2.3. Hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ
2.3.5. Marketing trực tiếp trên radio/ truyền thanh
Với công cụ phát thanh, marketing trực tiếp qua truyền thanh cũng có nguyên lý thực hiện tương tự như marketing trên truyền hình nhưng khơng có khả năng truyền tải hình ảnh, màu sắc nên cách thức ứng dụng hình thức này có điểm khác biệt. Vào những năm 1970 và 1980, những người làm truyền thông marketing thấy rằng quảng cáo phản hồi trực tiếp trên truyền hình là một cơng cụ hữu hiệu trong hoạt động truyền thơng trực tiếp tới khách hàng. Bởi vì, quảng cáo phản hồi trực tiếp trên truyền hình có thể đo lường được thơng qua doanh số bán hàng trực tiếp, có thể hiệu chỉnh chương trình cho hiệu quả thơng qua tỷ lệ theo dõi chương trình phát sóng. Năm 1996 được coi là năm thành công của marketing trực tiếp trong ngành cơng nghiệp phát sóng tại Hoa Kỳ với 77 % dân số đã xem các chương trình phản hồi trực tiếp trên tivi (McDonald, 1998). Bên cạnh quảng cáo phản hồi trực tiếp trên truyền hình, nhiều doanh nghiệp địa phương cũng sử dụng đài phát thanh (radio) để tiếp cận trực tiếp khách hàng mục tiêu.
Ngày nay, vai trò của radio trong cuộc sống của người dân khơng cịn cao. Với cuộc sống bận rộn, khơng cịn mấy người ngồi im trước radio nghe sóng phát thanh như trước đây. Họ nghe radio trong lúc làm việc và lái xe (hay đi xe bus). Những thông điệp được nghe do đó cũng nhanh chóng bị lãng quên. Tuy vậy, đây vẫn được coi là công cụ hữu ích trong chương trình marketing trực tiếp nói riêng và chiến lược marketing nói chung. Đối tượng khách hàng mục tiêu của marketing trực
tiếp qua sóng truyền thanh là khách hàng có ơ tơ hoặc thường xun đi trên ô tô (đi xe bus) hoặc thường xuyên nghe đài. Ưu điểm của phương tiện này là tính chọn lọc tương đối cao (thông qua đối tượng thính giả riêng của mỗi chương trình phát sóng), chi phí thấp với tốc độ truyền tải thơng tin nhanh.