Chỉ số Trung bình cả nước Hà Nội
Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin 33,8 84,2 Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng 42,4 79,4 Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp 27,5 78,6 Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp 63,2 76,2
Chỉ số thương mại điện tử tổng hợp 37,5 79,8
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2019)
Phát triển thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố nhằm đưa mua sắm trực tuyến và thanh tốn trực tuyến trở thành hình thức phổ biến của người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại (Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2019).
4.1.2. Doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Số lượng các doanh nghiệp bán lẻ đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, số lượng doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội là 4073 doanh nghiệp. Đến năm 2018, số doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố là 4646 doanh nghiệp. Biểu đồ dưới đây về số doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội các năm giai đoạn 2015 – 2018 cho thấy, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Với những lợi thế so sánh của Hà Nội về quy mô và tiềm năng phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, về chính trị - xã hội, ngành bán lẻ tại Thành phố luôn hấp dẫn các doanh nghiệp mới.
3 Biều đồ 4.3. Số doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội qua các
năm 2015 - 2018
(Nguồn: Tác giả phân tích số liệu từ Niên giám thống kê Hà Nội)
Xét về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Tính đến 31/12/2018, 71% doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố có quy mơ dưới 5 tỷ (quy mô siêu nhỏ). Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ với quy mô vốn từ 5 tỷ đến 50 tỷ đồng chiếm 26%. Tỷ lệ cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ theo quy mô vốn đươc thể hiện qua biểu đồ sau:
4 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ theo quy mô vốn năm 2018
(Nguồn: Tác giả phân tích số liệu từ Cục thống kê Hà Nội)
4073 4223 4580 4646 3600 3800 4000 4200 4400 4600 4800 2015 2016 2017 2018 71% 26% 2% 1% Dưới 5 tỷ Từ 5 đến dưới 50 tỷ
Số doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số trong cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (97%). Với mức vốn hạn chế, các doanh nghiệp bán lẻ khó có thể đầu tư những chiến lược marketing rầm rộ để lôi kéo khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này dẫn tới thực trạng nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đã và đang thực hiện hoạt động marketing trực tiếp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ ứng dụng những phương tiện truyền thông hiện đại (đặc biệt là mạng internet), chi phí đầu tư cho hoạt động marketing trực tiếp không cao nhưng đem lại nhiều ưu điểm hơn so với hoạt động marketing truyền thống.
4.1.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ lẻ
Quản lý nhà nước về hoạt động marketing của doanh nghiệp nói chung cịn mới mẻ và nhiều hạn chế. Những văn bản pháp quy hiện nay điều chỉnh hoạt động quảng cáo mới chỉ có: Luật quảng cáo 2012 - Luật số 16/2012/QH13, Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật quảng cáo, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật quảng cáo. Nhà nước cũng cho phép ra đời nhiều hiệp hội ngành nghề có liên quan như “Hội bảo vệ người tiêu dùng”, “Hiệp hội quảng cáo”, “Hiệp hội Marketing Việt Nam” … Đây là những cơ sở ban đầu điều chỉnh, quản lý nhà nước đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh kịp thời những bất cập phát sinh từ thực tế, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tái vi phạm trong hoạt động quảng cáo. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện tốt vai trò hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, và tiếp nhận quảng cáo. Từ đó thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Tuy vậy, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động marketing của doanh nghiệp bán lẻ còn chưa thống nhất, tồn tại nhiều vấn đề. Trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn tồn tại một số thiếu sót. Những văn bản quy phạm dưới dạng luật đang còn thiếu hoặc chưa hướng dẫn cụ thể đến mức chi tiết sẵn sàng cho việc thi hành. Chưa điều khoản nào điều chỉnh hoạt động marketing trong các văn bản đã thi hành. Thêm vào đó, việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo rất ít được chú trọng. Bởi vậy, các văn bản này chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chỉ đến khi doanh nghiệp hay người tiêu dùng phàn nàn về các chương trình quảng cáo thì các bên mới dẫn luật ra để đối chiếu. Hiện nay, tin nhắn rác và cuộc gọi rác đã được ngăn chặn đáng kể bởi Nghị định số 77/2012/NĐ - CP ngày 5/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ - CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác; và Nghị định số 91/2020/NĐ - CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, và cuộc gọi rác sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/ 2020. Những quy định mới buộc các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh hoạt động marketing trực tiếp qua tin nhắn, thư điện tử, hoặc cuộc gọi phù hợp hơn để tránh bị người tiêu dùng đưa vào danh sách chặn.
Quản lý nhà nước về hoạt động marketing được tiến hành bằng nhiều cơ quan khác nhau, thuộc các Bộ khác nhau, sự phối hợp hoạt động cũng chưa thật nhịp nhàng, ăn ý. Có 4 cơ quan tham gia điều hành về mặt Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo: Về sở hữu cơng nghiệp và sở hữu trí tuệ có Bộ Khoa học – Công nghệ, về giá cả hàng hóa dịch vụ có Bộ Tài chính, về quảng cáo và sở hữu bản quyền có Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; về một số hoạt động xúc tiến thương mại khác có Bộ Cơng thương. Sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các cơ quan Nhà nước cùng tham gia quản lý hoạt động quảng cáo không chỉ diễn ra ở cấp Bộ, Trung ương mà còn xảy ra giữa cấp bộ với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên thực tế đã xuất hiện trường hợp, một số địa phương tự động ban hành những văn bản trái với những quy định trong văn bản pháp quy được phê chuẩn bởi Chính phủ hay Quốc hội. Điều này cũng góp phần làm cho hoạt động quảng cáo ở nước ta vốn đã có nhiều biểu hiện tiêu cực và chưa mấy hiệu quả lại càng thêm lộn xộn và thậm chí gây bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Về phía hiệp hội nghề nghiệp, Nhà nước cho phép một số hiệp hội nghề nghiệp ra đời hỗ trợ cho sự phát triển quảng cáo ở Việt Nam, nhưng thực tế các hiệp hội này vẫn chưa phát huy tác dụng được nhiều. Tính tích cực, sự năng động, và cách thức tổ chức triển khai các chương trình hoạt động của những hiệp hội này còn hạn chế.
4.2. Các yếu tố chính thúc đẩy hoạt động marketing trực tiếp trên địa bàn Thành phố
4.2.1. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ Hà Nội
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của cả nước - ln là nơi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Tốc độ thâm nhập và mở rộng nhanh chóng của các doanh nghiệp bán lẻ lớn nước ngoài đã gây ra sức ép lớn cho các nhà bán lẻ nội địa. Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa với quy mô nhỏ, thiếu vốn, con người, và cơng nghệ để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngồi. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi đã dần nắm được thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Hà Nội để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Cho đến nay, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa như Saigon Co.op, Vincommerce, BRG Retail,...có thể gây dựng được thương hiệu và năng lực để cạnh tranh được trên thị trường bán lẻ Hà Nội. Khơng ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã phải rút lui khỏi thị trường Hà Nội.
Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn phải đối mặt giữa áp lực cạnh tranh giữa kênh bán lẻ truyền thống với kênh bán lẻ hiện đại, giữa bán hàng trực tiếp với bán hàng trực tuyến. Hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn mặc dù các kênh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại vẫn không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tập trung và các siêu thị và trung tâm thương mại thì các doanh nghiệp nội địa chủ yếu tập trung vào các cửa hàng
tiện ích và đại lý. Bên cạnh đó, xu hướng ứng dụng cơng nghệ trong đời sống buộc các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
4.2.2. Sự phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố
Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực thúc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Hoạt động khoa học và cơng nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ln được đẩy mạnh nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nói riêng, và cả nước nói chung. Mục tiêu hướng tới Hà Nội là trung tâm công nghệ cao của cả nước với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ hàng đầu trong nước và có uy tín trong khu vực. Trên cơ sở phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học và công nghệ trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Bên cạnh sự hỗ trợ về mặt chính sách thơng qua những văn bản chỉ đạo và triển khai chương trình hỗ trợ, kinh phí của Thành phố Hà Nội dành cho hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng tăng.
Cùng với việc khuyến khích và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, Thành phố Hà Nội luôn tận dụng tốt nguồn lực các trường đại học, viện nghiên cứu để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2018, Sở Khoa học Cơng nghệ Hà Nội đã thẩm định và cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học cho 41 doanh nghiệp trên địa bàn, tư vấn và hướng dẫn cho hơn 20 doanh nghiệp khác có tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học trong tương lai (Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, 2018). Đây là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, y tế, công nghệ tự động hố, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường, điện - điện tử. Sự phát triển khoa học công nghệ trong những ngành này là nền tảng cho nhiều ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh thành lập Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để phục vụ đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng
như nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia. Tiêu biểu là các doanh nghiệp như: Tập đồn Viễn thơng qn đội và một số công ty thuộc tập đoàn, Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam, các cơng ty thuộc tập đồn FPT,...
Thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm khoa học cơng nghệ có tính hiện đại và có khả năng sẵn sàng cung ứng cho thị trường còn hạn chế. Nhu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn thấp. Các doanh nghiệp thích mua cơng nghệ đã được ứng dụng thuần thục, được tiêu chuẩn hố cao về thơng số kỹ thuật, do năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp chưa cao. Trong số các loại sản phẩm khoa học cơng nghệ, máy móc và thiết bị cơng nghệ chiếm tỷ trọng chủ đạo trong số những loại hàng hố của thị trường khoa học cơng nghệ. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành tin học, phần mềm máy tính được mua bán và chuyển giao ngày càng tăng.
Đánh giá về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, chỉ số ICT (Information and Communication Technologies - Công nghệ thông tin và truyền thông) của Thành phố Hà Nội ln nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Chỉ số ICT cấp tỉnh được coi là thước đo đánh giá sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh.