hướng dẫn cách chọn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ; hỗ trợ tiền cho hộ nghèo có trẻ em suy dinh dưỡng để mua thức ăn, đồ uống cho trẻ; cần có cộng tác viên y tế giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc bà mẹ khi mang thai và trẻ nhỏ theo định kỳ; cần thường xuyên tuyên truyền qua loa truyền thanh của xã về cách nuôi, chăm sóc trẻ, tuyên truyền, giáo dục cho người dân ý thức chăm sóc trẻ em; hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và thành lập tổ các bà mẹ nuôi con nhỏ, thường xuyên họp tổ để nhà nước tuyên truyền cách ni con nhỏ và thơng qua đó cấp phát tờ rơi về cách phịng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ cho các bà mẹ.

Theo kết quả lấy ý kiến đề xuất của các hộ được điều tra thì để giảm tỷ lệ trẻ em tử vong, chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ chăm sóc và tiêm ngừa vacxin phịng bệnh đầy đủ cho trẻ; có chính sách chăm sóc sức khỏe, bảo vệ trẻ em không bị bạo hành, bạo lực gia đình. Cần thường xuyên thăm khám thai phụ, chăm sóc thai phụ, tiêm ngừa đầy đủ, hướng dẫn thai phụ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn xảy ra ở trẻ và cách xử lý khi xảy ra tai nạn ở trẻ. Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, các buổi tuyên truyền về cách chăm sóc trẻ, những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ để hộ gia đình biết và tránh, cũng như kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, cách phịng bệnh, theo dõi và xử lý một số bệnh thông thường ở trẻ. Cần có chính sách chăm lo, quan tâm chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em vùng nông thôn; cần thiết nên có cộng tác viên y tế thực hiện cơng tác hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện cho trẻ em nghèo mắc bệnh được điều trị bệnh, hỗ trợ xây

dựng trường tập trung cho trẻ, hỗ trợ áo phao cho trẻ em vùng sông nước và dạy bơi cho trẻ em vùng sông nước để tránh chết đuối.

5.2.6. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống

Để giảm nghèo nhất thiết phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, chính quyền các cấp Dun Hải cần tập trung nhiều chính sách để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cụ thể các chính sách đề xuất được tổng hợp theo kết quả điều tra lấy ý kiến của 240 hộ gia đình (120 hộ nghèo đơn chiều, 120 hộ khác nghèo đơn chiều) như sau:

5.2.6.1. Đề xuất các chính sách liên quan đến điện

Từ kết quả điều tra cho thấy, trong 240 hộ được điều tra thì có 6 hộ khơng có nguồn điện sử dụng, 234 hộ có nguồn điện sử dụng. Trong 234 hộ có nguồn điện sử dụng thì vẫn cịn có 50 hộ có nguồn điện sử dụng là do được nhà nước hỗ trợ, có đến 36 hộ có được nguồn điện sử dụng là do câu đuôi nhờ hộ khác, vừa khơng an tồn lại vừa phải trả chi phí cao cho việc sử dụng điện, chiếm 15,38% trong tổng số hộ có nguồn điện sử dụng. Điều này cho thấy cịn nhiều hộ dân khơng thể bỏ tiền ra để có nguồn điện sử dụng mà phải cần đến chính sách hỗ trợ của nhà nước hoặc phải câu đi nhờ hộ gia đình khác, khơng an tồn trong sử dụng nguồn điện.

Chính vì thế nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ điện cho người dân và qua kết quả điều tra, phần đông các hộ đều đề xuất nhà nước cần rà sốt, kéo điện miễn phí cho hộ chưa có điện (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ câu đuôi nhờ hộ khác), cần hỗ trợ chi phí kéo điện cho hộ gia đình, hỗ trợ dây điện, cột điện cho hộ gia đình; cần tiếp tục có chính sách hạ thế điện đến tận vùng sâu, vùng xa để mọi người dân đều được sử dụng điện cho hộ gia đình và giảm giá điện thấp sáng hoặc hỗ trợ tiền điện hàng tháng cho hộ sử dụng. Một số ý kiến khác còn đề xuất Nhà nước cần cho vay tiền để kéo điện sử dụng, cần tăng mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo từ 30.000đ/tháng lên 50.000đ/tháng.

5.2.6.2. Đề xuất các chính sách liên quan đến nhà vệ sinh

Qua kết quả điều tra thì phần đơng hộ rơi vào hộ nghèo đa chiều khơng có nhà vệ sinh riêng. Điều này cho thấy, vấn đề nhà vệ sinh ở nông thôn đang là vấn đề

được đông đảo người dân quan tâm, với mong muốn được nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hơn nữa trong việc đảm bảo cho người dân có vệ sinh sử dụng, nâng cao dần chất lượng cuộc sống trong nhân dân.

Để có nhà vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt, đa phần các hộ được điều tra đã đề xuất nhà nước cần có chính sách cho vay tiền làm nhà vệ sinh (không lãi suất hoặc lãi suất thấp), cần hỗ trợ chi phí làm nhà vệ sinh, cũng như hỗ trợ bồn cầu và vật dụng khác để làm nhà vệ sinh.

5.2.6.3. Đề xuất các chính sách liên quan đến nƣớc sạch

Qua kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy, phần đông các hộ gia đình có quan tâm đến việc có được nguồn nước sạch sinh hoạt và mong muốn nhà nước có nhiều chính sách đầu tư để người dân có tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Để có nguồn nước sạch trong sinh hoạt cho nhân dân nhà nước cần đưa nước sạch đến tận nông thôn cho từng hộ dân sử dụng (xây dựng thêm nhiều trạm nước ở nông thôn cho nhân dân sử dụng); nhà nước cần hỗ trợ kéo ống dẫn nước đến tận nhà và có chính sách kéo nước sạch miễn phí cho mọi người dân sử dụng hoặc có chính sách hỗ trợ vay vốn kéo nước sạch hoặc cung cấp nước sạch miễn phí cho hộ nghèo, cận nghèo, giảm chi phí sử dụng nước cho các hộ dân sử dụng; đảm bảo cho mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch trong sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ dân.

5.2.6.4. Đề xuất các chính sách liên quan đến nhà ở

Từ kết quả phân tích cho thấy, cịn nhiều hộ gia đình chưa có nhà ở cố định, trong 240 hộ được điều tra thì có đến 111 hộ đang ở nhà tre lá, 39 hộ tuy có nhà ở cố định nhưng do nhà nước hỗ trợ và các hộ này đều rơi vào hộ nghèo đa chiều. Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho địa phương trong việc thực hiện mục tiêu xóa nhà tre lá và giảm nghèo.

Như vậy để giảm nghèo, trước hết chính quyền địa phương cần có các giải pháp để giảm nhà tre lá, tạm bợ này. Phần đông các hộ đều đề xuất nhà nước cần cho vay tiền xây nhà lãi suất thấp hoặc khơng tính lãi để hộ dân có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố hoặc cần có kế hoạch khảo sát lại hiện trạng nhà ở của nhân

dân, có chính sách hỗ trợ nhà ở cho những hộ khó khăn về nhà ở hoặc hỗ trợ tiền xây nhà; bổ sung thêm chính sách nhà ở cho hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở; đảm bảo cho mọi người dân đều có điều kiện cất được mái nhà ở ổn định, góp phần giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

5.2.6.5. Đề xuất các chính sách liên quan đến việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống

Khi được điều tra thì 240/240 hộ đều có ý kiến đề xuất chính sách liên quan đến việc tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này chứng tỏ rằng việc làm sao để tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống đang được các hộ gia đình đặc biệt quan tâm; với mong muốn được nhà nước hỗ trợ nhiều hơn để giảm được nghèo và nâng dần mức sống.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, phần đông các hộ đề xuất nhà nước cần hỗ trợ cho vay vốn mở rộng sản xuất (Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản); hỗ trợ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm tại địa phương cho lao động nhàn rỗi. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ thêm đất sản xuất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương. Bên cạnh đó, nhà nước cần tư vấn, giới thiệu các loại cây, con giống tốt phù hợp với địa phương để đạt hiệu quả, năng suất cao; cần giảm giá thành vật tư và hỗ trợ phương tiện sản xuất; cần thành lập tổ hợp tác sản xuất để có điều kiện vay vốn sản xuất và bán sản phẩm được giá cao hoặc có giải pháp tìm đầu ra cho mặc hàng nông, thủy sản do nhân dân làm ra, giảm giá thành sản phẩm vật tư đầu vào và tổ chức tham quan các mơ hình làm ăn có hiệu quả để nhân rộng các mơ hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nhân dân.

5.3. Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là cung cấp thêm kênh thơng tin để chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Duyên Hải tham khảo trong việc hoạch định chính sách, đề ra chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế và tính đặc trưng riêng có của địa phương mình, góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn và hạn chế về mặt thời gian nên dẫn đến hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài đã áp dụng chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, chỉ phân ra 2 tiêu chí để lựa chọn là nghèo đơn chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)